Hoa mới chớm nở, lá và cây ít dùng.
2.1.9.6. Mô tả dược liệu:
Dây có nhiều lá, cuộn vòng hoặc chặt thành từng đoạn dài 35cm.
Lá mọc đối nhăn nheo, dài 47cm, rộng 24cm, hình trứng. Phiến lá dày, mặt trên màu lục đen, nhẵn có ít lông, mặt dưới màu lục nhạt, có nhiều lông ngắn mịn và gân lá hình lông chim lồi lên, cuống lá dài. Hoa: nụ hoa hình ống dài 0,8 - 1,6cm, hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường kính 11,25mm, trên phồng to, đường kính 23mm. Lác đác có hoa mới nở, dưới nhỏ, trên loe hình môi. Mặt ngoài có lông trắng nhỏ mịn (soi kính lúp), phía dưới có đài nhỏ hình chén 5 răng, màu nâu vàng, dài khoảng 11,5mm. Chất nhẹ, hơi giòn, mùi thơm, vị hơi đắng (Dược tài học).
| 29
Hoa tươi: giã nát, vắt nước, đun sôi, uống.
Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống (Phương pháp bào chế đông dược).
2.1.9.8. Bảo quản:
Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị, để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống.
2.1.9.9. Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc kim ngân hoa có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp khuếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.coli, phế cầu, tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam). Cho chuột béo phì dùng lượng lớn cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nước sắc kim ngân hoa, mức cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese hebral medicine).
Tác dụng trên đường huyết: nước sắc kim ngân hoa cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột
| 30
lang bình thường và chuột lang uống kim ngân trước khi gây choáng (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
Tác dụng kháng viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung dược học).
Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê (Trung dược học).
Tác dụng chống lao: Nước sắc kim ngân hoa invitro có tác dụng chống mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nước sắc kim ngân hoa rồi cho chích vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese hebral medicine).
Kháng virus: Nước sắc kim ngân hoa có thể làm giảm sức hoạt động của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng (Chinese hebral medicine).
Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nước sắc kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc loét (Chinese hebral medicine).
Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết kim ngân hoa chích vào huyệt hoặc vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trường hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị ngứa (Chinese hebral medicine).
Làm hạ cholesterol trong máu (Trung dược học).
Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung dược học).
Có tác dụng lợi tiểu (Sổ tay lâm sàng trung dược).
2.1.9.10. Độc tính:
Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài nguyên cây thuốc vị thuốc Việt Nam).
2.1.9.11. Thành phần hóa học:
Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và một số thành phần khác. Các flavonoid là luteolin, luteolin-7- glucosid. Tinh dầu gồm alpha-pinen, hex-1-en, hex-3-en -1-ol, cis- và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(alpha-hydroxyisopropyl)-
| 31
tetrahydrofuran, geraniol, alpha-terpineol, alcol benzylic, alcol beta- phenylethylic, carvacrol, eugenol, linalool, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-5hydroxy tetrahydrydropyran.
Hoa còn chứa acid clorogenic 6%. Chất này cũng có trong rễ, thân và lá với hàm lượng theo thứ tự 1,4%, 0,9%, 2,6%. Hoa và thân có acid isoclorogenic a là acid 3,5-dicafeoyl quinic, còn acid isoclorogenic b và c là hai đồng phân của acid 3,4- dicafeoylquinic. Lá chứa nhiều acid clorogenic và acid isoclorogenic hơn hoa. Ngoài ra, kim ngân còn có flavonoid khác là lonicerin, loniceraflavon (lonicerin là neohesperidosid của luteolin và loniceraflavon tương ứng với 5,6,4’- trihydroxyflavon) và một số iridoid glycosid như loganin, secoxyloganin, secologanin, secologanin dimethyl acetal, vogelosid, epivogelosid.
Phần trên mặt đất chứa saponin, trong đó aglycon là acid oleanolic hoặc hederagenin. Các aglycon được nhận dạng là 3-O-α-L-arabinopyranosyl hederragenin, 3-O-β-D-glucopyranosyl hederagenin, 3 –O-α-L- rhamnopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl hederagenin, 3-O-α-L- arabinopyranosyl hederragenin 28-β-D-glucopyranosyl -(1-6)-β-D- glucopyranosyl ester, 3- O-β-D-glucopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl hedreagenin 28-O-β-D-6-O-acetyl glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl ester, acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl oleanolic, 3-O-
α-L-arabinosyl oleanolic acid 28-O-β-glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl ester, 3-O-β-D – glucopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl oleannolic acid 28-
β-D, glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl ester và 3-O-α-L -
rhamnopyranosyl-(1-2)-α-L-arabinopyranosyl oleanolic acid 28-β-D- glucopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl ester.
2.1.9.12. Tính vị:
Vị ngọt, tính hàn (Đông dược học thiết yếu).
2.1.9.13. Phân biệt:
| 32
- Kim ngân dại (Lonicera dasystyla rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn.
- Kim ngân lông (Lonicera cambodiaha pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông.
- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).