Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của thành phố Lai Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố lai châu tỉnh lai châu trong giai đoạn 2016 2018 (Trang 50 - 59)

3.1.4.1. Tình hình qun lý, s dng đất đai

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành các quy định cụ thể hóa Luật Đất đai cũng như các quy định dưới luật như: Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; trình tự, thủ tục thực

hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quy định về trình tự thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quy định hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở; kích thước, diện tích tối thiểu được tách thửa; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu ...

Cùng với việc triển khai và tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật, Ủy ban nhân thành phố Lai Châu đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Lai Châu; chỉ đạo việc xây dựng và tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn thành phố; tham gia ý kiến vào các dự thảo các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường thực hiện nhiệm vụ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 71/ NQ-CP ngày 02/11/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, phường cấp huyện thuộc tỉnh Lai Châu. Hiện đã thực hiện xong việc phân định cắm mốc địa giới hành chính của các xã phường, mốc giới ổn định không xảy ra tranh chấp. Đến nay thành phố Lai Châu có 05 phường và 02 xã.

Việc phân định cắm mốc ranh giới có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển thành phố Lai Châu là thành phố loại III trực thuộc tỉnh Lai Châu.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính các loại tỷ lệ đã được triển khai từ năm 2009 đến nay đã cơ bản hoàn thành đối với các loại đất Sản xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng và một phần đất lâm nghiệp. Cụ thể:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quảđo đạc, lập bản đồđịa chính của thành phố Lai Châu TT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên Tổng diện tích đo đạc Chia các loại tỷ lệ 1/500 1/1000 1/2000 Đất lâm nghiệp Toàn thành phố 7.077,44 5.806,73 540,2 1775,8 1.199,11 2.291,62 1 Phường Quyết Thắng 273,32 240,75 66,95 68,79 70,87 34,14 2 Phường Tân Phong 570,30 538,47 198,19 125,85 178,38 36,05 3 Phường Đoàn Kết 188,92 185,07 89,18 0 56,18 39,71 4 Xã San Thàng 2375,46 1.567,07 17,25 967 465,22 117,6 5 Xã Nậm Loỏng 2806,27 2.476,14 0 336,2 173,3 1.966,64 6 Phường Đông Phong 528,47 507,73 86,41 267,46 143,73 10,13 7 Phường Quyết Tiến 334,70 291,5 82,22 10,5 111,43 87,35

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu, 2018) Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các kỳ kiểm kê. Năm 2014, thực hiện theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ,công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp được thực hiện theo đúng định kỳ và đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành. Đến nay, các phường, xã trên địa bàn thành phốđã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Những năm qua, UBND thành phố rất chú trọng đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳđầu (2011-2015) của thành phốđã được phê duyệt và triển khai đồng bộđúng quy hoạch. Đồng thời năm 2015, thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các quy định dưới Luật, trên cơ sở thực tiễn và sự phát triển chung của tỉnh, UBND thành phố đã chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch thành phố Lai Châu.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án được thực hiện đồng bộ, đúng quy định và tuân thủ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. Quy trình triển khai được chỉđạo chặt chẽ, thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND thành phố cũng đã xem xét và giải quyết kịp thời nhiều ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân về giá cả, các chính sách, chế độ khi Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng. Kết quả công tác giao và thu hồi đất trên địa bàn thành phố như sau:

- Giao đất: việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất đã được thực hiện cơ bản hoàn thành. Người dân trong thành phố từ khi được giao đất đã yên tâm sản xuất, ổn định đời sống, sử dụng đất hợp lý và bảo vệ rừng.

- Thu hồi đất: về thu hồi chuyển sang đất ở và cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt những năm gần đây UBND thành phố đã ban hành một số Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở và cho thuê đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhân dân. Về thu hồi đất do vi phạm vềđất đai: các chính sách pháp luật quản lý vềđất đai được Nhà nước ban hành bổ sung liên tục đã điều chỉnh được những bất cập, tồn tại, tại địa phương, làm cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn cũng như phục vụ tốt cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

6. Quản lý bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất

Trong giai đoạn 2016-2018 công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Lai Châu thực hiện 42 dự án lớn nhỏ với diện tích 78,07 ha, số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 663 hộ và 11 tổ chức với số tiền bồi thường, hỗ trợ là 76.748.061.079 đồng, số hộ tái định cư là 87 hộ.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Cùng với việc cấp GCN QSDĐ, UBND thành phố chỉ đạo Phòng TNMT, UBND các xã, phường lập và hoàn thiện hệ thống sổ sách theo quy định.

