I. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp cho vấn đề cun g cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3. Thách thức 1 Trong nước
4.2.3 Đầu tư nguồn lực:
Để giải quyết cán cân này, về phía doanh nghiệp, cần phải chủ động đầu tư hơn nữa đến nguồn nhân lực, chủ động trong công tác đào tạo nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tốt. Nhân viên chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp so với đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Nếu đầu tư đúng, doanh nghiệp không những thu hút được nhân tài mà còn gìn giữ và phát triển được nhân tài đó. Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các trường đại học, lựa chọn và đào tạo nhân lực ngay từ khi còn là sinh viên hoặc đưa ra nhu cầu nhân lực trong tương lai và chính các trường sẽ đào tạo theo nhu cầu.
4.2.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động:
TPHCM đang phải cạnh tranh lao động gay gắt với các địa phương khác mà trước hết là cạnh tranh về giá nhân công và điều kiện làm việc. Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, nhận xét: “Họ đi sau nên đã có kinh nghiệm; khi xây KCN, đều dành một diện tích thỏa đáng để xây các công trình phục vụ người lao động như nhà trọ, nhà trẻ, siêu thị... Còn ở TPHCM, nhiều công ty hạ tầng cho thuê gần như toàn bộ diện tích; doanh nghiệp (DN) muốn có đất để xây dựng các công trình công ích phục vụ công nhân (CN) cũng không có. Hiện 70% trong số 250.000 CN tại các KCX-KCN TP là lao động nhập cư nên vấn đề nhà ở cho công nhân rất quan trọng song đến nay, chưa giải quyết được bao nhiêu. Vì vậy, hễ ở quê nhà có DN thành lập dù trả lương thấp hơn chút đỉnh, họ vẫn bỏ TP để quay về”.