Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Nội dung nghiên cứu được trình bày tại hình 2.3:
18
Sơ đồ tiến trình tiến hành nghiên cứu được trình bày tại hình 2.4:
Hình 2.4 Sơ đồ tiến trình tiến hành nghiên cứu 2.2.2 Biến số nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập thông tin thông qua 4 nhóm biến chính bao gồm: Thông tin chung về NBT
Kiến thức của người bán lẻ thuốc về TTTKC Thái độ của người bán lẻ thuốc về TTTKC Thực hành của người bán lẻ thuốc về TTTKC Chi tiết các biến số được trình bày tại Phụ lục 4
2.2.3 Mẫu nghiên cứu
2.2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người bán lẻ thuốc của nhà thuốc tại thời điểm khảo sát.
2.2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
Sinh viên, người học việc tại các nhà thuốc.
19
2.2.3.3 Cỡ mẫu nghiên cứu:
- Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ trong quần thể: n =
𝑍2
(1−𝛼2)× 𝑃 ×(1−𝑃) 𝑑2
Với: n: Cỡ mẫu nghiên cứu (số lượng NBT cần khảo sát)
P: tỷ lệ người bán lẻ thuốc có kiến thức đạt về TTTKC là p = 0,66 [21] d: khoảng sai lệch của tỷ lệ thực tế so với tỷ lệ ước đoán, chọn d = 0,08 α: mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%, Z= 1,96 Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là:
n = (1,96)
2 ×0,66 ×(1−0,66)
(0,08)2 = 135 (người)
Như vậy, cỡ mấu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu sẽ là: 135 (người).
2.2.3.4 Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập số liệu.
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát:
Nghiên cứu tiến hành khảo sát người bán lẻ thuốc sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc được xây dựng như sau:
- Dựa trên quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ câu hỏi khảo sát dựa trên các nghiên cứu đã công bố trước đó [21], [13] và các quy định, hướng dẫn của Việt Nam. Chi tiết bộ câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 2.
- Nhằm hoàn thiện bộ công cụ, nghiên cứu tiến hành xin ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược cộng đồng, Y tế công cộng (2 chuyên gia) và Đại diện hội Nhà thuốc (1 chuyên gia) để điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp. Một số thay đổi nổi bật dựa trên ý kiến chuyên gia như: thay đổi nội dung đáp án câu P8, thay đổi cách hỏi câu KD1, KD2, chuyển phần thông tin nhân khẩu học sang một trang riêng.
- Sau đó nghiên cứu tiến hành thử nghiệm khảo sát bộ câu hỏi với 10 người bán lẻ thuốc ở các nhà thuốc khác nhau.
- Cuối cùng, bộ công cụ được chỉnh sửa, diễn đạt từ ngữ dễ hiểu và hoàn chỉnh trước khi triển khai khảo sát chính thức.
- Phiếu khảo sát hoàn thiện (Phụ lục 2) bao gồm các câu hỏi được thiết kế dưới dạng các câu hỏi lựa chọn một hoặc nhiều đáp án, câu hỏi đúng – sai, câu hỏi mở, câu
20
hỏi theo thang đo 5 mức Likert với các nội dung chính như sau:
Phần 1: Thực hành liên quan đến TTTKC: khảo sát thực hành của người bán lẻ thuốc về các trường hợp bán TTTKC (7 câu) và khi tư vấn về TTTKC (5 câu).
Phần 2: Kiến thức liên quan đến TTTKC: phần kiến thức của người bán lẻ thuốc về quy định bán TTTKC (3 câu), phần kiến thức cơ bản của người bán lẻ thuốc về TTTKC (10 câu), phần kiến thức của NBT trong một số trường hợp đặc biệt (4 câu).
Phần 3: Thái độ liên quan đến TTTKC: phần thái độ của người bán lẻ thuốc về thực trạng sử dụng TTTKC (10 câu), phần thái độ của người bán lẻ thuốc về thông tin/truyền thông về TTTKC (2 câu).
Phần 4: Thông tin chung của người bán lẻ thuốc: tuổi, giới tính, trình độ, vị trí trong nhà thuốc, số năm kinh nghiệm, có biết về TTTKC không, đã từng bán TTTKC chưa, bán trung bình bao nhiêu hộp mỗi ngày.
Đáp án đúng và các tài liệu tham khảo cho bộ câu hỏi được trình bày ở Phụ lục 1 và Phụ lục 3
Cách thức thu thập số liệu: Điều tra, phỏng vấn.
Điều tra viên tiếp cận NBT tại các nhà thuốc trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa. Phiếu khảo sát được người bán lẻ thuốc tự điền. Sau đó, điều tra viên rà soát, nếu có câu hỏi chưa trả lời đầy đủ, điều tra viên phỏng vấn người bán lẻ thuốc để hoàn thiện.
