Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy thức ăn chăn nuôi (Trang 27)

II. Ý KIẾN KHÁC:

2.2.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được ghi nhận ngày 26/04/2021 dựa trên mẫu cám chăn nuôi, được ghi lại theo bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Kết quả thực nghiệm hàm lượng béo thô

Mẫu

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Lần 1 (%) 10.1 7.57 9.69 12.3 11.8

28

2.3. Phân tích hàm lượng đạm có trong thức ăn chăn nuôi 2.3.1. Vai trò và giá trị của chất đạm

Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống. Ngoài cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzym, hoocmon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và trứng.

Các nguyên liệu chứa nhiều protein như là: Đạm động vật: bột cá, bột thịt, bột huyết, bột sữa, bột tôm tép; Đạm thực vật: các loại khô đậu nành, xanh, phộng… Không nên sử dụng nhiều đạm động vật trong khẩu phần thức ăn cho gà vì giá thành cao, đạm thực vật có giá thành rẻ hơn và cho sản phẩm thơm hơn nhưng cần phải chú ý đến hiện tượng nấm mốc vì sẽ gây những hậu quả ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn, giảm năng suất nuôi… bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến vấn đề loại bỏ chất đối kháng dinh dưỡng có trong khô đậu nành bằng cách xử lý qua nhiệt độ cao.

2.3.2. Phương pháp phân tích hàm lượng đạm thô có trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp KJELDAHL [7]

2.3.2.1. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328:2001 về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - phương pháp Kjeldahl do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

2.3.2.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng nitơ trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp Kjeldahl, và phương pháp tính hàm lượng protein thô.

Phương pháp này không phân biệt giữa nitơ protein và nitơ phi protein. Nếu cần phải xác định hàm lượng nitơ phi protein thì có thể áp dụng phương pháp thích hợp khác.

Chú thích – Trong một số trường hợp, nitơ ở dạng nitrat và nitrit không thể thu hồi hoàn toàn bằng phương pháp này

2.3.2.3. Nguyên tắc

Dưới sự xúc tác của nhiệt độ cao, trong môi trường axit mạnh, protein, axit amin, các chất hữu cơ mạch thẳng có chứa Nito xảy ra phản ứng cắt mạch, trở về

29

dạng cuối cùng là muối amoni NH4+ (ngoại trừ Nito dị vòng thì rất bền và không thể cắt mạch theo cách này)

Sử dụng NaOH là một bazo mạnh để phản ứng với dư lượng H2SO4 còn lại của phản ứng cắt mạch, chuyển hóa toàn bộ lượng NH3 thu hồi được trong quá trình chưng cất. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng H2SO4 0.1N, điểm tương đương của phản ứng được nhận biết bằng sự chuyển màu của chỉ thị Tashiro từ dung dịch màu xanh sang màu tím nhạt.

2.3.2.4. Dụng cụ và hóa chất

a. Dụng cụ

- Máy phá mẫu Gerhard 20 chỗ - Máy chưng cất

- Máy xử lý khí độc - Ống phá mẫu 20 ống - Cân phân tích 4 số lẻ - Giấy lọc phi Nito

- Muỗng inox chuyên dụng - Ống đong 50ml

- Erlen 250ml - Burette 25ml

- Bình tia chứa nước cất

b. Hóa chất - Hỗn hợp xúc tác: K2SO4 và CuSO4 tỉ lệ 9:1 - H2SO4 đậm đặc - NaOH 40%, NaOH 10% - Nước cất - H2SO4 0.1N

- dd acid Boric 4% (đã pha sẵn chỉ thị màu metyl red 0.2% và metyl xanh 0.1% tỉ lệ 1:1)

- Tashiro 0.2g trong 100 ml cồn 960 - Tashiro 0.1 g trong 100 ml cồn 960

2.3.2.5. Cách tiến hành

Cân chính xác từ 0.1 đến 0.25g khối lượng mẫu thử, bỏ vào ống phá mẫu sau đó thêm tiếp khoảng 4g chất xúc tác, cuối cùng cho thêm khoảng 20ml H2SO4.

Bỏ toàn bộ hệ thống phá mẫu lên bếp, tiến hành đốt ở nhiệt độ 1200C trong 3 giờ 10 phút, sau đó nhấc toàn bộ hệ thống phá mẫu ra ngoài để nguội.

