II. Đánh giá về một sô chính sách tác động đến sự phát triểnKTTT
3. Chính sách tín
6.1 .Những mặt đạt đượccủa các chính sách phát triểnKTTT
Từ sự phân tích đánh giá có tính hệ thống về thành công trong triển khai, nghiên cứu, ban hành và thực hiện các chính sách tác động trực tiếp và tác động gián tiếp đến kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay cho phép rút ra một số nhận xét và đánh giá tổng quát như sau:
Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) các chính sách trong Nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng luôn được Nhà nước chú trọng hon.
- Các chính sách phát triển kinh tế trang trại nói riêng và nông nghiệp nói chung trong thời gian qua đã bổ sung hoàn thiện và nâng cao những nội dụng cơ bản của đường lối đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước thông qua việc ban hành một hệ thống các văn bản mang tính pháp quy (xem tài liệu tham khảo). Bước đầu đã hình thành khung khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường thuận lợi để đưa công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn và kinh tế trang trại đi vào quỹ đạo của quản lý pháp luật và theo các quy kuật kinh tế thị trường.
- Việc ban hành các chính sách mới một cách kịp thời, đã giải tỏa một phần những hạn chế, vướng mắc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế trang trại tạo môi trương thúc đấy động lực cho kinh tế trang trại phát triển.
- Các chính sách phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thu hút một lượng vốn khá lớn trong dân đầu tư vào lĩnh vực này. Số lượng trang trại tăng nhanh đặc biệt là những năm gần đây tính đến nay cả nước có khoảng 113.000 trang trại.
Gía trị sản phẩm hàng hoá của các loại hình trang trại tăng nhanh và nó góp phần vào việc tăng tốc độ giá trị sản xuất hàng hoá của ngành nông nghiệp hàng năm 4- 6%.
Như vậy, các chính sách đã có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế trang trại thông qua đó góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp tạo ra động lực mạnh mẽ đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung.
6.2. Những hạn chế của chính sách phát triển kỉnh tê trang trại
Những chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung một mặt đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển của các cơ sở sản xuất ở trang trại, tạo việc làm tăng thu nhập... nhưng cũng bộc lộ những mạt hạn chế của nó
- Nhà nước chưa có hệ thống chính sách đồng bộ, cụ thể nhằm khuyên khích phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây kinh tế trang trại phát triển khá mạnh theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước nhưng chưa được hướng dẫn và phần lớn các trang trại phát triển còn mang tính tự phát, phân tán, manh mún, chưa gắn kết với quy hoạch các vùng sản xuất và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách như: Luật đất đai năm 1993, các Nghị quyết (xem phụ lục) hướng dẫn phát triển kinh tế trang trại nhưng việc chuyển đổi các văn bản chính sách đó xuống tận cơ sở để phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện còn chậm.
- Các chủ trương của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết của Chính phủ, các Nghị định... ví dụ như Nghị quyết số 06/NỌ/TW của Bộ chính trị đã đè ra chủ trương phát triển kinh tế trang trại gia đình, Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại chưa được thể chế hoá thành các văn bản pháp luật một cách đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
- Việc phát triển kinh tế trang trại nhiều năm qua chưa có quy hoạch định hướng theo vùng, địa bàn đầu tư đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cho kinh tế trang trại. Thiếu hệ thống công trình thuỷ lợi, hệ thống khuyên
nông nên chưa đáp ứng được yêu cầu về giống, kỹ thuật, canh tác và khả năng thâm canh.
- Nhà nước chưa có hệ thống chính sách để giúp đỡ, hướng dẫn kinh tế trang trại phát triển theo đúng hướng, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho bản thân họ và cho đất nước. Mặt khác thiếu quy hoạch định hướng, hướng dẫn các chủ trang trại đầu tư phát triển vào những vùng đất còn hoang hoá.
Như vậy, xét trên tổng thể trong những năm qua kinh tế trang trại ở nước ta đã góp phần đáng kể cho việc tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Phát huy hiệu quả nguồn lực, tạo việc làm... với những hiệu quả thiết thực như đã phân tích ở trên, trong những năm tới Nhà nước cần có co chế chính sách hoàn thiện hon tạo môi trường pháp lý cho kinh tế trang trại tiếp tục phát triển đúng hướng góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Chương III.
ĐỊNH HƯỨNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TÊ TRANG TRẠI
ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010.
I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG VỀ PHÁT TRIEN KINHTÊ'TRANG TRẠI.