được tiến hành thường xuyên thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan thực hiện dịch vụ công vềđất đai.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. Đến nay công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đã hoàn thành và đạt chất lượng tốt, đang là tài liệu hữu ích phục vụ cho công tác quản lý đất đai, kết quả kiểm kê đất đai đã đánh giá quá trình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2014, đánh giá việc tuân thủ quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành và người sử dụng đất, đánh giá việc hoàn thiện chính sách pháp luật vềđất đai, bộ số liệu về kiểm kê đất đai còn là tài liệu chuyên đề quan trọng trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng các quy hoạch chuyên ngành phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai

Thành phố Lai Châu là đơn vị huyện điểm được tỉnh Lai Châu lựa chọn để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hiện nay cơ sở hạ tầng thông tin về quản lý đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai của thành phốđang được đầu tư, xây dựng đồng bộ với trang thiết bị hiện đại liên kết từ cấp xã đến cấp tỉnh dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động thời điểm cuối năm 2016. Khi dự án hoàn thành là điều kiện rất thuận lợi cho thành phố trong việc quản lý đất đai, các thông tin đất đai sẽ được cập nhật thường xuyên, liên tục, nhà quản lý cũng như người sử dụng sẽđược hỗ trợ tối đa bằng công nghệ hiện đại trên tất cả các lĩnh vực như tra cứu thông tin, công tác giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai ... góp phần vào việc hoàn thiện thể chế, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý đất đai.

10. Quản lý tài chính vềđất đai và giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai được UBND thành phố Lai Châu thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, sau khi giao đất các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, tài chính được thu nộp đầy đủ, phần trích lại được đưa vào

cải tạo, xây dựng sơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân. Việc xây dựng giá đất trong những năm qua sát với giá thị trường đã tạo cơ sở pháp lý trong việc tăng nguồn thu từ hoạt động đất đai (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu các loại thuế liên quan đến đất đai…). Công tác định giá tài sản để đấu giá, việc thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá dần được chú trọng, góp phần tăng nguồn thu nộp ngân sách Nhà nước.

11. Quản lý, giám sát quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND thành phố quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Cán bộ địa chính xã, phường có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử đụng đất đai. Tuy nhiên, trong những năm qua do có những thời điểm giá đất tăng cao, nên đã dẫn đến tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật (tự chuyển nhượng, không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền), gây khó khăn cho công tác quản lý.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy

định pháp luật vềđất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Trong thời gian gần đây, việc quản lý và sử dụng đất của thành phố vẫn còn xảy ra một số sai phạm, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai; Phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường, tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố.... Cung cấp hồ sơ tài liệu, thanh tra việc thực hiện

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý, sử dụng đất.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật vềđất đai

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai, Quyết định số 4

82/QĐ-UBND ngày 21/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật vềđất đai; Hiện nay, trên địa bàn thành phốđã triển khai công tác phổ biến Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật đến các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhiều địa phương đã triển khai cụ thể đến cả các đối tượng là cán bộ cấp xã, cấp phường, trưởng các bản, tổ dân phố và toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân phố, bản, khu dân cư... Nhìn chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp tạo điều kiện, tiền đề cho công tác quản lý đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo trong

quản lý và sử dụng đất đai

Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, các trường hợp tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra do trên địa bàn thành phố triển khai khá nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội và nhất là khi giá trịđất đai tăng cao thì số lượng các vụ việc tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai có chiều hướng gia tăng, trong đó chủ yếu là tranh chấp, lấn chiếm đất trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai đã được thực hiện nghiêm túc và đã đạt được những hiệu quả nhất định, vì vậy đã nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền địa phương.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ vềđất đai

Hiện nay, các công việc liên quan đến lĩnh vực dịch vụ công như thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đã được thành phố chỉ đạo Phòng Tài

nguyên Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn chuyên môn của ngành.

3.1.4.2. Hin trng s dng đất

a. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Lai Châu tính đến thời điểm 31/12/2018 là 7.077,44 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp diện tích 4.529,71 ha, chiếm 64,0% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp diện tích 1.129,41 ha, chiếm 15,96% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng diện tích 1.418,32 ha, chiếm 20,04% diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố lai châu tỉnh lai châu trong giai đoạn 2016 2018 (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)