Công tác lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công cống lấy nước hồ chứa na khuông 1 – tỉnh lai châu (Trang 61 - 63)

- Đối với bêtông M

2.9.6. Công tác lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn

2.9.6.1. Dựng lắp và tháo dỡ ván khuôn

Công tác dựng lắp ván khuôn là công tác hàng đầu trong công tác thi công bê tông và chiếm nhiều thời gian, diện tích hiện trường. Do vậy phải đảm bảo chất lượng, tốc độ thi công và tạo điều kiện cho công tác khác. Trước khi dựng lắp ván khuôn cần dùng sơn đánh dấu vị trí lắp đặt ván khuôn cho chính xác.

2.9.6.2. Trình tự lắp ván khuôn

- Dùng máy trắc địa, vạch mốc khống chế, dùng sơn đánh dấu lên chỗ bê tông đã đổ hoặc những vạch mốc cố định.

- Khi dựng lắp ván khuôn tiêu chuẩn, phải dùng giá đỡ và dây rọi để xác định chính xác vị trí của ván khuôn theo đúng thiết kế. Sau đó dùng bu lông chôn sẵn, bu lông giằng để định vị chính xác chắc chắn. Chân của các cột chống đặt lên 2 chiếc nêm vát chồng lên nhau và dùng đinh đỉa để thuận tiện cho việc tháo dỡ.

- Đối với cột chống phải dùng dây rọi để dựng cột thẳng đứng đảm bảo cột chịu lực đúng tâm.

- Cột chống và dầm ngang phải được neo giữ chắc chắn sau đó mới lắp ráp dầm dọc, ván mặt.

Ta tính toán lắp dựng ván khuôn cho khoảnh đổ có chiều cao lớn thì nó sẽ phức tạp và điển hình, đó là tháp van (cao 24m). Do tháp van khá cao nên ở đây ta sử dụng biện pháp treo ván khuôn vào cốt thép chịu lực của tháp van và cốt thép thi công. Chú ý đoạn thép nhô lên so với phần bê tông của tháp van không được nhỏ hơn 50cm. Sau đó ta hàn thép nối tiếp cao hơn.

2.9.6.3. Yêu cầu khi tháo dỡ ván khuôn

Theo tài liệu hướng dẫn thi công [Tiêu chuẩn 14TCN59 – 2002] về tháo dỡ ván khuôn đối với ván khuôn thi công trong điều kiện bình thường. Thời gian tối thiểu để bê tông đạt

cường độ để tháo dỡ ván khuôn là 2 ngày.

Nguyên tắc khi tháo dỡ ván khuôn: tháo dỡ ván khuôn được tiến hành từ trên cao xuống dưới, từ ngoài vào trong. Trong khi tháo dỡ mà phát hiện những chỗ bê tông hư hỏng nứt nẻ phải kịp thời xử lý.

- Đặt bộ kích (gồm đế và kích ), liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.

- Lắp khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.

- Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và nằm chéo.

- Lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ. Sau đó chống thêm một khung phụ lên trên.

- Lắp các kích đỡ phía trên.

- Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dưới trong khoảng từ 0 ÷ 750mm.

*Cần chú ý những điểm sau khi lắp dựng giáo PAL:

- Lắp các thanh giằng ngang theo hai phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong khi lắp dựng không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của giáo bằng các đồ vật khác.

- Toàn bộ hệ chân chống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bộ kích.

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công cống lấy nước hồ chứa na khuông 1 – tỉnh lai châu (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w