Công cụ đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về một số giải pháp can thiệp cho người bệnh bởi dược sĩ cộng đồng (Trang 40)

Bảng 3 8 tổng hợp các công cụ được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong các nghiên cứu can thiệp được thực hiện bởi dược sĩ

ảng 3.8. Công cụ đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu can thiệp Công cụ sử dụng để đánh giá NC can thiệp ngẫu nhiên, n (%) NC can thiệp không ngẫu nhiên, n (%) Tổng, n (%) Bộ câu hỏi 31 (38,3) 8 (9,9) 39 (48,1) Thang đo 5 (6,2) 4 (4,9) 9 (11,1) Thiết bị điện tử 18 (22,2) 6 (7,4) 24 (29,6) Khác 6 (7,4) 3 (3,7) 9 (11,2)

Các công cụ nghiên cứu được sử dụng trong 54 bài báo bao gồm: bộ câu hỏi, các thang đo, thiết bị điện tử và một số công cụ khác như nhật ký, công cụ kiểm tra việc tuân thủ thuốc - (Drug Adherence Work-Up -DRAW) [19] (bộ công cụ đo lường này là bộ câu hỏi được quy chuẩn), danh sách kiểm tra triệu chứng Trong đó, bộ câu hỏi là công cụ nghiên cứu được sử dụng phổ biến nhất và cũng rất đa dạng (trên 15 bộ câu hỏi được sử dụng) Ngoài các bộ câu hỏi đánh giá chung như EQ-5D (EuroQol-5 Dimension) [17], [21], [28], MMAS-8 (Morisky Medication Adherence Scale) hay MARS (Medication Adherence Report Scale ) [28], [34],… nhà nghiên cứu còn sử dụng các bộ câu hỏi dành riêng biệt cho bệnh tật như bộ câu hỏi ACT (Asthma-Control-Test) để kiểm soát bệnh hen [38], [41], CCQ (Clinical COPD Questionnaire) để kiểm tra t nh trạng COPD [17],… Trong một số trường hợp, nhà nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự báo cáo/tự đánh giá Thang đo đánh giá điểm được sử dụng không nhiều (xuất hiện ở 9 bài), trong khi thiết bị điện tử được dùng để đo các chỉ số lâm sàng xuất hiện tới 24 bài nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên sử dụng bộ câu hỏi làm công cụ đánh giá (31 bài)

29

Mười bộ câu hỏi được sử dụng nhiều nhất được liệt kê trong bảng 3.9.

ảng 3.9. 10 bộ câu hỏi đƣợc sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu

ộ công cụ NC can thiệp ngẫu nhiên, n (%) NC can thiệp không ngẫu nhiên, n (%) Tổng, n (%)

MMAS-8 (Morisky Medication

Adherence Scale) 7 (22,3) 0 7 (22,3)

EQ-5D (EuroQol-5 Dimension) 3 (9,7) 1 (3,2) 4 (12,9) BMQ (Belief Medicine

Questionnair) 4 (12,9) 0 4 (12,9)

SF-36 (36-Item Short Form Survey) 1 (3,2) 2 (6,5) 3 (9,7) SF-12 (12-Item Short Form Survey) 3 (9,7) 0 3 (9,7) AQLQ (Asthma Quality of Life

Questionnaire) 1 (3,2) 1 (3,2) 2 (6,5)

MARS (Medication Adherence

Report Scale) 2 (6,5) 0 2 (6,5)

MLHFQ (Minnesota Living with

Heart Failure Questionnaire) 2 (6,5) 0 2 (6,5)

AUDIT- C (Alcohol Use Disorders

Identification Test) 1 (3,2) 1 (3,2) 2 (6,5)

ACT (Asthma - Control - Test) 2 (6,5) 0 2 (6,5) Xuất hiện nhiều nhất trong các bài báo nghiên cứu là bộ câu hỏi MMAS-8 [22], [23], [30], [38], [47], [50], [68] Đây là bộ câu hỏi gồm 8 mục nghiên cứu về khả năng tuân thủ của người bệnh Các bộ câu hỏi khác nhau phục vụ cho các kết quả đầu ra khác nhau Bộ câu hỏi EQ-5D xuất hiện trong 4 bài báo nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh [17], [21], [22], [28], bộ câu hỏi BMQ [22], [51], [59], [60] cũng xuất hiện trong 4 bài báo nhằm đánh giá niềm tin về thuốc điều trị,

30

3.3.2. Hiệu quả của can thiệp bởi dƣợc sĩ cộng đồng

3.3.2.1. Hiệu quả của can thiệp theo nội dung

Hiệu quả của các nghiên cứu can thiệp được thực hiện bởi dược sĩ được thể hiện ở bảng 3.10.

