Tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018 (Trang 30)

1.1.3.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệđất đai (Luật Đất đai, 2013).

1.1.3.2. Hòa giải tranh chấp đất đai (Điều 202, Luật Đất đai, 2013)

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng TN&MT đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở TN&MT đối với các trường hợp khác. Phòng TN&MT, Sở TN&MT trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

1.1.3.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (Điều 203, Luật Đất đai, 2013)

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có GCN hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCN hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, Điều 203, Luật Đất đai 2013.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3, Điều 203, Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. 1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Đất đai năm 2013. - Luật Khiếu nại năm 2011. - Luật Tố cáo năm 2011. - Luật Tiếp công dân năm 2013. - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. - Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp GCN quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Khiếu nại.

- Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Tố cáo.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật đất Đai.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về miễn giảm tiền sử dụng đất.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Tiếp công dân.

- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân.

- Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT- BTP- BNV ngày 19/10/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh và phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện về bồi thường Nhà nước.

- Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo.

- Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành hính.

- Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân.

- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ TN&MT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ... kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội (Công ty Luật Minh Khuê, 2012).

Theo báo cáo của Bộ TN&MT, hàng năm Bộ nhận được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực TN&MT của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng sốđơn. Các địa phương có nhiều đơn gửi đến Bộ TN&MT là thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang và Tây Ninh (bình quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm) (Công ty Luật Minh Khuê, 2012).

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, đơn thư gửi đến Bộ TN&MT giảm dần. Năm 2017 chỉ còn 3.500 đơn, trong đó gần 2% số vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ, hơn 80% đơn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, gần 18% đơn đã có quyết định giải quyết cuối cùng (hoặc lần 2). Cụ thể, đơn khiếu nại liên quan đến áp dụng chính sách pháp luật về đất đai chiếm 70% bao gồm: (1) khiếu nại liên quan đến thu hồi đất (khoảng 26%); (2) khiếu nại liên quan đến giá bồi thường (khoảng 21%); khiếu nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khoảng 22%); khiếu nại liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất...(khoảng 1%). Số còn lại là đơn liên quan đến tranh chấp đất đai chiếm 12%; đơn đòi lại đất cũ chiếm 7%; đơn tố cáo sai phạm về đất đai 11%. Trong đó, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo tương đối cao với 2.072 đơn, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh 1.125 đơn, Bình Định: 630 đơn,TP. Hải Phòng: 357 đơn... Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ đơn thấp nhất là Đà Nẵng: 132 đơn, TP. Cần Thơ: 296 đơn (Đình Dũng, Nguyễn Hạnh, 2018).

Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân khu vực phía Bắc tuy có giảm về số lượt người và số đoàn đông người nhưng lại xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có hành vi vi phạm pháp luật như vụ việc khiếu kiện, giữ người trái pháp luật tại Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện MỹĐức, thành phố Hà Nội (4/2017); vụ việc tập trung đông người phản đối, ngăn cản cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng tỉnh lộ 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) tỉnh Bắc Ninh (4/2017); khiếu kiện của hàng trăm hộ dân liên quan công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; vụ việc trên 200 hộ tiểu thương phản đối di chuyển Chợ Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn), đơn thư của công dân liên quan Chợ Ninh Hiệp (Hà Nội); khiếu kiện của các đoàn đông người tại Hà Nội phản ánh liên quan thu

hồi đất thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị tại phường Dương Nội (Hà Đông), phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm), công dân quận Hoàng Mai,… Đa số các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp tại các tỉnh thành phố khu vực Miền Bắc (cũng như cả nước nói chung) thời gian vừa qua, hầu hết là các vụ việc cũ để lại, đã được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nhiều lần, tuy nhiên công dân vẫn khiếu kiện với thái độ gay gắt, bức xúc, ít nhiều ảnh hưởng tình tình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là tại các thời điểm diễn ra Kỳ họp Trung ương, họp Quốc hội,... (Cổng Thông tin Điện tử Thanh tra Chính phủ, 2017).

Tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân tuy có giảm về số lượt người nhưng lại tăng về số vụ việc và số đoàn đông người. Xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất phức tạp liên quan tới việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định canh, định cư; việc bố trí đất sản xuất; tranh chấp đất đai liên quan đến đất có nguồn gốc nông lâm trường. Tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân có chiều hướng giảm cả về số lượng đoàn đông người và số vụ việc. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, vẫn còn tình trạng công dân tập trung đông người kéo về Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại. Phần lớn vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấp, ngành giải quyết theo thẩm quyền. Có những vụ việc đã được các cơ quan, bộ, ngành trung ương phối hợp địa phương kiểm tra, rà soát, giải quyết (Khánh An, 2017).

Theo báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016, 2017 và 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, toàn ngành TN&MT đã tổ chức tiếp 17.040 lượt, với 20.895 công dân; trong đó 460 lượt đoàn đông người. Nội dung tiếp công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với 15.493 lượt (chiếm 90,92%); lĩnh vực môi trường 804 lượt (chiếm 4,72%); lĩnh vực khoáng sản 161 lượt (chiếm 0,94%) và các lĩnh vực khác là 310 lượt (chiếm

1,82%); tình trạng khiếu kiện đông người đã giảm năm 2016 có 120 lượt; năm 2017 có 111 lượt và năm 2018 có 79 lượt. Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, toàn ngành nhận được trong 3 năm (2016-2018) là 39.613 đơn tương ứng với 26.923 vụ việc, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm hơn 90%). Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn 2016-2018 đã được chú trọng, kết quả giải quyết đạt trên 80% số vụ phát sinh; việc đối thoại, hướng dẫn, giải thích hòa giải được coi trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ việc địa phương chậm xem xét, giải quyết; chậm ban hành văn bản giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai so với thời gian quy định; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật của cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Có nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng pháp luật; một số trường hợp bị lôi kéo, kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đông người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm.

Theo Vũ Từ Vinh (2018), khi nghiên cứu về Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại cơ quan Thanh Tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2013 – 2016 cho biết: Cơ quan Thanh tra, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tiếp nhận 6.419 đơn thư đủ điều kiện xử lý, trong đó loại đơn thư khiếu nại về đất đai nhiều nhất là 4.386 đơn thư, chiếm 68,3%. Đơn thư tranh chấp về đất đai là 831, chiếm 12,9%. Loại đơn thư tố cáo là 851 đơn thư chiếm 13,3 % và đòi lại đất cũ là 351 đơn chiếm 5,5%. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đồng loạt các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai.

Đoàn Quốc Tỉnh (2019) cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, Ban tiếp dân thành phố Hà Giang đã tiếp nhận 590 đơn thư của người

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018 (Trang 30)