Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2.Phương pháp nghiên cứu:

3.2.2.1. Phương pháp xác định độ ẩm

- Dụng cụ: Máy đo độ ẩm của phòng thí nghiệm hóa sinh, giấy cuộn.

- Phương pháp thực hiện: Khởi động vận hành máy bằng nút “ON/OFF”. Khi màn hình hiện chữ “START” thì cho khoảng 1-2 g mẫu vào đĩa nhôm, đặt đĩa nhôm vào máy, đóng nắp và bấm phím F1. Lúc này máy đang vận hành, thông số độ ẩm hiển thị trên màn hình tăng dần. Chế độ sấy mặc định ở 1050C trong thời gian 1h30’. Kết thúc thời gian đo, ghi lại thông số trước khi tắt máy. Sau khi đo xong, tắt máy và lau sạch đĩa nhôm.

3.2.2.2. Phương pháp xác định nồng độ chất hòa tan (0Bx)

- Dụng cụ: Brix kế ATAGO N- 1α của phòng thí nghiệm hóa sinh, đũa khuấy, giấy cuộn, bình xịt nước cất.

- Phương pháp thực hiện: Dùng đũa khuấy khuấy nhẹ dung dịch cần đo nồng độ chất hòa tan, lấy ra một giọt chấm vào mặt kính. Đậy nắp kính lại. Quan sát và đọc độ Brix qua ống kính bằng vạch phân chia vùng tối và vùng sáng trên thang đo. Xoay nhẹ ống kính để nhìn rõ nếu thấy thang đo bị mờ. Sau đó rửa lại kính bằng nước cất và lau khô nhẹ nhàng bằng giấy thấm.

3.2.2.3. Phương pháp xác định pH dung dịch

- Dụng cụ: Máy đo pH của phòng thí nghiệm hóa sinh, bình nước cất, giấy cuộn, cốc thủy tinh.

- Phương pháp thực hiện: Khởi động vận hành máy bằng nút “ON/OFF”. Rửa sạch điện cực, lau khô bằng giấy thấm, nhúng điện cực ngập vào dung dịch. Khi máy kêu ‘tít’ thì có thể đọc giá trị pH trên màn hình. Khi đo nhiều lần liên tiếp thì sau mỗi lần đo, nhúng điện cực vào nước cất. Sau khi đo xong, rửa sạch điện cực, lau khô và cho điện cực vào dung dịch KCl 3M. Tắt máy.

| 44

3.2.3. Thiết bị nghiên cứu

Hình 19: Máy đo độ ẩm.

Hình 20: Brix kế

| 45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc (Trang 43 - 45)