ảng 3.10. Hiệu quả đánh giá của các can thiệp theo nội dung

Tiêu chí đánh giá

NC can thiệp ngẫu nhiên NC can thiệp không ngẫu

nhiên Hiệu quả, n (%) Không hiệu quả, n (%) Hiệu quả, n (%) Không hiệu quả, n (%) Kiến thức 4 (4,1) 0 3 (3,1) 1 (1,0) Thái độ 9 (9,3) 0 3 (3,1) 0 Thực hành 8 (8,2) 0 1 (1,0) 0 Chất lượng cuộc sống 7 (7,2) 1 (1,0) 3 (3,1) 1 (1,0) Tuân thủ 19 (19,6) 3 (3,1) 4 (4,1) 1 (1,0) Chi phí 4 (4,1) 0 0 1 (1,0) Khác 16 (16,5) 2 (2,1) 5 (5,2) 1 (1,0)

Theo như dữ liệu đã phân tích, đa phần các bài báo nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả của các biện pháp được thực hiện bởi dược sĩ cộng đồng Một số nghiên cứu cho thấy can thiệp thực hiện bởi dược sĩ không mang lại hiệu quả như chất lượng cuộc sống [17], [28], tuân thủ [15], [17], [23], [28], hay các vấn đề khác như: can thiệp không làm giảm việc sử dụng heroin [29], can thiệp không làm giảm việc tiêu thụ rượu có hại [21] và can thiệp không cải thiện kết quả lâm sàng [49].

3.3.2.2. Hiệu quả của can thiệp theo phương pháp can thiệp

31

ảng 3.11. Hiệu quả đánh giá can thiệp theo phƣơng pháp can thiệp

H nh thức can thiệp

NC Can thiệp ngẫu nhiên

NC can thiệp không ngẫu nhiên Hiệu quả, n (%) Không hiệu quả, n (%) Hiệu quả, n (%) Không hiệu quả, n (%) Số can thiệp Đơn lẻ 20 (37,0) 3 (5,6) 8 (14,8) 1 (1,9)

Phối hợp 2 can thiệp 11 (20,4) 4 (7,4) 5 (9,3) 0

Phối hợp 3 can thiệp 2 (3,8) 0 0 0

Phƣơng pháp can thiệp

Trực tiếp 23 (49,6) 6 (11,1) 11 (20,4) 1 (1,9)

Gián tiếp 6 (11,1) 0 2 (3,8) 0

Trực tiếp và gián tiếp 3 (5,6) 1 (1,9) 1 (1,9) 0

H nh thức can thiệp đƣợc thực hiện

Buổi giáo dục 25 (32,9) 6 (7,9) 10 (13,2) 1 (1,3)

Tài liệu giáo dục 18 (23,7) 4 (5,3) 7 (9,2) 0

Hỗ trợ trí nhớ/lịch 1 (1,3) 0 0 0 Tư vấn tại nhà 2 (2,6) 1 (1,3) 0 0 Phản hồi 1 (1,3) 0 0 0 Số lần thực hiện can thiệp 1 lần 17 (31,5) 3 (5,6) 7 (13,0) 0 2 lần 1 (1,9) 2 (3,8) 2 (3,8) 1 (1,9) Từ 3 lần trở lên 15 (27,8) 2 (3,8) 3 (5,6) 1 (1,9) Thời gian đánh giá sau can thiệp < 1 tháng 3 (5,6) 1 (1,9) 2 (3,8) 0 1  tháng < 3 4 (7,4) 0 0 0 3  tháng <6 4 (7,4) 3 (5,6) 4 (7,4) 0 6  tháng < 9 9 (16,7) 3 (5,6) 3 (5,6) 0 9  tháng < 12 2 (3,8) 0 0 0 Tháng ≥ 12 11 (20,4) 0 4 (7,4) 1 (1,9)

