Chú trọng đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường lao động_Phân tích tình hình Cung – cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 50 - 52)

I. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp cho vấn đề cun g cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

3. Thách thức 1 Trong nước

4.1.2. Chú trọng đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động:

Để giải bài toán bất cập về cung - cầu lao động nói trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động.

Thứ nhất, cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận thôn bản, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính từ trung ương đến phường, xã. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo, dự kiến nhu cầu nhân lực và có kế hoạch chuẩn bị.

Cùng với việc mở rộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng cần có chính sách giảm dần quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng vốn và dưới 10 lao động) để nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị và kiến thức cho người lao động.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong dự báo nhu cầu để biết ngành nghề nào cần nhân lực trong tương lai. Nếu biết được nhu cầu ắt sẽ có giải pháp để giải quyết nguồn cung bằng cách bắt tay chặt chẽ hơn giữa DN và nhà trường để đào tạo nhân lực.

Mặt khác, để giải quyết vấn đề “người lao động thích bán bánh cam ngoài đường hơn vào nhà máy làm công nhân”, cần tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của người lao động về vấn đề an sinh xã hội; để họ hiểu rõ, khi vào làm việc trong khu vực kinh tế chính thức, người lao động sẽ được tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp... Những chính sách đó sẽ bảo đảm cuộc sống hiện tại cũng như về sau này cho người lao động.

Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung cầu, một vấn đề nữa cần quan tâm, theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, chính là phải chú trọng đến cải cách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, gắn với năng suất lao động, không đối xử, phân biệt giữa cácloại hình doanh nghiệp.

4.2. Giải pháp đối với các hệ thống đào tạo nghề và doanh nghiệp, :4.2.1. Đào tạo nghề cho người lao động: 4.2.1. Đào tạo nghề cho người lao động:

Thời gian qua, trên thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh diễn ra nghịch lý, trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực thì tỉ lệ lao động thất nghiệp vẫn cao.

Do đó để giải quyết nghịch lý giữa cung và cầu lao động đòi hỏi chúng ta chú trọng vấn đề đào tạo, đặc biệt là cân đối giữa đào tạo lao động thành thạo nghề với lao động có trình độ lý thuyết cao.

Một DN dệt may cho biết, nhiều người lao động nghĩ rằng không cần học hành vẫn làm được thợ may là sai lầm. Nếu không có chuyên môn thì chỉ có thể làm ở những DN mới thành lập, lương thấp. Còn muốn vào làm việc ở các DN lớn, uy tín lâu dài, lương cao, có đầy đủ chế độ lao động... thì phải lành nghề. Ngoài ra, một khảo sát mới đây cho thấy mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động. Thực tế trên 50% số người lao động có trình độ đại học, có một năm kinh nghiệm trở lên, có chuyên môn, tay nghề đều yêu cầu mức lương là 5 triệu đồng/tháng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả bình quân 3 triệu đồng/tháng.

Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề, mức lương mong muốn tìm việc làm từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, trong khi mức lương rao tuyển mà doanh nghiệp đưa ra chỉ từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu hụt nhân lực và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng do cung và cầu lao động không thoả mãn được điều kiện của nhau.

Do đó mới xuất hiện hiện tượng DN kêu thiếu lao động cũng phần vì họ trả lương cho người lao động quá thấp nên không thể nào tuyển đủ lao động. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP, nhìn nhận: “Thị trường lao động ở TP. HCM đã hình thành từ lâu nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng: DN áp đặt “giá mua”, người lao động thụ động chấp nhận “giá bán”. Trong một thời gian rất dài như thế, giới hạn sức chịu đựng của người

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thị trường lao động_Phân tích tình hình Cung – cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w