1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ tới nhung để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số: 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại cần quán triệt các quan điểm sau:
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cu, xây dựng nông thôn mới
Qúa trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Các hộ gia đình, cá nhân, đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ưu tiên các hộ có kinh nghiệm, có vốn, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất và hộ không có hoặc thuê đất sản xuất nông nghiệp, nhưng có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng việc hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng và tăng cường công tác quản lý Nhà nước.
Z.Phuong hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.
2.1. Phương hướng chung:
Thúc đẩy sự hình thành các trang trại ở các vùng nhất là ở trung du, miền núi và một số vùng ven biển có điều kiện. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướns sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cơ cấu kinh doanh để thúc đấy sự hình thành các loại kinh tế trang trại. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế trang trại về qui mô, cơ cấu kinh doanh, sở hữu và phương thức quản lý. Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại, tạo điều kiện để hình thành kinh tế trang trại thực sự, tăng cường việc kiểm soát để tránh các hiện tượng tiêu cực.
2.2. Phương hướng phát triển kinh tê trang trại từng vùng cụ thể :
a) Vùng ven biển :
- Tiểu vùng ven biển không có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản: Đặc điểm cơ bản của vùng này là đất chật, người đông, khó có khả năng mở mang nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Thu nhập chính của vùng này là đánh bắt thuỷ sản và một phần từ làm mộng. Trước mắt cần triển khai chương trình đánh bắt thuỷ sản xa bờ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển một phần dân cư đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Trên cơ sở kết hợp nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ, ở tiểu vùng này sẽ xuất hiện những trang trại theo hướng kinh doanh tổng hợp.
- Tiểu vùng nhiều đầm, phá có khả năng nuôi trồng thuỷ sản: về cơ bản ở đây vẫn là phát triển kinh tế hộ nông dân, ở những nơi có diện tích mặt nước lớn có thể đấu thầu theo hình thức một chủ hoặc nhiều gia đình liên doanh để hình thành ngay từ đầu trang trại nuôi trồng thuỷ sản quy mô trung bình và lớn. Vì vậy, tổ chức sản xuất theo hình thức liên doanh từng nhóm hộ gia đình cùng lập trang trại để kinh doanh sẽ được phát triển.
chia thành hai dạng: vùng đất bồi đắp và vùng ngập mặn nhiều năm có rừng tự nhiên.
+ Ở dạng thứ nhất, nên thực hiện hình thái trang trại ngay từ đầu kết họp với chương trình di dân, xây dựng các vùng kinh tế mới. Sau khi có khảo sát cơ bản, Nhà nước cần quy hoạch tổng vùng và quy hoạch chi tiết, đầu tư ban đầu những điều kiện cơ bản phục vụ cho sản xuất và đời sống như đê biển, thuỷ lợi, đường giao thông, các công trình dân sinh. Từ đó chuyển đến một số hộ và giao cho họ một diện tích đất nông nghiệp nuôi trồng hải sản đủ lớn để hình thành kinh tế trang trại.
+ Ớ dạng thứ hai, mạnh dạn giao rừng, mặt nước, đất nông nghiệp lâu dài cho các hộ. Nơi thưa dân Nhà nước có thể hỗ trợ đầu tư ban đầu như ở dạng thứ nhất để hình thành các trang trại. Lúc đầu chủ yếu kinh tế trang trại nên hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, bảo vệ và trồng rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản. Dần dần trên cơ sở những trang trại kinh doanh nông nghiệp xuất hiện yêu cầu tác động của công nghiệp, dịch vụ.
b) Vùng trung du và miền núi.
Nhìn chung đây là vùng có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, đất đai và thời tiết đa dạng có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi đại gia súc thuận lợi. Vùng trung du và miền núi có thể chia thành hai tiểu vùng:
- Tiểu vùng cao có rừng: Hướng cơ bản là thực hiện định canh, định cư, hình thành kinh tế trang trại kinh doanh lâm nghiệp trên cơ sở giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình. Đây là vùng có vị trí đặc biệt: bảo vệ lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh quốc phòng, giữ rừng đầu nguồn. Do đó không nên định mức hạn điền cao hơn vùng khác, về đầu tư, đây là tiểu vùng có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái. Nhà nước càn có chế độ đầu tư ưu tiên đặc biệt theo kiểu “nuôi người giữ đất,
- Tiểu vùng còn lại: ở tiểu vùng có các nông, lâm trường, trước hết phải đổi mới mô hình hoạt động của nông, lâm trường. Các lâm trường chuyến sang chế độ kinh doanh xí nghiệp công ích làm trung tâm dịch vụ, vốn, kỹ thuật, công nghệ . Các nông trường cần tiếp tục giao đất, vườn cây, đàn gia súc cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân trong vùng và chuyển sang làm dịch vụ một số yếu tố đầu vào, đầu ra cho các hộ.