32

Đa phần các h nh thức can thiệp đều cho thấy hiệu quả tích cực trên người bệnh Với h nh thức can thiệp là buổi giáo dục, 35/42 nghiên cứu sử dụng h nh thức can thiệp này cho thấy hiệu quả được cải thiện rõ rệt Với các nghiên cứu có cấp phát tài liệu giáo dục cho người bệnh, 86,2% số nghiên cứu đưa thông tin giáo dục đến người bệnh tốt hơn, nâng cao hoạt động sử dụng thuốc ở người bệnh Với các h nh thức can thiệp như hỗ trợ trí nhớ/lịch, phản hồi hay tư vấn tại nhà, số nghiên cứu áp dụng các h nh thức can thiệp này không nhiều, tuy nhiên vẫn cho thấy được tính hiệu quả

33

BÀN LUẬN

1. Đặc điểm và chất lƣợng các nghiên cứu đƣa vào tổng quan hệ thống

Nghiên cứu của chúng tôi không phải là nghiên cứu đầu tiên tổng quan hệ thống về các biện pháp can thiệp hoạt động tư vấn đến người bệnh của dược sĩ cộng đồng Một số nghiên cứu tương tự được tiến hành và xuất bản trên các tạp chí quốc tế [7], [8].

Các bài báo chúng tôi đưa vào tổng quan hệ thống này đều được t m kiếm từ hai nguồn dữ liệu đáng tin cậy (Pubmed/Medline và The Cochrane Library), tính đến hết ngày 24/02/2021 Từ 831 bài báo, sau khi sàng lọc, có 54 bài báo đủ tiêu chuẩn được đưa vào tổng quan hệ thống này Nh n chung, số lượng bài báo đưa vào tổng quan của chúng tôi vượt trội hơn khi so với các nghiên cứu tổng quan hệ thống với chủ đề tương tự [7], [43]. Nghiên cứu của Cancan Yuan MS (2019) đánh giá kết quả lâm sàng khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc dược cộng đồng, gồm 25 nghiên cứu được đưa vào phân tích [7]; nghiên cứu của Aleksandra Milosavljevic (2018) tổng quan hệ thống các can thiệp do dược sĩ cộng đồng tác động đến tuân thủ và kết quả lâm sàng của người bệnh, có 26 bài báo tạp chí được phê duyệt [61] Lý giải cho sự vượt trội về số lượng nghiên cứu trong tổng quan hệ thống của chúng tôi so với các nghiên cứu được thực hiện trước đó, chúng tôi xin đề cập đến ba nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, bài tổng quan hệ thống của chúng tôi được t m kiếm tính đến tháng 02/2021, cập nhật hơn so với các nghiên cứu cùng đề tài được thực hiện trước đó (với nghiên cứu gần nhất vào năm 2017) [8], do đó số lượng nghiên cứu t m được cũng nhiều hơn Thứ hai, do sự khác biệt trong phạm vi đề tài Cụ thể, bài tổng quan hệ thống trước đây như Aleksandra Milosavljevic (2018) [43] chỉ nghiên cứu các bài báo ảnh hưởng đến tuân thủ và các kết quả lâm sàng có liên quan trong khi đó phạm vi đề tài của chúng tôi bao gồm kiến thức, thái độ, thực hành, chất lượng cuộc sống, tuân thủ hay các kết quả lâm sàng tương ứng với từng loại bệnh và các chỉ số khác liên quan Thứ ba, do sự khác biệt trong tiêu chí lựa chọn và loại trừ Bài tổng quan hệ thống của Cancan Yuan MS (2019) [7] loại trừ các bài nghiên cứu mà số lần can thiệp tới người bệnh là một lần Với nghiên

34

cứu của chúng tôi, các bài báo nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn có thể can thiệp nhiều lần trong đợt nghiên cứu, thậm chí có thể là một lần

Về đặc điểm cơ bản của 54 bài báo, có 40 nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên và 14 nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung trong khoảng 10 năm trở lại đây (từ 2010 đến 2019) và Châu Âu là nơi có số lượng nghiên cứu được chọn nhiều nhất (chiếm 50,0%) Đa phần các bài báo thực hiện trên nhóm đối tượng người trưởng thành và người cao tuổi (34/54 nghiên cứu) và nghiên cứu trên nhóm bệnh mạn tính, nhiều nhất phải kể đến như bệnh hen (12 bài), bệnh đái tháo đường (7 bài) [19], [30], [37], [40], [42], [50], [52], tăng huyết áp (7 bài) [25], [47], [51], [54], [59], [60], [68],…