30

Sau khi hệ phản ứng đã nguội, tiến hành giai đoạn chưng cất. Dùng ống đong đong khoảng 30ml dung dịch axit Boric 4% bỏ vào erlen 250ml, tiến hành chưng cất. Kết thúc giai đoạn chưng cất, thu được dung dịch chứa trong erlen có màu xanh lá, chuẩn độ với H2SO4 đã được chuẩn bị từ trước. Điểm dừng của quá trình chuẩn độ là điểm mà chất chỉ thị chuyển qua màu tím nhạt. Ghi nhận giá trị H2SO4 đã dùng. Song song với quá trình chưng cất và chuẩn độ, cần phải thực hiện trên cả mẫu trắng. Thực hiện tương tự với mẫu thử, ở đây ta chỉ cho chất xúc tác vào ống phá mẫu, tiến hành chưng cất như bình thường, thu lại dung dịch sau chưng cất và tiến hành chuẩn độ với H2SO4.

2.3.3. Tính toán kết quả

Độ đạm = 𝟎.𝟖𝟕𝟓 ×( 𝑽𝟎−𝑽𝟏)

𝒎 × 𝟏𝟎𝟎

Trong đó:

V0 là thể tích H2SO4 tiêu tốn do chuẩn độ mẫu thử V1 là thể tích H2SO4 tiêu tốn do chuẩn độ mẫu trắng m là khối lượng mẫu mang đi phân tích

2.3.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả được ghi nhận ngày 26/04/2021 dựa trên mẫu cám chăn nuôi, được ghi lại dưới bảng sau:

Bảng 2.7. Kết quả thực nghiệm hàm lượng đạm

Mẫu

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Lần 1 (%) 30.9 32.2 41.12 40.23 40.15

31

2.4. Phân tích hàm lượng muối clorua hòa tan trong thức ăn chăn nuôi 2.4.1. Vai trò và giá trị của muối

Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng. Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co… một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se...

Thiếu muối (NaCl) sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, gây cắn mổ và ăn thịt lẫn nhau, khi thừa NaCl (trên 0,7%) sẽ gây tiêu chảy, phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm, tiêu chảy phân đen, tích nước xoang bụng, chết nhanh.

2.4.2. Phương pháp phân tích hàm lượng muối clorua hòa tan trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp chuẩn độ ngược Volham[8]

2.4.2.1. Tiêu chuẩn viện dẫn

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4806:2007 (ISO 06495 : 1999) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng clorua hoà tan trong nước.

2.4.2.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng clorua hòa tan trong trong nước của thức ăn chăn nuôi được tính theo Natri Clorua.

Phương pháp này áp dụng cho thức ăn chăn nuôi.

2.4.2.3. Nguyên tắc

Mẫu thức ăn chăn nuôi sẽ được vô cơ hóa để đảm bảo phân hủy toàn bộ lượng chất hữu cơ gây cản trở quá trình hòa tan muối trong mẫu cũng như sai lệch kết quả thực nghiệm.

Hòa tan phần clorua có mặt trong mẫu thử bằng nước, sau đó acid hóa nhẹ bằng acid citric.

Ion clorua được kết tủa thành bạc clorua bằng dung dịch bạc nitrat thể tích chuẩn. Lượng bạc nitrat dư sẽ được chuẩn độ bằng dung dịch amoni thioxyanat thể tích chuẩn.

32 2.4.2.4. Dụng cụ và hóa chất a. Dụng cụ - Lò nung - Cân phân tích 4 số lẻ - Erlen cổ nhám 250ml - Erlen 250ml

- Giấy lọc Trung Quốc ∅11

- Burette 25 ml - Pipet 5 ml - Bình định mức 100ml b. Hóa chất - Nước cất - Acid Citric - NH4SCN 0.1N

- Dung dịch Amoni Sắt (II) Sunfat bão hòa (Chuẩn bị từ NH4(FeSO4)2.12H2O) - Dung dịch carrez 1: hòa tan trong nước cất 10.6 g Kali hexaxyanoferat (II)

[K3Fe(CN)6]. Định mức bằng nước cất đến 100 ml

- Dung dịch carrez 2: hòa tan trong nước 21.9 g Kẽm acetat ngậm 2 phân tử nước [Zn(CH3COO).2H2O], thêm 3 ml dung dịch acid acetic đậm đặc. Định mức bằng nước cất lên 100 ml

2.4.2.5. Cách tiến hành

a. Vô cơ hóa mẫu

Rửa chén sứ thật sạch sau đó tráng lại nhiều lần bằng nước cất để đảm bảo chén không còn chứa Clo. Sấy chén sứ ở nhiệt độ 1000C trong 1 giờ, để nguội trong bình hút ẩm.