2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
Nghiên cứu đã phát ra 160 phiếu và thu về 150 phiếu, có 7 NBT từ chối tham gia khảo sát, 3 NBT trả lời chưa từng bán TTTKC.
Các phiếu khảo sát được làm sạch và nhập liệu vào phần mềm EpiData 3.1.
- Cách tính điểm kiến thức:
Nội dung kiến thức gồm 17 câu hỏi được tính điểm. Mỗi câu hỏi là 1 điểm. Đối với câu hỏi chỉ có 1 đáp án đúng: trả lời đúng được 1 điểm và trả lời sai hoặc không biết/không chắc chắn là 0 điểm. Đối với những câu hỏi có nhiều đáp án, 1/n điểm (n là số đáp án đúng có thể trả lời) được tính cho từng đáp án đúng.
Tổng điểm kiến thức của NBT nằm trong khoảng từ 0 tới 17 điểm được phân loại thành 2 mức tương tự như nghiên cứu được thực hiện tại Nepal [21]:
21 bằng phần mềm SPSS)
Kiến thức đạt: Điểm trên điểm trung bình
- Cách tính điểm thái độ:
Điểm thái độ của từng câu được tính từ 1 tới 5 điểm tương ứng 5 mức thái độ trong thang Likert 5 mức, sau đó cộng tổng điểm thái độ cuối cùng. Khi phân tích, câu hỏi A1 và A9 có thái độ tiêu cực được mã hóa và chuyển thành câu có thái độ tích cực (5 chuyển thành 1, 4 chuyển thành 2). Nội dung thái độ có 12 câu hỏi, do đó tổng điểm thái độ nằm trong khoảng từ 12 tới 60 điểm được phân loại thành 2 mức tương tự như nghiên cứu được thực hiện tại Nepal [21]:
Thái độ chưa phù hợp: Điểm bằng hoặc dưới điểm trung bình (được tính toán bằng phần mềm SPSS)
Thái độ phù hợp: Điểm trên điểm trung bình
- Cách tính điểm thực hành:
Đánh giá thực hành thông qua 5 câu hỏi được tính điểm. Điểm thực hành của từng câu được tính từ 0 tới 1 điểm tương ứng 5 mức tần suất (luôn luôn – 1 điểm, thường xuyên – 0.75 điểm, thỉnh thoảng – 0.5 điểm, hiếm khi – 0.25 điểm, không bao giờ - 0 điểm), sau đó cộng tổng điểm thực hành. Tổng điểm thực hành nằm trong khoảng từ 0 tới 5 điểm, được phân loại thành 2 mức tương tự như nghiên cứu tại Nepal [21]:
Thực hành không đạt: Điểm bằng hoặc dưới điểm trung bình (được tính toán bằng phần mềm SPSS)
Thực hành đạt: Điểm trên điểm trung bình
Phương pháp phân tích thống kê:
- Dữ liệu được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Biến phân loại: Tính tần suất, tỉ lệ phần trăm. Tiến hành so sánh tỷ lệ giữa các nhóm: sử dụng kiểm định chi bình phương khi tần số mong đợi ≥ 5 hoặc Fisher’s exact khi tần số mong đợi < 5.
- Biến liên tục: Tính trung bình, SD nếu biến phân phối chuẩn và trung vị nếu biến phân phối không chuẩn. Kiểm định biến phân phối chuẩn bằng test Skewness.
- Trong nghiên cứu này, sử dụng mức ý nghĩa 0,05. Khi so sánh các nhóm, giá trị p<0,05 thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.4 Vấn đề đạo đức
22
mật, người bán lẻ thuốc đã được thông báo rằng tất cả các dữ liệu sẽ được ẩn danh và giữ bí mật và có quyền từ chối tham gia vào nghiên cứu. Kết quả chỉ được báo cáo dưới dạng tổng hợp và chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Có tổng cộng 150 người bán lẻ thuốc (NBT) tham gia khảo sát. Đặc điểm NBT tham gia khảo sát được trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8 Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất (n) Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi (N=150) 20-29 30-39 >40 98 43 9 65,3 28,7 6,0 Giới tính (N=150) Nam Nữ 16 134 10,7 89,3
Trình độ chuyên môn về Dược (N=150)
Trung cấp Dược Cao đẳng Dược Đại học Dược 16 88 46 10,7 58,7 30,7 Vị trí công việc (N=150) Nhân viên Chủ đầu tư
Người phụ trách chuyên môn
116 10 24 77,3 6,7 16,0
Kinh nghiệm làm việc tại nhà thuốc (N=150)
Dưới 3 năm Từ 3 đến 10 năm Trên 10 năm 70 66 14 46,7 44,0 9,3
Người bán lẻ thuốc biết về TTTKC (N=150)
Có biết 150 100,0
Số lượng trung bình hộp TTTKC được bán mỗi ngày (N=150)
1 đến 5 hộp 5 đến 10 hộp 10 đến 15 hộp 121 25 4 80,7 16,7 2,7
24
Người bán lẻ thuốc tham gia khảo sát hầu hết là nữ (89,3%) tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi (65,3%) và 46,7% dưới 3 năm kinh nghiệm. Đáng chú ý là người bán lẻ thuốc tham gia khảo sát chủ yếu có trình độ cao đẳng (58,7%) và hầu hết là nhân viên (77,3%). Chỉ có 16,0% người tham gia khảo sát là người phụ trách chuyên môn. 100% người bán lẻ thuốc tham gia khảo sát biết về TTTKC và đã từng bán TTTKC. Có 80,7% NBT bán trung bình từ 1 đến 5 hộp TTTKC mỗi ngày.
