tránh thai khẩn cấp
3.2.1.1 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về TTTKC
Nghiên cứu cho thấy 58,7% người bán lẻ thuốc tham gia khảo sát có kiến thức đạt về TTTKC, thấp hơn so với người bán lẻ thuốc trong nghiên cứu tại Nepal (65,6%) [21] trong đó kiến thức của NBT về quy định bán TTTKC là kém nhất.
a. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về quy định bán TTTKC
Tại Việt Nam cũng như một số quốc gia khác trên thế giới, TTTKC chứa hoạt chất levonorgestrel đơn thành phần hoặc phối hợp với ethylestradiol được xếp vào nhóm thuốc không kê đơn. TTTKC chứa hoạt chất mifepristone là thuốc kê đơn, được bán khi có đơn của bác sĩ. Tuy vậy, 57,3% người bán lẻ thuốc nhầm lẫn TTTKC chứa hoạt chất mifepristone là thuốc không kê đơn.
Thông tư 07/2017/TT-BYT quy định các nội dung phải tư vấn khi bán các thuốc không kê đơn có chỉ định tránh thai. Có hơn 80,0% người được hỏi đã nhận thức được rằng liều dùng (80,0%) và thời gian uống (89,3%) TTTKC là nội dung bắt buộc phải tư vấn. Trên ½ người trả lời biết rằng phải tư vấn về tên thuốc (53,3%), tác dụng (62,7%), chỉ định (59,3%) và chống chỉ định (65,3%) của TTTKC khi bán. Có lẽ do đặc điểm của TTTKC, hầu hết (83,3%) người bán lẻ thuốc cho rằng nên tư vấn về TDKMM của thuốc
43
trong khi chỉ 47,3% NBT tư vấn về các lưu ý trong quá trình sử dụng TTTKC.
b. Kiến thức cơ bản của người bán lẻ thuốc về sử dụng TTTKC
Về thành phần của TTTKC, chỉ 19,3% người tham gia trả lời chính xác nội dung kiến thức này và thậm chí có 4,0% người bán lẻ thuốc không biết hoặc không chắc chắn. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại Hungary [23]. Điều này có thể là do trong nghiên cứu thực hiện tại Hungary không nghiên cứu về thành phần cụ thể của TTTKC. Tất cả những người phỏng vấn có kiến thức đúng về các trường hợp có thể sử dụng TTTKC, trong đó “QHTD không được bảo vệ” là đáp án được chọn nhiều nhất (90,0%). Tỷ lệ này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Szucs M. và Szöllosi A. P tại Đông Nam Hungary, trong đó nhận thức này được quan sát thấy ở 90,0% NBT [23]. Chống chỉ định là thông tin cần thiết mà NBT bắt buộc phải tư vấn khi bán TTTKC. Vì vậy, có kiến thức đúng về những nội dung này sẽ giúp NBT tăng cường thúc đẩy sử dụng TTTKC an toàn, hợp lý. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ 11,3% người tham gia trả lời đúng hoàn toàn nội dung này.
Hầu hết những người được hỏi (91,3%) báo cáo rằng TTTKC được sử dụng với “liều đơn độc 1,5mg hoặc 2 liều 0,75mg”. Kết quả này cao hơn nghiên cứu được thực hiện ở Nepal (68,3%) [21]. Đa số (95,3%) NBT báo cáo rằng TTTKC nên được thực hiện sau khi QHTD không được bảo vệ để đạt hiệu quả về mặt lâm sàng, cao hơn nghiên cứu được thực hiện trên những người bán lẻ thuốc ở Nicaragua (79,0%) [13]. Chỉ một phần nhỏ (2,7%) những người bán lẻ thuốc tham gia khảo sát khuyến nghị sử dụng TTTKC trước và trong khi giao hợp. Hơn 2/3 (69,3%) tổng số người tham gia nghiên cứu trả lời rằng TTTKC chứa hoạt chất levonorgestrel nên được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi QHTD không được bảo vệ, cao hơn nghiên cứu được thực hiện tại Nepal, nơi chỉ 45,2% người trả lời biết chính xác nội dung này [21].