- Các tiểu vùng khác, hướng kinh doanh của trang trại là lâm - nông hoặc nông - lâm nghiệp, kinh doanh đa dạng như trồng trọt kết hợp với chăn nuôi hoặc chuyên môn hoá trồng trọt, chăn nuôi một số loại sản phẩm nhất định. Đồng thời có một số hộ kiêm công nghiệp dịch vụ hoặc xuất hiện một số hộ hay doanh nghiệp tư nhân chuyên làm công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.
Ở các khu vực thuận tiện giao thông, tiêu thụ nông sản phẩm và có khả năng thu hút vốn đầu tư, cần khuyên khích việc hình thành các trang trại kinh doanh những ngành đòi hỏi đầu tư cao nhưng hiệu quả lớn.
c) Vùng đồng bằng ven đô thị.
Phưong thức hình thành kinh tế trang trại không dựa trên việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp của từng trang trại vì diện tích đất ít, mật độ dân số cao. Việc hình thành kinh tế trang trại ở vùng này có đặc điểm:
- Hiện tại không theo hướng chủ yếu là tăng quy mô diện tích đất đai mà chuyển đổi đất đai để kinh doanh tập trung. Hướng co bản là lựa chọn kinh doanh những ngành nghề tạo ra thu nhập lớn. Do đó trong thập kỷ tới, hướng phát triển kinh tế trang trại ở đây là trồng rau, cây ăn quả, cây cao cấp, cây cảnh, hoa, chăn nuôi gia cầm hoặc bò sữa theo phương thức thâm canh quy mô tương đối lớn.
- Trên cơ sở từng bước thực hiện phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu
đồng đều giữa các vùng. Do những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nên trong những năm tới kinh tế trang trại ở nước ta sẽ phát triển nhanh hơn ở những vùng đất mới, trung du, miền núi.
II. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MỘT số CHĨNH SÁCH CHỦ Yấu PHÁT TRIỂN KINH TẼ' TRANGTRẠI.
l.Chỉnh sách đất đai:
Đất đai là mối quan tâm hàng đầu đối với các hộ nông dân nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Trên thực tế, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có được nhiều đổi mới về chủ trương, chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho quá trình tập trung mộng đất diễn ra trên nhiều vùng, địa phương. Nhờ đó các trang trại đã được hình thành và phát triển, đất đai ngày được sử dụng đầy đủ và hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên quá trình tích tụ, tập tmng đất đai phát triển kinh tế trang trại diễn ra còn chậm.
Trong bối cảnh trên thì hoàn thiện chính sách đất đai đối với phát triển kinh tế trang trại cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy hoạch đất đai.
Quy hoạch đất đai là cơ sở quan trong thiện bố trí sản xuất theo hướng khai thác các lợi thế của vùng và địa phương giao đất cho các tổ chức đơn vị kinh tế, trong đó có các trang trại. Đối với kinh tế trang trại quy hoạch đất đai giúp cho các chủ trang trại khai thác có hiệu quả đất đai và các vùng đất còn hoang hoá sẽ đưa vào sản xuất theo yêu cầu chung của phát triển kinh tế trang trại, tình trạng khai thác đất đai bừa bãi dẫn đến lãng phí đất, phá hoại môi trường sinh thái.
Hiện nay, hầu hết các địa phương đã có quy hoạch tổng thể đất đai, một
số đại phương đã có quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai, nhưng theo yêu cầu
chung của phát triển kinh tế, cũng như yêu cầu của phát triển kinh tế trang
trại, cần rà soát lại quy hoạch ở từng địa phương, hoàn thiện quy hoạch chi
tiết, định hình quy mô vùng chuyên môn hoá tập trung đã có, thực hiện quy
hoạch vùng chuyên môn hoá mới, đặc biệt là vùng cây ăn quả, cây công
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... Để làm được như vậy thì Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn các địa phương cần tiến hành các công tác:
+ Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp của các tỉnh, thành phố, xác định các vùng phát triển kinh tế trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển kinh tế trang trại, chủ yếu là các vùng đất trống đồi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi ven sông, ven biển, mặt