Xem xét nội dung đào tạo của NBT về TTTKC, kết quả trình bày tại bảng 3.9.
Bảng 3.9 Đặc điểm nguồn thông tin về TTTKC của người bán lẻ thuốc
Nội dung Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Được đào tạo/hướng dẫn về TTTKC
Có đào tạo cách đây hơn một năm Có đào tạo trong năm trước
Không nhận được đào tạo
93 29 28 62,0 19,3 18,7
Nguồn thông tin về TTTKC mà người bán lẻ thuốc nhận được
Hướng dẫn sử dụng thuốc Công ty Dược/Trình Dược viên Internet/Mạng xã hội
Sách/Tài liệu giảng dạy Cơ quan y tế, tổ chức y tế Khóa đào tạo
100 90 85 81 24 21 66,7 60,0 56,7 54,0 16,0 14,0
Có 62,0% người được hỏi đã từng được đào tạo/hướng dẫn chính thức về bán TTTKC trong khoảng thời gian hơn một năm trước, 19,3% đã được đào tạo trong năm qua trong khi 18,7% người bán lẻ thuốc còn lại không nhận được bất kì đào tạo/hướng dẫn chính thức nào về bán TTTKC.
Ngoài ra kết quả còn chỉ ra rằng, có đến 62,0% người bán lẻ thuốc không nhận được bất kì thông tin gì về TTTKC trong năm qua, 6,0% nhận được một lần và 32,0% nhận được thông tin nhiều hơn một lần trong năm qua.
Nguồn thông tin từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được NBT sử dụng là nhiều nhất (66,7%). Các nguồn thông tin khác là: Công ty Dược/Trình Dược viên (60,0%), Sách/Tài liệu giảng dạy (54,0%), Khóa đào tạo (14,0%), Internet/Mạng xã hội (56,7%), Cơ quan y tế/Bộ y tế (16,0%).
25
3.1.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán lẻ thuốc về thuốc tránh thai khẩn cấp thai khẩn cấp
3.1.2.1 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về thuốc tránh thai khẩn cấp a. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về quy định bán TTTKC
Xem xét kiến thức của người bán lẻ thuốc về phân loại TTTKC không kê đơn và TTTKC kê đơn cho kết quả trình bày tại Bảng 3.10.
Bảng 3.10 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về phân loại bán TTTKC
Nội dung Trả lời đúng (%)
Trả lời sai (%)
KD1. Thuốc Postinor 1 (Levonorgestrel 1.5mg) là thuốc không kê đơn
102
68,0
48
32,0
KD2. Thuốc Mifestad (Mifepristone 10mg) là thuốc không kê đơn
64
42,7
86
57,3
Có 68,0% NBT nhận thức được TTTKC chứa hoạt chất levonorgestrel là thuốc không kê đơn, tuy nhiên vẫn còn có 57,3% người được hỏi nhầm lẫn TTTKC chứa hoạt chất mifepristone được xếp vào nhóm thuốc không kê đơn.
Theo quy định của Bộ Y tế, khi bán TTTKC không kê đơn, người bán lẻ thuốc phải cung cấp hoặc tư vấn các thông tin liên quan đến thuốc, bao gồm: tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Kết quả khảo sát được trình bày tại Bảng 3.11.
