.Tình hình thực hiện chính sách thị trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế trang trại việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 46)

II. Đánh giá về một sô chính sách tác động đến sự phát triểnKTTT

4.1.Tình hình thực hiện chính sách thị trường

3. Chính sách tín

4.1.Tình hình thực hiện chính sách thị trường

Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy, khuyên khích phát triển nông nghiệp, và đổi mới mặt hàng nông thôn, thị trường nông nghiệp nông thôn bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thê hiện sự trao đổi các sản phẩm nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự phát triển quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn, góp phần xích gần nông thôn với thành thị, giữa nông nghiệp với công nghiệp.

Thông tư số 07 - TCCB/TT ngày 25/6/1988 về sắp xếp hệ thống tổ chức cung ứng phân bón.

Thông tư 14-NNCTy/TTsố 16,17,18 về hướng dẫn đổi mới tổ chức và quản lý dịch vụ thú y bảo vệ thực vật và dịch vụ giống cây trồng.

Nghị quyết ban chấp hành trung ương lần thứ VI khoá 6; Quyết định của HĐBT số 150/CT ngày 31/5/1989 bãi bỏ quy định tỷ lệ trao đổi, thực hiện mua bán lương thực theo giá thị trường

Quyết định số 56/TTg ngày 26/8/1996 về quản lý dự trữ, lun thông lương thực.

Quyết định số 1401/TTg ngày 7/3/1997, số 39/1998/TTg về điều hành sản xuất, xuất khẩu lưu thông lúa gạo.

Các chủ trương và chính sách trên đã tiếp tục duy trì thị trường thống nhất theo cơ chế một giá, hàng hoá được lưu thông tự do, cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp cá nhân tham gia lưu thông xuất khẩu, tạo cho thị trường nông thôn có bước chuyển biến đáng kể, thể hiện trên các mặt sau:

+ Sản xuất của nông dân đã phát triển, lưu thông sản phẩm hàng hoá của một hộ gia đình tăng lên, sản xuất nông sản hàng hoá tăng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của nông dân, có dự trữ và xuất khẩu.

+ Thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào việc lưu thông hàng hoá nông sản, giá cả nông sản tương đối ổn định.

+ Hộ gia đình đã ứng dụng các khoa học, kỹ thuật tiến bộ, chất lượng sản phẩm được cải tiến, đã có thể tham gia vào việc cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là những mặt hàng xuất khẩu.

+ Chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản được chú ý. + Hàng hoá nông sản đa dạng và phong phú hơn

+ Dịch vụ nông thôn được phát triển và ngày càng đáp ứng được yêu cầu phục vụ đời sống và sản xuất của trang trại.

+ Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại tìm được hướng sản xuất và kinh doanh phù hợp.

+ Bộ thương mại, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân

dân các tính, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyên cáo khoa học, kỹ thuật giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù họp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

+ Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh, hướng dẫn việc ký họp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của các trang trại và nông dân trên địa bàn.

+ Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm mua bán giao dịch nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tham gia chương trình, dự án họp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

+ Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhà nước với họp tác xã, chủ trang trại hộ nông dân.

+ Nhà nước tạo điều kiện và khuyên khích các chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của các trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất và kinh doanh luôn gắn liền với nhu cầu thị trường. Do đó thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm là bộ phận quan trọng hàng đầu trong chính sách thị trường. Với việc khuyến khích và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế, kể cả thành phần kinh tế tư nhân vào quá trình phân phối lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, đã góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi và nhanh chóng.

4.2. Hạn chế trong việc thực hiện chính sách thị trường

Thị trường cho kinh tế trang trại chưa phát huy được hiệu quả do những hạn chế của nó:

- Chính sách kinh tế trang trại chưa hướng người nông dân sản xuất cái gì, bao nhiêu để cân bằng với nhu cầu thị trường nên dẫn đến một số mặt hàng sản xuất cung vượt quá cầu. Thiếu hệ thống thông tin về giá cả cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như quốc tế như tình hình tiêu thụ dưa đỏ đầu tháng 4/2002 vừa qua tại cửa khẩu Lạng Son đã gây thiệt hại lớn cho các chủ trang trại khi bên Trung Quốc có chính sách về việc nhập khẩu hoa quả vào Trung Quốc thì phải có hạn nghạch làm ứ đọng hàng nghìn nông thôn ấn dưa tại cửa khẩu và gây tổn thất lớn cho các trang trại và bà con nông dân.