Về cơ chế hoạt động của TTTKC, có 92,0% NBT trả lời chính xác, cao hơn nghiên cứu được thực hiện ở Managua, Nicaragua với 63,4% người được hỏi biết chính xác cơ chế hoạt động của TTTKC [13]. Một tỷ lệ cao những người tham gia (92,7%) có hiểu biết đúng đắn rằng TTTKC không cung cấp biện pháp bảo vệ chống lại STDs. Tuy nhiên 7,3% vẫn tin rằng TTTKC bảo vệ chống lại STDs. Một quan niệm sai lầm như vậy có thể khiến phụ nữ gặp rủi ro đáng kể về sức khỏe tình dục, gia tăng QHTD không an toàn. Trong nghiên cứu này của chúng tôi có 90,0% người bán lẻ thuốc biết về TDKMM của thuốc, tuy nhiên khi được yêu cầu liệt kê 2 TDKMM của TTTKC 6,7% số người trả
44
lời có biết đã để trống và không điền mục này. Đáng chú ý chỉ 24,7% người tham gia kháo sát biết rằng TTTKC tương tác với rifampicin và carbamazepin, 47,3% NBT không biết hoặc không chắc chắn về nội dung này. Điều này có thể dẫn tới việc tư vấn cho khách hàng không hợp lý, gia tăng các rủi ro khi sử dụng thuốc.
c. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về các trường hợp đặc biệt khi sử dụng TTTKC
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết (90,0%) người bán lẻ thuốc biết rằng TTTKC sẽ không có hiệu quả nếu bệnh nhân nôn trong vòng hai giờ sau khi sử dụng TTTKC, tuy nhiên chỉ 40,7% người trả lời nhận thức được rằng thuốc cũng không hiệu quả khi bệnh nhân QHTD không được bảo vệ ngay sau khi dùng TTTKC.
Tương tự như nghiên cứu ở Nepal (63.4%) [21], Nicaragua (57,0%) [13], New Mexico (68,0%) [12], 76,7% NBT tin tưởng không chính xác rằng TTTKC có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển, 18,7% người được hỏi trả lời không biết hoặc không chắc chắn. Kiến thức không đầy đủ về những vấn đề quan trọng như vậy có thể gây tâm lý lo lắng cho phụ nữ, do đó cản trở việc sử dụng TTTKC kịp thời và dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
Điều tra về thanh niên và thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng nhiều khách hàng không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc nên sử dụng sản phẩm nhiều lần trong tháng và dùng liên tục nhiều tháng. Từ đó dẫn đến một số trường hợp đã sử dụng TTTKC nhưng vẫn có thai do lạm dụng thuốc dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy nếu NBT có kiến thức tốt về những vấn đề này sẽ giúp khách hàng tăng cường sử dụng thuốc tránh thai an toàn, hợp lý hơn. Tuy nhiên 15,3% người tham gia khảo sát vẫn tin rằng có thể sử dụng TTTKC ≥ 3 lần/tháng. Đáng mừng là hầu hết (92.7%) người được hỏi khẳng định rằng sử dụng nhiều lần TTTKC chứa hoạt chất levonorgestrel trong 1 chu kỳ kinh nguyệt có nguy cơ gây hại sức khỏe.
d. Đánh giá kiến thức chung của người bán lẻ thuốc về TTTKC
Nhìn chung, kiến thức chung của người bán lẻ thuốc tham gia nghiên cứu dao động từ không đạt đến đạt. Mặc dù có 58,7% người trả lời có nhận thức đạt, nhưng cần chú ý rằng chỉ có khoảng 11,3% trong số họ biết các trường hợp chống chỉ định của TTTKC. Trước thực trạng sử dụng TTTKC càng ngày càng tăng nhưng đáng lưu ý là kiến thức của họ về TTTKC còn hạn chế. Điều này kéo theo nguy cơ sẽ có nhiều khách hàng không được cung cấp tư vấn sử dụng TTTKC hợp lý. Đây có thể là do hầu hết NBT có trình độ trung cấp, cao đẳng chưa được đào tạo chuyên sâu về những nội dung này.
45
Vì thế, để NBT có thể hoàn thành tốt vai trò tư vấn sử dụng TTTKC cho khách hàng thì nâng cao nhận thức của họ về các kiến thức cơ bản của TTTKC cũng như kiến thức của NBT về các trường hợp đặc biệt khi sử dụng TTTKC là việc cấp thiết.
3.2.1.2 Thái độ của người bán lẻ thuốc về thuốc tránh thai khẩn cấp
a. Thái độ của NBT về thực trạng sử dụng TTTKC trong nhà thuốc hiện nay
Trong số những người tham gia khảo sát, có 20,0% đồng ý rằng TTTKC an toàn để sử dụng, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu được thực hiện ở Nepal (53,4%) [21]. Tất cả phụ nữ đã QHTD nên biết về TTTKC được hầu hết NBT đồng thuận (85,3%), tương tự như nghiên cứu được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ (92%) [10] và cao hơn so với nghiên cứu được thực hiện ở Ethiopia (58,3%) [11]. Hơn ½ NBT đồng ý rằng thanh thiếu niên cần phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng TTTKC (58,7%) cũng như TTTKC chỉ nên được bán cho khách hàng trên 18 tuổi (60,0%) tương tự như nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ lệ lần lượt là (51,8%) và (58,3%) [10].