Bảng 3.11 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về các nội dung bắt buộc phải tư vấn khi bán TTTKC đường uống chứa hoạt chất levonorgestrel
Nội dung Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Tên TTTKC
Tác dụng của TTTKC Chỉ định của TTTKC
Chống chỉ định của TTTKC Liều dùng của TTTKC Thời gian uống TTTKC TDKMM của TTTKC
Các lưu ý trong quá trình sử dụng TTTKC
80 94 89 98 120 134 125 71 53,3 62,7 59,3 65,3 80,0 89,3 83,3 47,3
Thông tin về liều dùng, thời gian uống TTTKC và TDKMM được hơn 80% người bán lẻ thuốc trả lời là thông tin bắt buộc phải tư vấn khi cung cấp TTTKC cho khách hàng. Trong khi đó chỉ 47,3% người được hỏi cho rằng bắt buộc phải tư vấn về các lưu ý trong quá trình sử dụng TTTKC.
26
b. Kiến thức cơ bản của người bán lẻ thuốc về sử dụng TTTKC
Kiến thức cơ bản khi sử dụng TTTKC mà NBT cần phải có bao gồm nội dung liên quan đến thành phần của TTTKC, các trường hợp có thể sử dụng TTTKC, liều dùng của TTTKC, thời điểm uống TTTKC, thời gian tối đa uống TTTKC để thuốc vẫn đạt hiệu quả lâm sàng, số lần sử dụng TTTKC tối đa trong một chu kỳ kinh nguyệt, chống chỉ định TTTKC, tương tác thuốc của TTTKC, TDKMM của TTTKC, cơ chế của TTTKC. Xem xét về các nội dung này, nghiên cứu khảo sát 150 NBT cho kết quả như sau:
Bảng 3.12 Kiến thức cơ bản của người bán lẻ thuốc về TTTKC
Nội dung Đúng hoàn toàn n (%) Đúng một phần n (%) Trả lời sai n (%) Không biết/Không chắc chắn n (%) Thành phần của TTTKC 29 19,3 115 76,7 6 4,0 6 4,0 Các trường hợp có thể sử dụng TTTKC đường uống chứa hoạt chất
levonorgestrel 98 65,3 52 34,7 0 0,0 0 0,0 Chống chỉ định của TTTKC đường uống
chứa hoạt chất levonorgestrel
17 11,3 114 76,0 19 12,7 17 11,3 Liều dùng của TTTKC đường uống chứa
hoạt chất levonorgestrel 137 91,3 - 13 8,7 6 4,0 Thời điểm uống TTTKC đường uống
chứa hoạt chất levonorgestrel
143 95,3 - 7 4,7 3 2,0 Thời gian tối đa sau khi QHTD không
được bảo vệ nên uống TTTKC chứa hoạt chất levonorgestrel
104
69,3 -
46
30,7 -
TDKMM của TTTKC đường uống chứa hoạt chất levonorgestrel 135 90,0 - 15 10,0 13 8,7 Cơ chế hoạt động của TTTKC đường
uống chứa hoạt chất levonorgestrel
138 92,0 - 12 8,0 11 7,3
TTTKC đường uống chứa hoạt chất levonorgestrel bảo vệ người sử dụng khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục
139 92,7 - 11 7,3 6 4,0 Tương tác của TTTKC đường uống chứa
hoạt chất levonorgestrel 37 24,7 42 28,0 71 47,3 71 47,3
27
liều lượng (91,3%), TDKMM (90,0%) và tác dụng bảo vệ khỏi STDs (92,7%) của TTTKC. Về thời điểm sử dụng TTTKC, 95,3% người tham gia khảo sát tin rằng nên uống TTTKC sau khi QHTD không được bảo vệ, trong khi đó, 6,7% người trả lời báo cáo rằng có thể dùng TTTKC trước và trong khi QHTD không được bảo vệ. Khi được hỏi về liều lượng của TTTKC, đa số (91,3%) người được hỏi cho biết liều dùng là “Liều duy nhất 1,5mg hoặc 2 liều 0,75mg”. 90,0% người trả lời cho biết rằng họ biết về các TDKMM của TTTKC. Ngoài ra 92,7% người bán lẻ thuốc đều biết rằng TTTKC không cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại STDs. Tuy nhiên có 22,0% người tham gia khảo sát tuyên bố không chính xác rằng thời gian tối đa sau khi QHTD không được bảo vệ nên uống TTTKC chứa hoạt chất levonorgestrel là 120 giờ.
Với những câu hỏi có nhiều đáp án như thành phần của TTTKC, chống chỉ định của TTTKC, tương tác của TTTKC, tỉ lệ người bán lẻ thuốc trả lời đúng hoàn toàn chưa cao dao động từ 11,3% đến 24,7%. Nội dung kiến thức NBT còn hạn chế chỉ hiểu hết 1 phần là thành phần và chống chỉ định của TTTKC. Ngoài ra, chỉ 22,7% người bán lẻ thuốc biết rằng levonorgestrel kết hợp với ethinyl estradiol cũng được sử dụng như