Tình hình thực hiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế trang trại việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 43 - 46)

II. Đánh giá về một sô chính sách tác động đến sự phát triểnKTTT

3.1.Tình hình thực hiện chính sách tín dụng

3. Chính sách tín

3.1.Tình hình thực hiện chính sách tín dụng

Chính phủ đã có những văn bản chủ yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng để phát triển sản xuất như:

- Chí thị số 202/CT ngày 26/6/1991 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Thủ Tướng Chĩnh phủ) về việc cho vay vốn sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đến hộ sản xuất.

- Nghị định SỐ14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định về chính sách vay vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

- Phục vụ chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày 14/11/1990 Chủ Tịch HĐBT đã ra Quyết định số 400/CT về thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam có chi nhánh rộng rãi đến các huyện và là ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn.

- Quyết định số 309/TTg (1993) về thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

Luật ngân hàng và luật quỹ tín dụng nhân dân có hiệu lực từ 1/10/1998 đã quy định khung pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng nói chung trong đó có quỹ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp.

Để tiếp tục hoàn thiện một bước chính sách tín dụng nông nghiệp ngày 30/3/1999 Thủ Tướng Chính phủ đã có quyết định số 67/QĐ-TTg về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, và Nghị Quyết số 03 ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại đã quy định chính sách đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại:

+ Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở sản xuất chế biến để khuyên

Chỉ tiêu 1995 1996 1999 2000

Dư nợ(Tỷ đồng) 3.832 6.369 17.000 20.645

Dư nợ/tổng dư nợ(%) 64,8 80,2 62,1 64,9

Chí tiêu 1995 1996 1997

Tổng nguồn vốn huy động(triệu đồng) 409 1103 1146

Dư nợ cho vay(Triệu đồng) 552 1016 1194

Lãi suất cho vay/tháng(%) 2,2- 2,5 1,7-1,8 1 - 1,5

khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

+ Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thuộc đối tượng quy định tại điều 8 mục 1 chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ - CP ngày 29/6/1999 của Chĩnh phủ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.

+ Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tại quyết định số 67/1999/QĐ- TTg, ngày 30/3/1999 của thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn” Chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay đế bảo đảm tiền vay theo quy định tại nghị định số 178/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

Tiếp sau đó là thông tư số 82/2000/TT - BTC ngày 4/8/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại.

Quyết định số 423/2000/QĐ - NHNNI ngày 22/9/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế trang trại.

Nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng nông nghiệp đã cung cấp vốn đến các hộ sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Vốn ngân hàng chủ yếu đầu tư sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Dư nợ cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng tăng và được thể hiện ở biểu sau. Đối với ngân hàng thì ngân hàng coi chủ trang trại khi vay vốn như là hộ nông dân chính vì thế mà biểu 8 thể hiện tình hình dư nự và cho hộ nông dân vay(lrong dó có kinh tế trang trại)

QlạuụẴn (7Af <ĩ)ân t Inh 56 DCè hoụeh: 40c 'Ị

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn năm 2000

Mức tăng vốn từ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đạt mức trên 10%. Tỷ trọng cho vay đối với hộ nông dân tăng từ 10% năm 1990 lên 65,1% năm 1998, trong đó cho hộ nông dân quy mô sản xuất nhỏ và hộ nông dân nghèo vay là chủ yếu. Xu hướng cho vay của các hộ nông dân vay vốn chủ yếu để đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản: cơ sở hạ tầng, trồng cây công nghiệp, chè, cây ăn quả... Yêu cầu của các hộ là muốn vay vốn trung và dài hạn với số lượng lớn. Vì vậy ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ngày càng chú ý đến nhu cầu của các hộ nông dân, trong cơ cấu vay vốn, tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn có xu hướng ngày càng tăng cụ thể như sau: năm 1991 là 0,46%, năm 1992 là 4,67%, năm 1993 là 12,5% ...đến năm 1996 là 19,6% và năm 1997 là 25,5%.