- Chưa gắn công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản với các trang trại - Chưa có các trung tâm thương mại chuyên thu mua sản phẩm của trang

trại, các hệ thống chợ ở nông thôn chưa được phát triển đặc biệt là hệ thống chợ ở Miền núi.

-Vai trò bà đỡ của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến của nhà nước đối với trang trại chưa được thể hiện tốt. Vẫn : Chưa kí hợp đồng thu mua sản phẩm cho trang trại, ổn định tiêu thụ cho bà con. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm hầu hết do tư thương điều tiết nên người sản xuất thường bị ép giá, thiệt thòi. Chẳng hạn đối với thị trường hoa quả: tư thương có thể điều chỉnh giá hàng ngày, hoặc trong ngày cũng có thể thay đổi giá khác nhau để gây sức ép đối với các chủ trang trại. Việc liên doanh liên kết giữa các trang trại với nhau hoặc giữa người sản xuất và tiêu thụ chưa được thực hiện tốt dẫn đến người sản xuất thua thiệt và bị động. Hiệu quả của vấn đề này một phần được phản ánh qua việc tiêu thụ vải sấy khô mùa vụ năm 2000, giá thành một kg vải sấy khô khoảng 30.000 đồng, khi bán thu được 1/2 - 1/3 giá thành đã làm thiệt hại cho người sản xuất hon 10 tỷ đồng

- Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nông - lâm - thuỷ sản cung ứng vật tư kỹ

5.1. Tình hình thực hiện chính sách thuế.

Thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của ngân sách, vừa là công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng nhằm khuyến khích, hỗ trợ định hướng nông nghiệp nông thôn trong đó có kinh tế trang trại. Đối với các trang trại sản xuất kinh doanh hàng hoá lớn, thì việc nộp thuế là nghĩa vụ của trang trại đối với nhà nước. Do vậy chính sách thuế không chỉ nhằm tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước mà còn khuyến khích các trang trại tích luỹ vốn đầu tư phát triển. Đế phát huy vai trò của thuế, năm 1990 Chính phủ Việt Nam đã tiến hành cải cách bước một với việc ban hành các văn bản pháp luật về thuế thống nhất, áp dụng chung cho các thành phần kinh tế: Thuế doanh thu(1990), thuế lợi tức(1990), thuế sử dụng đất nông nghiệp(1993). Năm 1996 Luật ngân sách nhà nước ban hành đã xác định rõ nguyên tắc thu thuế, phân cấp quản lý thuế. Năm 1998 Nhà nước thực hiện cải cách thuế bước hai với việc thay thế thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng(VAT), thay thuế lợi tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp và một số thuế khác.

Đến nay hệ thống thuế của Việt Nam đã được khoa học hơn, khách quan hơn đơn giản hơn, và trở thành cơ sở pháp lý cho hoạt động thu - nộp ngân sách ở các địa phương trong cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các luật thuế năm 1999 Chính phủ. Trong Nghị quyết số 03 ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại nêu rõ chính sách thuế cho phát triển kinh tế trang trại như sau:

- Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là những vùng đất trống đồi trọc, bãi bồi, dầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số 51/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đối số 03/1998/HQ10.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số 30/1998/NĐ - CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trangtrại sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hoá và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.

- Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm , ngư nghiệp.

Những chính sách thuế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng đã tạo được điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và kích thích cho trang trại phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị ttrường.

5.2. Những hạn chê trong quá trình thực hiện chính sách thuế.

Chính sách thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng về cơ bản đã hợp lý, đã tạo điều kiện cho loại hình này phát triển. Tuy vậy, ở một số sắc thuế cũng còn có một số vấn đề còn chưa phù hợp, trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc như sau:

- Về thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Nhìn chung, các chủ trang trại hàng năm phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng trồng. Định suất thuế một năm bằng ki lô gam thóc trên một hec ta của từng hạng đất.

