Các chế độ hoạt động bảo dƣỡng thiết bị điện

Một phần của tài liệu Thử nghiệm trạm biến áp cách điện khí SF6 (Trang 49 - 51)

Thực chất công tác bảo dƣỡng thiết bị điện có thể tóm tắt trong bốn quy tắc sau đây:

- Bảo quản thiết bị nơi khô ráo - Bảo quản thiết bị nơi mát mẻ - Giữ cho thiết bị luôn sạch sẽ

- Giữ cho thiết bị luôn kín

Sau đây là các chế độ hoạt động bảo dƣỡng thƣờng gặp trong thực tế.  Hoạt động cho tới khi hƣ hỏng

Với chế độ hoạt động này ngƣời ta không cần quan tâm tới việc bảo dƣỡng. Thiết bị làm việc liên tục, các bộ phận xuống cấp chỉ đƣợc sửa chữa hoặc thay thế khi ảnh hƣởng xuống cấp không thể chấp nhận đƣợc, điều này đồng nghĩa với sự cố hƣ hỏng thiết bị. Với hình thức hoạt động này không dự kiến chỉ báo và ngăn chặn sự xuống cấp nhƣng hậu quả có thể chấp nhận đƣợc. Nói chung các thiết bị điện có độ tin cậy cao và đƣợc bố trí bảo vệ có chọn lọc nên khi có một bộ phận bị hƣ hỏng không làm lây lan sang các bộ phận khác. Nếu thiết bị hoặc chi tiết của nó bị hƣ hỏng sẽ đƣợc thay thế kịp thời. Chế độ hoạt động cho tới khi hƣ hỏng chỉ áp dụng cho các cơ sở nhỏ, ít quan trọng về kinh tế kỹ thuật.

Bảo dƣỡng và kiểm tra khi cần

Với chế độ hoạt động này việc kiểm tra và bảo dƣỡng thiết bị không thƣờng xuyên hoặc định kỳ theo lịch trình. Các nguy cơ hƣ hỏng thƣờng đƣợc phát hiện sớm và đƣợc sửa chữa kịp thời. Tuy vậy không có quy định chặt chẽ các khâu cần phải bảo dƣỡng tỷ mỷ cũng nhƣ không có kế hoạch bảo dƣỡng chi tiết chế độ hoạt động cho tới khi hƣ hỏng chỉ áp dụng cho các cơ sở nhỏ, ít quan trọng về kinh tế kỹ thuật.

Bảo dƣỡng dự phòng theo kế hoạch

Hoạt động bảo dƣỡng thiết bị đƣợc tiến hành thƣờng xuyên theo một lịch trình chặt chẽ sau một khoảng thời gian vận hành hoặc sau một số chu trình làm việc của thiết bị điện. Quy trình và thủ tục bảo dƣỡng dựa trên các chỉ dẫn của nhà chế tạo hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ. Công tác bảo dƣỡng hoàn toàn có tính chất định kỳ, tuy vậy không có ƣu tiên đối với một thiết bị hoặc một bộ phận nào. Hình thức hoạt động bảo dƣỡng này thƣờng đƣợc áp dụng cho các cơ sở lớn có ý nghĩa về kỹ thuật và kinh tế.

Đây là hình thức hoạt động bảo dƣỡng tích cực nhất và khoa học nhất. Quy trình và thủ tục bảo dƣỡng dự phòng đƣợc xây dựng một cách chi tiết căn cứ vào các dữ liệu thống kê xác suất xảy ra hƣ hỏng và tuổi thọ của thiết bị nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên và đảm bảo năng suất hoạt động của thiết bị. Trong quá trình làm việc liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về đối tƣợng cần bảo dƣỡng cũng nhƣ các thủ tục và quy trình, quy phạm mới nhằm phản ánh kinh nghiệm vận hành và bảo dƣỡng của thiết bị và tiến bộ của khoa học công nghệ. Đây là hình thức hoạt động bảo dƣỡng tiên tiến nhất vì nó cải thiện sự làm việc an toàn, tin cậy, nâng cao năng suất hoạt động, giảm chi phí vận hành, bảo dƣỡng vì nó chú trọng đến các chi tiết, bộ phận quan trọng nhất, có xác suất hƣ hỏng nhiều nhất mà không thực hiện bảo dƣỡng, kiểm tra và thử nghiệm tràn lan. Chƣơng trình bảo dƣỡng dự phòng và thử nghiệm đặt trọng tâm vào việc nâng cao độ tin cậy của thiết bị cũng nhƣ đƣa ra các dự báo về tình trạng thiết bị và hƣớng dẫn các dự báo về tình trạng thiết bị và hƣớng dẫn các biện pháp xử lý tình huống. Để đi đến các quyết định bảo dƣỡng và thử nghiệm ngƣời ta tiến hành đo đạc thƣờng xuyên các thông số kỹ thuật của thiết bị. Ngày nay với sự phát triển và hoàn thiện của các thiết bị và kỹ thuật đo lƣờng đo lƣờng điều khiển, tin học công nghiệp ngƣời ta đã xây dựng các hệ chuyên gia là lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo chuyên dụng cho lĩnh vực bảo dƣỡng dự phòng và thử nghiệm

Một phần của tài liệu Thử nghiệm trạm biến áp cách điện khí SF6 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)