Cân chính xác khoảng 4 g mẫu bỏ vào chén sứ, sau đó nung ở nhiệt độ 5500C trong khoảng 4-5 giờ, để nguội.

b. Phân tích hàm lượng Clorua hòa tan

Chuyển toàn bộ lượng tro vào bình, định mức bằng nước cất sao cho lượng nước cất thêm vào không quá 60ml. Thêm 2ml dung dịch carrez 1; 2ml dung dịch carrez 2, định mức lên 100ml, lắc đều.

Chờ khoảng 30 phút cho dung dịch ổn định thì tiến hành lọc (sử dụng giấy lọc

∅11 gấp hình quạt). Dung dịch lọc trong erlen cổ nhám, dung dịch này dùng để phân tích hàm lượng clorua hòa tan. Dùng pipet hút chính xác 5ml dung dịch tro, cho vào

33

erlen 250ml, thêm 50ml nước cất, 5ml acid citric để tạo môi trường, 2ml NH4(FeSO4)2 bão hòa, 5ml AgNO3 0.1N

Nhỏ thêm 2 giọt NH4SCN 0.1N chứa trên burrete đã chuẩn về vạch 0 ml trước đó, dung dịch sẽ tạm thời xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch, lắc nhẹ đến khi kết tủa màu đỏ gạch biến mất hoàn toàn. Nếu kết tủa vẫn không mất đi thì thêm chính xác khoảng 1ml AgNO3 0.1N. Lắc nhẹ lần nữa để kết tủa biến mất, ghi lại tổng thể tích AgNO3 đã sử dụng

Chuẩn độ lượng AgNO3 dư bằng dung dịch NH4SCN 0.1N trên burette trước đó, chuẩn độ chậm và lắc đều tay, nhận biết điểm dừng của phản ứng bằng sự thay đổi màu sắc của dung dịch từ màu trắng đục qua màu đỏ gạch bền trong ít nhất là 30 giây, ghi lại thể tích NH4SCN đã sử dụng.

Làm tương tự như trên với mẫu trắng là nước cất, ghi lại giá trị NH4SCN tiêu tốn. 2.4.3. Tính toán kết quả Wwc=𝑴[(𝑽𝑺𝟏−𝑽𝑺𝟎)×𝑪𝑺−(𝑽𝒕−𝑽𝒕𝟎)×𝑪𝒕] 𝒎 × 𝑽𝒊 𝑽𝒂× 𝒇 × 𝟏𝟎𝟎 Trong đó

Wwc là hàm lượng clorua hòa tan trong nước của mẫu thử, được biểu thị theo natri clorua, tính theo phần trăm khối lượng;

M là khối lượng phân tử gam của dung dịch natri clorua (M = 58,44 g/mol), tính bằng gam trên mol;

Vs1 là thể tích của dung dịch bạc nitrat thêm vào để chuẩn độ dung dịch thử

(8.5), tính bằng mililít;

Vs0 là thể tích của dung dịch bạc nitrat thêm vào để chuẩn độ dung dịch mẫu trắng (8.6), tính bằng mililít;

Cs là nồng độ của dung dịch bạc nitrat (4.10), tính bằng mol trên lít;

Vt1 là thể tích của dung dịch amoni thioxynat hoặc dung dịch kali thioxyanat dùng để chuẩn độ dung dịch thử (8.5), tính bằng mililít;

Vt0 là thể tích của dung dịch amoni thioxyanat hoặc dung dịch kali thioxyanat

34

Ct là nồng độ của dung dịch amoni thioxyanat hoặc dung dịch kali thioxyanat (4.9), tính bằng mol trên lít;

m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng miligam;

Vi là thể tích của dung dịch thửđã được chuẩn bị trong 8.2, 8.3 và 8.4 (Vi = 500 ml), tính bằng mililít;

Vo là thể tích phần mẫu thử của dịch lọc đã lấy (xem 8.5), tính bằng mililít; ¦ là hệ số pha loãng;

2.4.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được ghi nhận ngày 08/05/2021, dựa trên mẫu cám chăn nuôi, được ghi lại dưới bảng sau:

Bảng 2.8. Kết quả thực nghiệm hàm lượng muối

Mẫu

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Lần 1 (%) 0.59 0.6 0.63 0.78 0.48

35

2.5. Phân tích hàm lượng canxi có trong thức ăn chăn nuôi 2.5.1. Vai trò và giá trị của canxi

Thiếu Canxi (Ca) trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng. Thừa Ca (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh, gà đi đứng khó khăn, loạng choạng (bệnh gout).

2.5.2. Phương pháp phân tích hàm lượng canxi có trong thức ăn chăn nuôi [9]

2.5.2.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp chuẩn độ để xác định hàm lượng canxi trong thức ăn chăn nuôi.

