Đánh giá chiến lược

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của thương hiệu Pizza Hut tại Việt Nam (Trang 34 - 36)

Nhìn chung hai chiến lược toàn cầu hóa và địa phương hóa mà Pizza Hut đang áp dụng tương đối phù hợp với môi trường kinh doanh của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam cũng như phù hợp với nguồn lực và điều kiện tài chính của Pizza Hut. Pizza Hut có đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực có chuyên môn cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế như am hiểu về văn hóa, pháp luật và chính trị của quốc gia sẽ kinh doanh, hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược toàn cầu hóa về mặt mẫu mã, bao bì, chất lượng và một số sản phẩm cố định. Hơn nữa việc kinh doanh cùng lúc tại nhiều quốc gia sẽ làm áp lực giảm chi phí của Pizza Hut tăng lên. Lúc này chiến lược toàn cầu hóa một phần này sẽ giúp làm giảm một phần chi phí vừa giúp định vị thương hiệu , tạo nên hình ảnh đồng nhất về bao bì, chất lượng, nhân viên, cách phục vụ của Pizza Hut trên thế giới. Bởi khách hàng sẽ nhận diện và tin dùng thương hiệu qua những hình ảnh trên chứ không tìm hiểu quá sâu xem doanh nghiệp đang dùng chiến lược kinh doanh nào.

Bản thân là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực ăn uống, lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa, địa lý, thói quen ăn uống thì áp lực địa phương hóa của Pizza Hut rất lớn. Nên việc áp dụng chiến lược địa phương hóa là điều hiển nhiên và bắt buộc phải làm. Pizza Hut đã đáp ứng được yêu cầu địa phương, nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở thích mới của người tiêu dùng. Pizza Hut mong đợi khi đưa ra những sản phẩm mới là người tiêu dùng sẽ nhận biết được giá trị cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty theo chiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và giành được thị phần lớn hơn.

Việc áp dụng song song cả hai chiến lược này đã bù trừ cho nhau rất nhiều. Chiến lược địa phương hóa làm tăng doanh thu nhưng cũng tiêu tốn nhiều chi phí thì chiến lược toàn cầu hóa sẽ làm giảm một số chi phí sản xuất kinh doanh nhất định để giảm nhẹ gánh nặng tài chính, dành chi phí để địa phương hóa, đồng thời tăng sự xuất hiện phổ biến hình ảnh công ty giúp doanh nghiệp ổn định doanh thu, có thể đạt được lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí là cao nhất. Về lâu dài sẽ giúp hoạt động kinh doanh của Pizza Hut ổn định và phát triển.

Nhìn sâu hơn nữa, mỗi chiến lược của Pizza Hut đều có cho mình những ưu nhược điểm riêng. Đây là điều không tránh khỏi. Vì vậy Pizza Hut cần nhận thức rõ để vận dụng tối đa ưu điểm , tìm cách khắc phục nhược điểm hạn chế cũng như vận dụng linh hoạt và thay đổi một vài chi tiết nếu cần thiết.

Chiến lược Toàn cầu hóa

Ưu điểm:

Doanh nghiệp có thể thực hiện một giao dịch cho phép khai thác được mạng lưới phân phối toàn cầu, kiểm soát tài chính được chuẩn hoá, và thông điệp toàn cầu. Pizza Hut phân phối pizza thông qua việc mở các cửa hàng của mình, trực tiếp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng chứ không qua một hình thức trung gian nào. Như vây, có thể giảm được một phần trong chi phí vận hành doanh nghiệp.

Nhược điểm:

Không có sự khác biệt giữa các sản phẩm giữa các quốc gia và vùng miền. Pizza Hut đã thành công khi mở rộng thương hiệu của mình ra các quốc gia trên toàn quốc bằng việc sử dụng chiến lược toàn cầu hóa cho sản phẩm của mình. Nhưng điều không thể tránh khỏi ở đây đó là sản phẩm chính của họ không đem lại sự khác biệt cho người tiêu dùng trong từng quốc gia. Vì họ vẫn giữ nguyên công thức, hương vị của bánh gây cho người tiêu dùng cảm giác nhàm chán đối với Pizza. Người tiêu dùng không cảm nhận được sự khác biệt khi tiêu thụ sản phẩm ở nơi họ đang sinh sống và ở những nơi khác chơi thế giới. Tâm lí của người tiêu dùng là luôn tìm kiếm sự khác biệt để thưởng thức và trải nghiệm vì thế thay vì ăn Pizza thì họ sẽ chọn những sản phẩm thay thế khác như là Hamburger, Fried Chicken,…

