Sẵn sàng thương lượng

Một phần của tài liệu GIAO TIẾP TRONG TUYỂN DỤNG (Trang 49 - 50)

22 https://www.careerlink.vn/en/careertools/skills/6-buoc-chap-nhan-loi-moi-lam-viec-mot-cach-chuyen-nghiep, truy cập ngày 10/6/2021. truy cập ngày 10/6/2021.

Một khi bạn có các chi tiết về tiền lương, lợi ích và mô tả công việc, hãy quyết định xem đó có phải là điều bạn mong muốn không. Đây là cơ hội của bạn để thương lượng lại. Hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi phù hợp khi đàm phán mức lương, và hãy nhớ rằng bạn nên có thái độ hợp tác, không đối đầu hay quá gay gắt.

- Khi bạn đã sẵn sàng nói đồng ý, hãy đảm bảo đã hiểu tất cả mọi thứ

Hãy lặp lại các chi tiết của đề nghị, bao gồm tiền lương, ngày bắt đầu và bất kỳ điểm nào bạn đã thương lượng với nhà tuyển dụng. Điều này giúp đảm bảo bạn đã nắm rõ mọi thứ và không có những bất ngờ khó chịu vào ngày làm việc đầu tiên.

- Sau khi đồng ý, hãy “chốt” lại toàn bộ những gì cần chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên

Trước khi bắt đầu, hãy hỏi về các bước tiếp theo. Chẳng hạn có bất kỳ giấy tờ nào bạn cần phải mang theo không hay bạn có thể chuẩn bị cho ngày đầu tiên làm việc như thế nào? Thời gian nào bạn nên đến vào ngày bạn bắt đầu?... Điều này sẽ không chỉ giúp bạn nhận được thông tin cần thiết cho ngày làm việc đầu tiên mà còn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người chủ động và thực sự hào hứng khi bắt đầu làm việc với công ty.

3.3.3. Từ chối tuyển dụng

Ngược lại với khi chấp nhận tuyển dụng là người ứng tuyển sẽ gửi thư xác nhận còn khi từ chối tuyển dụng là thư từ chối tuyển dụng. Trong trường hợp này ứng viên là người gửi thư cho nhà tuyển dụng với mục đích từ từ chối cơ hội việc làm tại tổ chức đó. Mặc dù từ chối tuyển dụng, người ứng tuyển vẫn phải thể hiện được sự tôn trọng với nhà tuyển dụng.

Một phần của tài liệu GIAO TIẾP TRONG TUYỂN DỤNG (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)