Sau khi đưa 40 nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên vào đánh giá chất lượng bằng bảng kiểm RoB-2 [57], chúng tôi thu được kết quả như sau: nghiên cứu được đánh giá tổng thể sai lệch ở mức cần cân nhắc và thấp lần lượt là 38 và 2 nghiên cứu Với bảng kiểm này chỉ cần ít nhất 1 trong 5 đề mục đánh giá với nguy cơ sai lệch cần cân nhắc th nghiên cứu đã được xếp vào mức có sai lệch cần cân nhắc Đối với quá tr nh ngẫu nhiên hóa, có 23 nghiên cứu có độ sai lệch thấp Các nghiên cứu còn lại chưa chỉ rõ cách thức phân chia ngẫu nhiên hoặc chỉ nêu nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên Đối với mục “Sai lệch do khác biệt so với can thiệp đã dự kiến’’ có tới 34 nghiên cứu có mức rủi ro cần cân nhắc Lý do khiến các nghiên cứu bị đánh giá ở mức độ rủi ro này liên quan đến vấn đề làm mù trong nghiên cứu Chủ yếu các nghiên cứu được làm mù đơn hoặc không có thông tin 40 nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên đều có dữ liệu đầu ra đầy đủ, chỉ riêng 1 nghiên cứu của Iman A Basheti (2008) không cung cấp đầy đủ thông tin của đối tượng tham gia, v vậy chúng tôi đánh giá mức cần cân nhắc ở nguy cơ sai số do dữ liệu đầu ra thiếu cho nghiên cứu này [11]. Các nghiên cứu đều có phương pháp đo lường hiệu quả phù hợp, xác nhận không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, 80,0% số nghiên cứu được đánh giá sai lệch thấp ở mục này 14/40 nghiên cứu được thực hiện theo một kế hoạch đã định từ trước

35

14 nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên đã được chúng tôi đánh giá thông qua bảng kiểm ROBINS-I [73] Bảng kiểm đưa ra 7 đề mục lớn bao gồm các phần: nhiễu, lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu, phân loại can thiệp, khác biệt so với biện pháp can thiệp dự kiến, thiếu dữ liệu đầu ra, đo lường dữ liệu đầu ra và lựa chọn dữ liệu báo cáo Sai lệch do nhiễu ở mức thấp có 4 bài, mức trung b nh có 6 bài, còn lại 4 bài không có thông tin Các nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên này đưa ra cách lựa chọn đối tượng rõ ràng với sự can thiệp được tr nh bày cụ thể Đa phần các nghiên cứu có sai lệch so với biện pháp can thiệp dự kiến ở mức thấp, nghiên cứu của Helen F Boardman (2014) [14] không có sự tuân thủ nghiêm túc ở đối tượng tham gia và nghiên cứu của Natasha N. Colvin (2018) [19] không có thông tin giữa các nhóm can thiệp, do đó 2 nghiên cứu này chúng tôi đánh giá mức rủi ro trung b nh Tất cả các nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên đều có đầy đủ dữ liệu về những người tham gia, lý do những người tham gia bị loại không liên quan đến việc dữ liệu bị mất tích về t nh trạng can thiệp 64,3% số nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường hiệu quả, thước đo kết quả không bị ảnh hưởng đến kiến thức can thiệp mà đối tượng tham gia nhận được V vậy, 12 nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên chúng tôi đánh giá sai lệch tổng thể ở mức trung b nh và 2 nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên có tổng thể sai lệch ở mức thấp

2. Phƣơng pháp can thiệp đƣợc thực hiện bởi dƣợc sĩ cộng đồng

Qua các bài báo được đưa vào phân tích, chúng tôi tổng hợp được các biện pháp được dược sĩ áp dụng trong hoạt động tư vấn như thực hiện các buổi giáo dục, cấp phát tài liệu giáo dục, hỗ trợ người bệnh sắp xếp lịch, phản hồi, đưa ra lời khuyên hay bố trí các tư vấn cho người bệnh Trong số đó, buổi giáo dục là h nh thức can thiệp được sử dụng phổ biến nhất (24/32 nghiên cứu có can thiệp đơn lẻ) [14], [17], [19], [22], [23], [25], [27], [29], [30], [31], [33], [36], [37], [38], [41], [42], [45], [50], [51], [52], [53], [64], [68], [70] Dược sĩ cộng đồng cũng có thể phối hợp các biện pháp can thiệp để làm tăng tính hiệu quả cho việc giáo dục người bệnh, giúp người bệnh có được một liệu tr nh điều trị hiệu quả nhất Buổi giáo dục kết hợp với việc cấp phát tài liệu giáo dục đang là h nh thức

