I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Xác định tội danh của A và B.
b .H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (quan điểm này cũng không chính xác) vì:
xác) vì:
Tại Điều 137 - BLHS 1999, tuy tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không được mô tả,
nhưng qua thực tiển xét xử chúng ta có thể hiểu: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Do đặc điểm riêng của tội công nhien chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là hành vi chiếm đoạt, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... Tính chất công khai, trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan nhưng lại là một đặc điểm cơ bản đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên với mọi người xung quanh.Tính chất công khai của hành vi
thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, và gần như đồng thời lúc người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, chủ tài sản cũng biết được rằng tài sản của mình đã bị mất. Có nghĩa là để cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sàn thì hành vi chiếm đoạt của người phạm tội phải có tính chất công khai tức là hành vi đó phải xẩy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản – biết có hành vi chiếm đoạt mà không làm gì được vì đã rơi vào hoàn cảnh không có điều kiện ngăn cản.
Quay trở lại với tình huống trong vụ án, vì “đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường” nên chị B không hề hay biết hành vi của H và Q và tất nhiên không có điều kiện ngăn cản (vì đã rơi vào hoàn cảnh không có điều kiện ngăn cản). Do đó hành vi của H và Q là hành vi mang tính chất lén lút chứ không thỏa mãn dấu hiệu công khai trước chủ tài sản, vì vậy hành vi của H, Q không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.