Khó theo kịp nhu cầu của thị trường. Do thị trường luôn biến động và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, để tránh mất đi khách hàng Pizza Hut đã tạo ra thêm nhiều sản phẩm mới như Spaghetti, bánh mì bơ tỏi, salad trộn,.. để đáp ứng nhu cầu và giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn thay vì chỉ có thể ăn pizza khi đến của hàng. Ở Việt Nam, những năm về trước thức ăn nhanh khá là lạ đối với họ nhưng trải qua quá trình hội nhập, việc tiêu thụ thức ăn nhanh ngày trở nên rộng rãi. Pizza Hut khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã rất thành công trong việc bán sản phẩm của mình, nhưng do nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao, Pizza Hut đã phải tạo ra sản phẩm riêng biệt ở thị trường Việt Nam. Đó là Pizza hải sản. Qua đó thấy được rằng, tuy chiến lược toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhưng lại bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chiến lược địa phương hóa

Ưu điểm:

Tạo được sự thu hút và đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm đối với những người dân bản địa, đặc biệt là những khách hàng khó tính, có khẩu vị khắt khe và muốn mọi chi tiết phải luôn được hoàn hảo khi chế biến cũng như bày trí. Họ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về sở thích của khách hàng và đáp ứng kịp thời một cách hiệu quả nhất. Khi đó, khách hàng cảm thấy giá trị của sản phẩm cao hơn các đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp chiếm được thị phần ở thị trường cạnh tranh Cụ thể ở đây là những chiếc pizza, mà Pizza

Hut tập trung nhiều vào vị hải sản hơn (menu của họ ở Việt Nam hầu như các vị pizza liên quan đến hải sản chiếm hơn một nửa), đánh vào thị hiếu thích thưởng thử hải sản của người dân nơi đây.

Nhược điểm:

Áp lực về chi phí. Do phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đòi hỏi sản phẩm phải có sự khác biệt giữa các quốc gia và vùng miền. Pizza Hut đã phải bỏ ra chi phí để tạo sản phẩm mang phong cách người dân bản địa vào thực đơn của mình. Điều đó gây ra sự gia tăng về giá của sản phẩm ở từng quốc gia. Ở Việt Nam, việc đáp ứng nhu cầu về thay đổi hương vị pizza đã làm giá sản phẩm tăng cao hơn so với những quốc gia khác.

Đòi hỏi công ty phải có nguồn lực về nhân sự. Khi thiết kế sản phẩm mang đậm phong cách của người bản địa, đòi hỏi Pizza Hut phải có đội ngũ nhân viên nắm rõ tình hình thị trường và nhu cầu của người dân ở từng khu vực để phát triển sản phẩm hiệu quả nhất. Bên cạnh thiết kế sản phẩm, tạo ra các chiến lược thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, hậu mãi cũng rất quan trọng vì vậy cần phải có đội ngũ nhân viên thật chuyên nghiệp để nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như là tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Các chiến lược này có thành công ?

Các chiến lược này khi được Pizza Hut áp dụng tại Việt Nam đã đem lại kết quả tương đối thành công. Doanh thu khổng lồ và số lượng cửa hàng thức ăn nhanh rải khắp toàn cầu của Pizza Hut đã minh chứng cho sự thành công của chiến thuật kinh doanh đúng đắn cũng như áp dụng cấu trúc tổ chức phù hợp- một sự pha trộn hoàn hảo giữa kinh doanh toàn cầu và các đặc tính địa phương.

Pizza Hut đang có mặt tại hơn 94 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới. Tại Việt Nam, thương hiệu này cũng đã có hơn 74 cửa hàng từ bắc tới nam. Sự yêu thích, mức độ nhận biết của thương hiệu này cũng khả quan. Pizza Hut đã thành công trong việc thu hút khách hàng. Theo cuộc khảo sát tại TPHCM, khi hỏi ngẫu nhiên 350 người thuộc nhiều thành phần lao động và độ tuổi khác nhau thì đã có tới 287 người ( chiếm 82% trong tổng số) trả lời biết đến thương hiệu Pizza Hut. Nhờ vậy mà sau thời gian dài hoạt động thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến và ưa thích nhiều hơn. Pizza Hut nhanh chóng dẫn đầu trong thị trường fastfood tại Việt Nam.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2015 cho thấy doanh thu của hãng đạt 2,6 tỷ USD. Lợi nhuận đạt 362 triệu USD. Các con số này tiếp tục tăng lên xấp xỉ 3 tỷ USD trong năm 2017. Tuy rằng trong những năm gần thị trường dần bão hòa, nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh thu của Pizza Hut không còn tăng nhanh vọt như thời kì đầu, danh tiếng không còn độc tôn nhưng vẫn giữ ở vị trí ổn định. Đối với các công ty hoạt động lâu dài.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của thương hiệu Pizza Hut tại Việt Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w