Ngoài hệ thống ngân hàng quốc doanh, quỹ tín dụng nhân dân cũng đã và đang phát huy tích cực trong việc cho vay đầu tư phát triển sản xuất các ngành trên địa bàn nông thôn. Quỹ gắn bó với người nông dân trong các mùa vụ sản xuất, bù đắp các thiếu hụt về vốn cho các hộ nông dân. Quỹ tín dụng nhân dân được hình thành phù hợp với thị trường tín dung nông nghiệp, nông thôn, các hình thức huy động vốn được đáp ứng theo nguyên tắc cùng có lợi, đáp ứng nhu cầu của nông dân trong đời sống sản xuất. Do vậy khả năng huy

Biểu 9: Dư nợ và lãi suất cho hộ nông dân vay của quỹ tín dụng nhân dân

Nguồn: Báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân 1997

Từ số liệu trên cho thấy rằng quỹ tín dụng nhân dân đang ngày càng khẳng định tính phù hợp của nó đối với sự phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng (bởi vì trong bảng trên có cả dư nợ và lãi suất cho vay đối với kinh tế trang trại). Ta có thể thấy lãi suất của quỹ tín dụng nhân dân ngày càng giảm dần qua các năm từ 2,2 - 2,5% năm 1995 xuống còn 1 - 1,5% năm 1997, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được vay vốn.

3.2. Những hạn chê trong thực hiện chính sách tín dụng

Mặc dù chính sách vốn - tín dụng đã có những tác động tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn tới.

- Cơ cấu vốn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chủ yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là loại có kỳ hạn, loại không có kỳ hạn hầu như không có. Quyết định 423/2000/QĐ- NHNN1 ngày 22/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại đã nêu rõ thời hạn cho vay đối với kinh tế trang trại ngắn hạn(12 tháng), trung hạn (từ 12- 60 tháng), dài hạn (trên 60 tháng) nhưng khi thực hiện cho các trang trại vay thì hầu như các trang trại chỉ được vay ngắn hạn là chủ yếu. Số vốn vay trung và dài hạn quá ít chỉ chiếm 8,9% trong tổng số vốn vay nhất là những vùng có nhiều trang trại

- Các chủ trang trại cần giao dịch để vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn và nhiều nơi không có nơi giao dịch của ngân hàng tại xã hoặc có nhưng quá tạm bợ sẽ không tạo được sức thu hút mạnh của người vay và gửi tiền.

- Chính sách tín dụng chưa đủ mạnh để hỗ trợ, nhất là trong những năm đầu trang trại mới thành lập để đáp ứng hàng loạt nhu cầu về kỹ thuật, máy móc, nông cụ, đào tạo lao động lành nghề.

- Việc vay vốn của các chủ trang trại còn gặp nhiều khó khăn, phiền hà, đặc biệt là thủ tục hành chính.

- Việc vay vốn của các chủ trang trại phải có giấy tờ hợp pháp lý về bất

động sản, trên thực tế thì nhiều trang trại chưa làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong những năm qua, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có những hình thức tín dụng thích hợp với trang trại như: Quyết định số 423/2000/QĐ - NHNNI ngày 22/9/2000 của thống đốc ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng kinh tế trang trại đã quy định mức cho vay và hình thức cho vay theo dự án đầu tư nhưng trên thực tế thì việc vay theo dự án còn bị hạn chế vì phần lớn các trang trại chưa đủ trình độ lập dự án, và bản thân công tác đầu tư theo dự án cũng đang gặp khó khăn. Mức cho vay 20 triệu đồng đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 50 triệu đồng đối với trang trại trồng cây lâu năm là không họp lý đối với trang trại mới thành lập năm đầu

Tóm lại: Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế trang trại, để tạo nguồn vốn đến hộ nông dân và các doanh nghiệp nhiều hon nữa cần phải hoàn thiện một bước chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

4« Chính sách thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế trang trại việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 43 - 46)