mà doanh nghiệp bỏ ra cũng không phải là nhỏ, mà dường như tốc độ tăng của chi phí lại cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, chi phí bản hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm cũng tăng cao. Đặc biệt chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng tăng cao, nó cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong những năm sắp tới doanh nghiệp nên có biện pháp hạ chi phí để thu được lợi nhuận sao sao cho tương xứng với tiềm lực mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
II. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo khoản mụcchi phí chi phí
Nhìn vào bảng phân tích các chỉ tiêu ta thấy được có một số chỉ tiêu giảm, có một số chỉ tiêu tăng, nhưng nhìn vhung là sự tăng lên hay giảm đi là không đáng kể.
1. Lương:
Qua bảng phân tích ta thấy quỹ lương ở năm 2012 là 3.928.603.809 đồng chiếm 20,47% tổng chi, đến năm 2013 là 3.802.000.000 đồng, chiếm 17,61% tổng chi. Như vậy chỉ tiêu này giảm đi 126.603.809 đồng, tương ứng với tiết kiệm 2.405.194.018 đồng khiến chi tổng chi giảm đi 0,66% trong kì.
Có sự thay đổi như vậy là do trong kì vừa qua lượng người lao động của doanh nghiệp đã giảm đi, khiến cho tổng quỹ lương giảm xuống.
2. BHXH
BHXH doanh nghiệp phải nộp trong năm 2012 là 667.862.648đồng, chiếm 3,48% tổng chi, sang năm 2013 BHXH phải nộp là 646.340.000đồng, chiếm 2,99%. Như vậy trong hai kì, BHXH doanh nghiệp phải nộp đã giảm đi 21.522.648 đồng, tương ứng tiết kiệm 408.882.983 đồng cho doanh nghiệp.
Có sự thay đổi như vậy là do trong 2 năm, quỹ lương của doanh nghiệp đã giảm đi do lượng lao động giảm đi.
3. Nguyên liệu
Chi phí nguyên vật liệu là những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp. Năm 2012 chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp là 1.151.963.683 đồng, chiếm 6% tổng chi trong kì, đến năm 2013 là 320.546.125 đồng, chiếm 1,48%. Như vậy trong hai kì chi phí nguyên vật liệu đã giảm đi 831.417.558 đồng, tiết kiệm 1.499.556.494 đồng cho doanh nghiệp, làm cho tổng chi giảm đi 4,33% ở kì sau.
Có sự giảm đi như vậy là do trong kì vừa qua doanh nghiệp không phải nhập thêm nhiều nguyên liệu vì còn nguyên liệutừ kì trước chuyển sang
Chi phí tài chính của doanh nghiệp trong năm 2012 là 5.022.451.019 đồng, đén năm 2013 là 6.055.080.628 đồng, là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi ở cả hai kì. Như vậy ở kì sau chi phí tài chính đã tăng lên 1.032.629.609 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 20,56% về số tương đối, tuy nhiên sự tăng lên vẫn khiến cho doanh nghiệp tiết kiệm được 1.880.391.982 đồng, như vậy là rất hợp lí cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Có sự thay đổi như vậy là do trong khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp là khoản chi trả lãi vay ngắn hạn tại ngân hàng. Do trong năm doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh cần nhiều vốn trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp có hạn và đang bị khách hàng chiếm dụng nên doanh nghiệp đã vay vốn của ngân hàng. Hơn nữa trong năm qua do tình trạng lạm phát tăng cao ngân hàng thường xuyên tăng lãi suất cho vay, vì vậy nên chi phí lãi vay trong năm của doanh nghiệp cũng tăng theo.