Về TTTKC không kê đơn, chỉ 30,7% NBT đồng ý rằng việc bán TTTKC ở dạng không kê đơn sẽ khuyến khích QHTD không an toàn trong khi 65,2% người tham gia nghiên cứu ở Nepal đồng ý với phát biểu này [21]. Kết quả khác biệt này có thể là do mối quan tâm của NBT ở Nepal về việc thanh thiếu niên sử dụng TTTKC một cách thiếu khôn ngoan và nguy cơ gia tăng QHTD không an toàn. Tuy nhiên, 70,7% người được hỏi đồng ý rằng TTTKC không kê đơn có thể dẫn đến lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc nhiều lần, tương tự như nghiên cứu của Ehrle N et al (67,7%) [13].
Hầu hết những người được phỏng vấn (90,6%) phản đối việc sử dụng TTTKC như một phương pháp tránh thai hàng ngày bằng đường uống.
b. Thái độ của người bán lẻ thuốc về thông tin/truyền thông về TTTKC
Đa số người bán lẻ thuốc đã tham gia khảo sát (81,3%) tin rằng TTTKC nên là một phần của giáo dục sức khỏe sinh sản trong trường học. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ (73,1%) [10]. Ngoài ra các nghiên cứu được thực hiện ở sinh viên đại học cho thấy sự tồn tại hạn chế trong nhận thức về sử dụng TTTKC [17]. Hơn nữa 91,3% NBT cho rằng cần có tài liệu hướng dẫn/đào tạo chính thức để cho phép người bán lẻ thuốc bán TTTKC một cách thích hợp. Đây là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải can thiệp giáo dục và đào tạo tập trung vào TTTKC cho người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc bởi đây là địa điểm mà khách hàng thường tìm đến đầu tiên để yêu cầu tư vấn TTTKC sau khi QHTD không được bảo vệ.
46
c. Đánh giá thái độ chung của người bán lẻ thuốc về sử dụng TTTKC
Về thái độ, nhìn chung tỷ lệ những người tham gia nghiên cứu có thái độ chưa phù hợp và phù hợp là bằng nhau (chiếm 50,0%). Tuy nhiên, có 26,6% người bán lẻ thuốc cảm thấy không thoải mái khi bán TTTKC vì những vấn đề đạo đức.
3.2.1.3 Thực hành của người bán lẻ thuốc về thuốc tránh thai khẩn cấp a. Thực hành của người bán lẻ thuốc về các trường hợp bán TTTKC
Kết quả nghiên cứu cho thấy người trưởng thành trên 18 tuổi là đối tượng mua TTTKC thường xuyên nhất (98,7%), trái ngược với nghiên cứu ở Nepal với 58,1% người tham gia khảo sát báo cáo rằng đối tượng thường xuyên đến nhà thuốc yêu cầu TTTKC nhất là thanh thiếu niên [21]. Phần lớn (99,3%) sản phẩm TTTKC ở nhà thuốc được bán theo yêu cầu của khách hàng mà không cần đơn, tương tự như nghiên cứu được thực hiện ở Managua, Nicaragua [13] và Lagos Metropolis, Nigeria [18]. Ngoài ra, hầu hết những người được hỏi trong nghiên cứu sẵn sàng phân phối TTTKC cho nam giới tìm kiếm TTTKC cho bạn tình của họ (85,3%), tương tự như nghiên cứu được thực hiện ở Nicaragua (83,9%) [13].
Có 80% NBT cho biết rằng họ đã từng từ chối bán TTTKC, và những trường hợp được từ chối nhiều nhất là khách hàng có chống chỉ định sử dụng TTTKC (44,0%), khách hàng đã sử dụng TTTKC trong tháng này (37,3%) và thanh thiếu niên yêu cầu TTTKC nhưng không được sự đồng ý của gia đình (28,0%). Điều này phù hợp với khảo sát về thái độ, khi có 60,0% người được hỏi đồng ý rằng chỉ nên bán TTTKC cho khách hàng trên 18 tuổi, cũng như khảo sát về kiến thức với 92,7% NBT cho rằng việc sử dụng nhiều lần TTTKC trong một tháng có nguy cơ gây hại sức khỏe. Tuy nhiên với kết quả là chỉ có 11,3% người tham gia nghiên cứu biết rõ về chống chỉ định của TTTKC thì sẽ ảnh hưởng đến thực hành của người bán lẻ thuốc cũng như khiến khách hàng mang thai ngoài ý muốn nếu không được sử dụng các BPTT kịp thời.
