.H và Q phạm tội cướp tài sản (qun điểm này si) vi:

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hình sự phần chung và phần riêng (Trang 63 - 64)

I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Xác định tội danh của A và B.

a .H và Q phạm tội cướp tài sản (qun điểm này si) vi:

Theo quy định tại điều 133-BLHS 1999 thì tội cướp tài sản là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đọat tài sản”.

Ngay trong điều luật đã quy định rõ hành vi khách quan của tội này bao gồm 3 hành vi, đó là:

- Hành vi dựng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt.

- Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai) doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Dấu hiệu “ngay tức khắc”vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mắt thời gian ( sẽ xẩy ran gay lập tức) vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Sự đe dọa này khiến cho nạn nhân thấy rằng vũ lực sẽ xẩy ra ngay, họ không có hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, sự đe dọa này làm cho ý chí của người bị đe dọa bị tê liệt.

- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được ( ví du như hành vi đầu độc, hành vi dung thuốc gây mê…). Tuy không phải là hành vi dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt.

Chỉ cần người phạm tội có 1 trong 3 hành vi kể trên thì tội cướp tài sản đã hoàn thành chứ không cần quan tâm tới người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Căn cư vào dâu hiệu về mặt khách quan như đã trình bày ở trên đối chiếu vào tình huống này ta thấy hành vi của H, Q không phải là hành vi dùng vũ lực, cũng không phải là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và càng không phải là hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Việc chị B lâm vào tình trạng không thể chống cự được hoàn toàn không phải là do hành vi của H và Q gây ra ( có nghĩa là kết quả của việc chị B mất khả năng nhận thực và không biểu lộ được ý chí không có mối quan hệ nhân quả với hành vi của H, Q). Tình trạng “chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường” - lâm vào tình trạng không thể chống cự được, đã xảy ra trước khi H và Q đến, có nghĩa là H và Q không “dùng thủ đoạn khác” mà chỉ lợi dụng hoàn cảnh đó để chiếm đoạt mà thôi.

Như vậy, trong trường hợp này chúng ta hoàn toàn có thể khẳng đinh H, Q không phạm tội cướp tài sản vì về măt khách quan không có dâu hiệu của những hành vi trong tội cướp tài sản. Có nghĩa là không thỏa mạn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cướp tài sản.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hình sự phần chung và phần riêng (Trang 63 - 64)