Tính số câu hỏi, điểm số cho các chủ đề

Một phần của tài liệu TAI LIEU TAP HUAN XD MA TRAN DE NAM 2017 (Trang 26 - 27)

D. vách ngăn phía trước.

2. Tính số câu hỏi, điểm số cho các chủ đề

Dựa vào khung PPCT để lập bảng tính số câu và điểm số của đề kiểm tra (còn gọi là Bảng trọng số) sau đây:

Nội dung Tổng số tiết TS tiết lý thuyết

Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH (a) VD (b) BH VD BH VD (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Chủ đề 1: Chủ đề 2: Chủ đề ... Tổng A Cách thực hiện:

- Nhập tên các chủ đề, tổng số tiết, số tiết lí thuyết (các cột 1, 2 và 3).

- Số tiết quy đổi BH ở cột 4 (ứng với mức nhận biết, thông hiểu) được tính bằng cách: lấy TS tiết lí thuyết nhân với hệ số h (với HS trung bình lấy h=0,7).

- Số tiết quy đổi VD ở cột 5 (ứng với mức vận dụng, vận dụng cao) được tính bằng cách: tổng số tiết trừ đi số tiết quy đổi BH (cột 2 trừ cột 4).

- Số câu hỏi của BH hoặcVD được tính như sau:

Gọi a hoặc b là số tiết BH hoặc VD sau khi quy đổi; A là tổng số tiết toàn ma trận, N là số câu toàn bài thì số câu BH hoặc VD ở cột 6 hoặc 7 được tính theo công thức:

Kết quả này được làm tròn (số câu là nguyên).

- Điểm số của bài kiểm tra được chia đều cho các câu hỏi. Căn cứ vào số câu hỏi ta xác định được điểm BH và điểm VD (cột 8 và cột 9) của mỗi chủ đề và toàn ma trận.

Chú ý:

- Việc làm tròn trên đây cũng như việc thêm bớt số câu ở các cột của từng chủ đề căn cứ vào tính tính chất của chủ đề và năng lực thực tế của học sinh. Chẳng hạn ở những chủ đề ít kiến thức vận dụng và vận dụng cao thì số câu vận dụng có

thể làm tròn xuống hoặc giảm xuống và làm tròn lên hoặc tăng lên ở các chủ đề khác, với điều kiện là tổng số câu toàn bài phải đúng như dự kiến ban đầu.

- Cách tính toán như trên không có nghĩa là toàn bộ nội dung câu hỏi lý thuyết được đưa vào mức độ 1, 2; các bài tập và kiến thức vận dụng được đưa vào mức độ độ 3, 4. Tính tỷ lệ các mức độ như trên chỉ là dựa vào cơ sở thời lượng dành cho các mức độ này. Như vậy những vấn đề lý thuyết khó vẫn có thể đưa vào các mức độ cao và những bài tập dễ vẫn có thể đưa vào mức độ thấp.

Vấn đề khó khăn nhất của người ra đề kiểm tra (GV, tổ chuyên môn, hội đồng ra đề,...) là xác định trọng số nội dung các kiến thức, kỹ năng trong các chủ đề cần kiểm tra và biên soạn các câu hỏi, bài tập kiểm tra trong đề kiểm tra.

Đối với giáo viên có nhiều kinh nghiệm trước đây, khi ra một đề kiểm tra thì việc đầu tiên là nghĩ đến tương quan giữa nội dung kiểm tra phần hình thành kiến thức mới (Nhận biết, Thông hiểu) và nội dung kiểm tra phần luyện tập, vận dụng (Vận dụng, Vận dụng cao).

Một phần của tài liệu TAI LIEU TAP HUAN XD MA TRAN DE NAM 2017 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w