b- Lao động, việc làm
3.4.2. Về công tác tổ chức – cán bộ
Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó, cần quan tâm tăng biên chế, chế độ chính sách và không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức của cơ quan thanh tra và cán bộ, công chức tiếp dân để ngày càng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Coi trọng vai trò của công chức Tư pháp - Hộ tịch trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo; công chức Địa chính tại cấp xã tham mưu cho CTUBND về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về đất đai. Các công chức này là người gần gũi tuyên truyền, giải thích cho bà con nhân dân về pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đất đai nói riêng: Hiện nay, bà con nhân dân đã bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu, nắm và quan tâm chính
sách, pháp luật của nhà nước, nhu cầu này đang dần trở thành “cơm ăn, nước uống, không khí để thở” hàng ngày. Bà con chưa hiểu việc gì, chuyện gì là đến đòi hỏi cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phải nói cho rõ, giải thích cặn kẽ cuội nguồn, việc gì được làm, việc gì còn vướng mắc; Bà con nghe thấu tai mới chịu, và khi đã nghe ra, nắm, hiểu, chịu thì sẽ vui vẻ làm theo. Nếu công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức Địa chính thực hiện tốt được các vai trò nói trên sẽ góp phần giảm thiểu rất lớn những khiếu nại, tố cáo phát sinh hoặc bức xúc, kéo dài và khiếu tố vượt cấp lên cấp trên.