36

can thiệp phối hợp chiếm đại đa số trong các bài nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ thống này [6], [10], [11], [12], [15], [16], [18], [21], [24], [26], [32], [35], [40], [47], [48], [49], [55], [62], [63], [67] Dược sĩ có thể thực hiện can thiệp một lần hoặc nhiều lần, số lần thực hiện can thiệp nhiều nhất mà chúng tôi thống kê được lên tới 9 lần [53] Dược sĩ tư vấn, giáo dục người bệnh trực tiếp và sau đó có thể sắp xếp các buổi tư vấn tại nhà hoặc trao đổi, theo dõi t nh h nh người bệnh qua các cuộc nói chuyện điện thoại

Khi xét theo phương pháp thiết kế nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên th cả 2 đều có thiết kế phương pháp can thiệp với đa dạng về cỡ mẫu, đối tượng, vấn đề nghiên cứu, số can thiệp, phương pháp can thiệp, h nh thức can thiệp, số lần và thời gian thực hiện can thiệp

3. Công cụ và nội dung đánh giá

Bộ công cụ đánh giá sử dụng trong các nghiên cứu rất đa dạng và được sử dụng để đánh giá hiệu quả các can thiệp tại nhà thuốc cộng đồng Trong đó phổ biến nhất là bộ câu hỏi được sử dụng để đánh giá nhiều nội dung khác nhau Khi xét theo loại thiết kế nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên th các bộ công cụ được sử dụng đều đa dạng và bộ câu hỏi vẫn là công cụ chính được sử dụng

3.1. Kiến thức về thuốc và/hoặc bệnh tật

Kiến thức của người bệnh về thuốc và/ hoặc bệnh đã được khám phá trong bảy nghiên cứu [6], [35], [41], [42], [48], [49], [70] Bốn nghiên cứu báo cáo rằng kiến thức người bệnh cải thiện hơn trong nhóm can thiệp vào cuối giai đoạn nghiên cứu khi so sánh với các nhóm đối chứng [6], [41], [42], [49]. Ba nghiên cứu còn lại cũng cho thấy nhận thức của người bệnh được cải thiện đáng kể sau can thiệp của dược sĩ [35], [48], [70].

3.2. Mức độ hài lòng của người bệnh

Mười hai nghiên cứu báo cáo về tác động của can thiệp đối với mức độ hài lòng của người bệnh [11], [29], [30], [31], [35], [37], [39], [41], [51], [55], [58], [62] Mười hai nghiên cứu này đều cho thấy người bệnh hài lòng đối với can thiệp được thực hiện, trong khi một số nghiên cứu đánh giá sự hài lòng với các

37

dịch vụ tổng thể nói chung [31], [37], [62] Hai nghiên cứu báo cáo rằng người bệnh hài lòng với biện pháp can thiệp, qua đó cũng cải thiện mối quan hệ giữa dược sĩ và người bệnh [11], [35] Mariesha Jaffray và cộng sự [29] không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về mức độ hài lòng khi điều trị, mặc dù mức độ hài lòng được cải thiện đáng kể trong nhóm can thiệp

3.3. Thực hành hay hành vi của người bệnh

Hành vi của người bệnh là một yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh Trong 54 nghiên cứu đưa vào tổng quan này có chín nghiên cứu đánh giá về hành vi của người bệnh [11], [32], [40], [41], [42], [49], [50], [52], [61] Trong đó, có năm nghiên cứu đánh giá về hành vi tự chăm sóc của người bệnh sau khi được dược sĩ tư vấn, can thiệp [39], [42], [49], [50], [52], 3 nghiên cứu đánh giá kỹ thuật hít khi dùng dụng cụ hỗ trợ điều trị đối với các người bệnh hen, COPD [11], [41], [61] và 1 nghiên cứu của Natasha S Khan và cộng sự [32] đã đánh giá hành vi cai rượu Tất cả các nghiên cứu có đánh giá hành vi của người bệnh đều thông qua việc quan sát của dược sĩ về việc thực hiện hành vi của người bệnh [40], [41], [42], [61] và trong một vài nghiên cứu có thể do người bệnh tự báo cáo [32], [41], [42], [50], [52].

3.4. Chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về một số giải pháp can thiệp cho người bệnh bởi dược sĩ cộng đồng (Trang 40)