Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018 (Trang 44 - 45)

Tiến hành điều tra số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân về sự hiểu biết pháp luật đất đai và khiếu nại, tố cáo, tâm tư, nguyện vọng và ý thức chấp hành pháp luật. Lựa chọn 2 điểm nghiên cứu tại 02 xã và 01 thị trấn đại diện cho 3 vùng của huyện gồm: Vùng trung tâm huyện, vùng gần trung tâm và xa trung tâm huyện. Tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình, cá nhân. Tại mỗi xã, thị trấn phỏng vấn 30 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó có ít nhất 50% số hộ được phỏng vấn đã tham gia khiếu nại, tố cáo vềđất đai.

Nội dung điều tra, phỏng vấn về: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hiểu biết của người dân, một số nội dung liên quan đến quyền, lợi ích, ý thức chấp hành pháp luật và một số nhận xét, đánh giá về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức các xã, thị trấn và huyện. Tổng số phiếu điều tra là 25 phiếu, trong đó phỏng vấn cán bộ xã, thị trấn là 15 người, cán bộ các phòng, ban là 10 người bao gồm: cán bộ Ban tiếp công dân huyện, cán bộ phòng Tài nguyên & MT, cán bộ thanh tra huyện và cán bộ

phòng Tư pháp huyện).

Nội dung phỏng vấn trực tiếp về: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, sự hiểu biết, một số nhận xét, đánh giá về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện

Thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích để làm cơ sơ lý luận khoa học, đánh giá, đề xuất giải pháp đối với vấn đề cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018 (Trang 44 - 45)