Hầu hết (98,0%) người bán lẻ thuốc cho biết có khách hàng là nam giới đến nhà thuốc mua TTTKC với các mức độ thường xuyên (12,7%), thỉnh thoảng (72,6%) và hiếm khi (12,7%). Điều này phản ánh thực tế rằng nam giới cũng tham gia và góp phần vào việc sử dụng các BPTT hợp lý hơn. Đáng chú ý là có đến 54,0% người trả lời báo báo rằng khách hàng mua TTTKC ở nhà thuốc không yêu cầu tư vấn. TTTKC là vấn đề tế nhị, nhà thuốc cần có khu vực tư vấn riêng để có thể đạt yêu cầu tư vấn theo quy định của bộ y tế.
47
b. Thực hành của người bán lẻ thuốc khi tư vấn về TTTKC
Hơn 50% người tham gia nghiên cứu cho biết rằng họ luôn luôn tư vấn về thời điểm sử dụng (54,0%) và TDKMM (50,7%) của TTTKC. Đây là nội dung quan trọng mà khách hàng cần biết để sử dụng thuốc đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra 90,0% NBT biết về TDKMM của TTTKC nên có thể sẽ tư vấn tốt cho khách hàng.
Chỉ 2,0% NBT báo cáo rằng họ không bao giờ tư vấn về cách sử dụng tiếp BPTT đang sử dụng trong trường hợp khách hàng đang sử dụng BPTT khác và đến nhà thuốc mua TTTKC cũng như không bao giờ tư vấn cách thức/thời điểm dùng TTTKC đường uống cho phụ nữ đang cho con bú yêu cầu dùng TTTKC. Ngoài ra có 15,3% người trả lời không bao giờ tư vấn cho bệnh nhân nên làm gì nếu các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung xảy ra sau khi dùng TTTKC đường uống. Điều này ảnh hưởng đến sử dụng TTTKC an toàn, hợp lý.
c. Đánh giá thực hành của người bán lẻ thuốc về TTTKC
Về thực hành, có 52,7% NBT tham gia nghiên cứu có thực hành đạt, 47,3% người tham gia có thực hành không đạt. Tuy nhiên số người được hỏi luôn luôn tư vấn về thời điểm dùng, TDKMM và các lưu ý khi sử dụng TTTKC vẫn còn thấp. Điều này thể hiện rằng các tổ chức dược, các trường đào tạo về dược nên thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo liên tục về sử dụng TTTKC để cải thiện thực hành hiện có của họ. Nghiên cứu tại Ấn Độ chỉ ra sự cải thiện đáng kể về kiến thức, thái độ và thực hành của người cung cấp các BPTT sau khi tham dự các chương trình đào tạo về TTTKC (p <0,05) [15].
3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của người bán lẻ thuốc về thuốc tránh thai khẩn cấp thuốc về thuốc tránh thai khẩn cấp
3.2.2.1 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của NBT và kiến thức, thái độ và thực hành về TTTKC
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm NBT có bằng cao đẳng dược trở lên với kinh nghiệm bán thuốc trên 3 năm có kiến thức tốt hơn so với những người có bằng trung cấp dược hoặc số năm thực hành dưới 3 năm. Kết quả này tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Shakya Sujyoti et al tại Nepal [21]. Điều này có thể giải thích rằng, những người với bằng cao đẳng trở lên nhận được chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn và có nhiều cơ hội để tham gia các khóa học về TTTKC. Ngoải ra những người tham gia khảo sát với trên 3 năm thực hành có nhiều thời gian thực hành thực tế tại nhà thuốc nên họ có kiến thức tốt hơn về TTTKC.
48
Liên quan đến giới tính của người bán lẻ thuốc, những người tham gia với giới tính nam có thái độ tiêu cực hơn so với nhóm NBT có giới tính nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu được thực hiện tại Nigeria đã chấm điểm thái độ trung bình chung của người được hỏi, mặc dù nam có điểm trung bình cao hơn (8,8) so với nữ (8,6), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) [18].
Khi xem xét về tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với thực hành bán TTTKC, khoảng tuổi, trình độ và số năm kinh nghiệm được tìm thấy có ý nghĩa thống kê với hoạt động phân phối TTTKC. Tuổi và số năm kinh nghiệm được phát hiện có mối quan hệ tích cực với thực hành của người bán lẻ thuốc trong các nghiên cứu được thực hiện tại Ethiopia [11], Ấn Độ [15] và Nepal [21]. Ngoài ra có thể thấy rằng người tham gia nghiên cứu với bằng đại học có thực hành tốt hơn so với những người trả lời chỉ có bằng trung cấp dược hoặc cao đẳng dược.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa ghi nhận mối liên hệ giữa kiến thức, thực hành của NBT với các yếu tố giới tính hay vị trí làm việc trong nhà thuốc. Tương tự, không có