Đối với các trang trại sử dụng đất nông nghiệp vượt quá mức hạn điền theo quy định của Luật đất đai thì việc phải nộp thuế theo các mức như trên, còn phải nộp thuế bổ sung băng 20% mức thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với phần diện tích trên mức hạn điền. Từ ngày 1/1/1999 thực hiện theo quy

định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật của đất đai: chủ trang trại đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn điền theo thời hạn bằng 1/2 thời hạn giao đất nhưng phải nộp thuế bổ sung đối với diện tích đó theo quy định của pháp luật, sau thời hạn quy định này phải chuyển sang thuê đất. Đối với diện tích vượt hạn điền chủ trang trại có sau ngày 1/1/1999 thì phải nộp tiền thuê đất. Như vậy các chủ trang trại vừa phải trả “tiền mua” quyền sử dụng đất vừa phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước.

Ngoài ra, các chủ trang trại có thể phải nộp tiền thuê đất hàng năm nếu thuê đất của Nhà nước đế sản xuất; nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất nếu thực hiện việc sang nhượng lại đất đai. Theo quy định, mức thuế chuyển quyền sử dụng đất là 10%. Trong những năm qua, việc chuyển quyền sử dụng đất đai đã diễn ra ở một số địa phương. Tuy vậy, hầu như Nhà nước không thu thuế chuyển quyền sử dụng đất. Nguyên nhân tình trạng đó là do quản lý Nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo và mức thuế suất còn cao. Do vậy họ đã thực hiện kênh ngầm với nhau.

- Về thuế giá trị gia tăng:

Các chủ trang trại khi bán các sản phẩm do mình trực tiếp trồng trọt thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Nhưng nếu các chủ trang trại có đầu tư cơ sở chế biến các sản phẩm trên rồi mới bán ra thị trường thì phải nộp thuế giá trị gia tăng.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Hiện tại, các chủ trang trại sản xuất hàng hoá lớn có doanh thu trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/năm thì phần thu nhập trên 36 triệu đồng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, trong một số sắc thuế vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều Bộ, ngành và địa phương để đưa ra các biện pháp nhàn tạo ra sức bật cho kinh tế trang trại, tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá lớn ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện kinh tế xã hội.

6. Đánh giá chung vế các chính sách phát triển kinh tế trang trại Việt Nam.

6.1. Những mặt đạt được của các chính sách

Từ sự phân tích đánh giá có tính hệ thống về thành công trong triển khai, nghiên cứu, ban hành và thực hiện các chính sách tác động trực tiếp và tác động gián tiếp đến kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay cho phép rút ra một số nhận xét và đánh giá tổng quát như sau:

Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) các chính sách trong Nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng luôn được Nhà nước chú trọng hon.

- Các chính sách phát triển kinh tế trang trại nói riêng và nông nghiệp nói chung trong thời gian qua đã bổ sung hoàn thiện và nâng cao những nội dụng cơ bản của đường lối đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước thông qua việc ban hành một hệ thống các văn bản mang tính pháp quy (xem tài liệu tham khảo). Bước đầu đã hình thành khung khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường thuận lợi để đưa công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn và kinh tế trang trại đi vào quỹ đạo của quản lý pháp luật và theo các quy kuật kinh tế thị trường.

- Việc ban hành các chính sách mới một cách kịp thời, đã giải tỏa một phần những hạn chế, vướng mắc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế trang trại tạo môi trương thúc đấy động lực cho kinh tế trang trại phát triển.

- Các chính sách phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thu hút một lượng vốn khá lớn trong dân đầu tư vào lĩnh vực này. Số lượng trang trại tăng nhanh đặc biệt là những năm gần đây tính đến nay cả nước có khoảng 113.000 trang trại.

Gía trị sản phẩm hàng hoá của các loại hình trang trại tăng nhanh và nó góp phần vào việc tăng tốc độ giá trị sản xuất hàng hoá của ngành nông nghiệp hàng năm 4- 6%.

Như vậy, các chính sách đã có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế trang trại thông qua đó góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp tạo ra động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế trang trại việt nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 46)