5. Chi phí quản lí
Trong năm 2012, chi phí quản lí của doanh nghiệp là 4.612.451.364 đồng, chiếm 24,03% tổng chi trong năm, đến năm 2013 chi phí này là 6.006.475.791 đồng, chiếm 27,81% tổng chi của năm. Như vậy chi phí quản lí giữa hai kì đã tăng lên 1.394.024.427 đồng, tương ứng tăng thêm 30,22% ở kì sau, tuy nhiên sự tăng lên vẫn giúp cho doanh nghiẹp tiết kiệm được 1.281.197.364 đồng so với kì trước
Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí quản lý trong năm là do doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân viên, mua sắm trang thiết bị văn phòng hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh
III. Tình hình Tài sản công ty
1. Nhận xét chung:
Từ bảng số liệu ta thấy quy mô tài sản của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 là tăng lên. Cụ thể, năm 2012 tổng tài sản của doanh nghiệp là 47.537.519.117đ, đến năm 2013 là 50.941.828.261đ, tăng lên 3.404.319.144đ so với năm trước tương đương với tăng thêm 7,16%. Có được sự tăng lên như vậy là do hầu hết các chỉ tiêu đều tăng lên ở kì sau. Trong đó tài sản ngắn hạn đã tăng lên khá nhiều, tài sản dài hạn tuy có giảm nhưng giảm không đáng kể nên không ảnh hưởng đến sự tăng lên của tổng tài sản.
Trong các chỉ tiêu, tăng lên nhiều nhất là chỉ tiêu phải thu của khách hàng, ở kì đầu là 13.953.351.805đ, sang kì sau là 18.410.001.915đ tương đương với tăng thêm 4.456.650.110đ chiếm 9.38%, điều này cho thấy trong năm vừa qua, doanh nghiệp chưa chú trọng đến tình hình thu hồi các khoản nợ của khách hàng, nhưng cũng cho thấy trong năm qua, doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động kinh doanh đáng kể.
Chỉ tiêu cũng tăng lên nhiều là tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2012 là 723.645.125đ, sang năm 2013 đạt 2.354.842.584đ, tăng dần gấp 3 lần so với năm trước, điều này cho thấy doanh nghiệp có lượng tiền dự trữ tăng lên, việc dữ trữ này cho thấy doanh nghiệp chú trọng hơn vào việc mua phụ tùng cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp. các chỉ tiêu còn lại cũng tăng lên nhưng không đáng kể như thuế GTGT được khấu trừ tăng 321.291.102đ, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 409.928.074đ.
Nhờ vào sự tăng lên mạnh mẽ của các chỉ tiêu trên đã giúp cho tổng thể tài sản của doanh nghiệp tăng lên trong kì, tuy nhiên các chỉ tiêu còn lại lại có xu hướng giảm cho dù mức độ giảm là khá ít. Chỉ tiêu giảm đi nhiều nhất là hàng tồn kho. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt 25.125.000.015đ, sang năm 2013 là 22.679.041.013đ, tương đương giảm đi 2.445.959.002đ.
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy năm 2012, tài sản ngắn hạn khác chiếm 644.292.805 đồng, tương đương 1,36% tổng tài sản, đến năm 2013 giảm còn 576.186.573 đồng, tương đương chiếm 1,13% tổng tài sản. như vậy ở kì sau tài sản ngắn hạn khác đã giảm đi 68.106.232 đồng so với kì trước.
Cùng với đó, tài sản cố định cũng giảm đi. Năm 2012 là 7.091.229.367 đồng, chiếm 14,92% tổng tài sản, năm 2013 giảm còn 6.600.475.074 đồng, tương đương giảm đi 490.754.293 đồng so với kì trước.
2. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân tác động tới tình hình tăng giảm tài sản của doanh nghiệp trong năm qua. Tuy nhiên có thể rút ra được một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động tài sản như sau:
- Trong năm vừa qua, doanh nghiệp đã chú trọng hơn vào hoạt động kinh doanh của mình. Để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, doanh nghiệp đã chú trọng hơn vào việc tích lũy tiền mặt để có thể kịp thời nhập được phụ tùng cũng như vật dụng sửa chữa phục vụ cho công việc.
- Một số hoạt động bán hàng cũn như dịch vụ của doanh nghiệp vì chưa rà soát cũng như kiểm tra kĩ lưỡng nên một số khoản thu của khách hàng đã kéo dài dẫn đến lượng phải thu của khách hàng tăng lên nhiều trong kì vừa qua.
- Do trong kì hoạt động sửa chữa nhiều nên các máy móc, công cụ cũng như tài sản cố định bị khấu hao, hao mòn đi nhiều, dẫn đến tài sản dài hạn giảm đi.
- Trong kì doanh nghiệp cũng có hoạt động xây thêm, mở rộng doanh nghiệp nên chi phí cho xây dựng cơ bản đã tăng lên so với kì trước.