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại thức ăn chăn nuôi có hàm lượng canxi lớn hơn 1 g/kg.

2.5.2.2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu.

TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử. ISO 6490/2, Animal feeding stuffs – Determination of calcium content – Part 2: Atomic absorption spectrometric method (Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng canxi – Phần 2: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử).

2.5.2.3. Nguyên tắc

Phân hủy mẫu thức ăn chăn nuôi ở nhiệt độ cao nhằm phá vỡ hoàn toàn các cấu trúc hữu cơ, chuyển toàn bộ lượng Canxi trong mẫu về dạng canxi vô cơ, sau đó sử dụng HCl để chuyển thành Ca2+

.

Trong môi trường kiềm, ion C2O42- kết tủa chọn lọc với ion Ca2+ (tủa màu trắng). Kết tủa thu được sẽ hòa tan trong H2SO4 tạo ra H2C2O4.

Trong môi trường axit, KMnO4 và H2C2O4 tác dụng với nhau theo phương trình phản ứng:

36 Chỉ thị: màu hồng của lượng dư KMnO4

Phản ứng xảy ra theo chiều thuận. Điểm tương đương được xác định khi chỉ thị chuyển màu hồng nhạt và bền màu trong khoảng 30 giây.

Vì lúc đầu phản ứng xảy ra chậm nên phải đun nóng dung dịch H2C2O4 đến 70-800C để tăng tốc độ phản ứng, nhưng không được quá 900C, vì cellulose trong giấy sẽ phân hủy gây sai lệch kết quả.

2.5.2.4. Dụng cụ và hóa chất a. Dụng cụ a. Dụng cụ - Becher 250ml - Becher 500ml - Erlen cổ nhám - Bình định mức 100ml - Pipet 10ml

- Phễu thủy tinh

- Giấy lọc Trung Quốc ∅11

- Giấy lọc Whatman ∅15

- Bếp điện CB300 và bếp thủy phân - Burette 25ml

- Ống đong 50ml - Đĩa petri

- Bình tia nước cất

b. Hóa chất

- Dung dịch HCl 1:3 ( tỉ lệ HCl : nước cất theo thể tích) - Dung dịch HCl 1:1 (tỉ lệ HCl: nước cất theo thể tích) - NH3 đậm đặc

- H2SO4 5%

- KMnO4 0.05N (để ổn định 10 ngày kể từ ngày pha) - NH4Cl 5% (50g/l)

- Amoni Oxalat bão hòa lạnh

- Dung dịch Bromocresol 0.4g/l (pha trong cồn 96) - Acid Citric

2.5.2.5. Cách tiến hành

Chuyển mẫu tro ở HD 01 vào becher 250ml bằng nước cất sao cho lượng nước không vượt quá 10 ml (lưu ý làm ướt tro bằng cách nhỏ một ít nước cất vào lượng tro trong chén sứ trước khi chuyên vào). Tráng chén sứ nhiều lần cho sạch tro bằng

37

khoảng 80 ml HCl 1:3, đun sôi nhẹ trong khoảng 10 – 15 phút (đến khi dung dịch đun còn lại 50 ml). Để nguội sau đó chuyển toàn bộ dung dịch tro vào bình định mức 100 ml, định mức bằng nước cất lên 100 ml. Lọc dung dịch sau định mức vào erlen cổ nhám (sử dụng giấy lọc ∅11 gấp hình quạt), dung dịch sau lọc dùng để phân tích canxi và phospho.

Cho cả giấy lọc và phần cặn vào chén sứ, nung ở 550÷200C trong 4 giờ, lấy chén sứ ra cho vào bình hút ẩm để trong 1 giờ, cân trọng lượng và tính % cát sạn trong mẫu.

Dùng pipet hút 10 ml dung dịch tro đã chuẩn bị từ trước cho vào becher 250ml, thêm vào 5 ml NH4Cl, 1 ml acid citric và 2 giọt chỉ thị Bromocresol. Thêm 50 ml nước cất, lắc nhẹ dung dịch. Để lên bếp đun sôi nhẹ sau đó thêm 30ml (NH4)2C2O4 bão hòa (đã được làm nóng lên khoảng 700C từ trước), lắc nhẹ. Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì thêm vài giọt HCl 1:1 để loại bỏ kết tủa tạp (nếu kết tủa không tan hết cũng không ảnh hưởng tới kết quả). Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đậm đặc vào cho tới khi dung dịch chuyển từ màu vàng rơm sang màu xanh lam. Khi độ pH đạt từ 4.4-4.6, đậy

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy thức ăn chăn nuôi (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)