Đánh giá qua thực trạng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ giai đoạn 2014 2018 (Trang 66 - 75)

b- Lao động, việc làm

3.3.1.Đánh giá qua thực trạng

3.3.1.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh đã đạt được những kết quả nhất định:

Việc tiếp công dân đã dần đi vào nề nếp, Công chức tiếp dân tại các xã, thị trấn đã được bố trí (tuy mới chỉ là kiêm nhiệm), ở huyện do một công chức của cơ quan thanh tra đảm nhiệm. Ngoài ra, công tác tiếp dân của lãnh đạo các đơn vị, kể cả lãnh đạo UBND huyện đã được thực hiện.

Thông qua công tác tiếp dân, hàng trăm đơn thư đã được tiếp nhận giải quyết, qua các buổi tiếp dân, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được những thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình và kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có hướng sửa chữa khiếm khuyết của mình đồng thời giải quyết quyền lợi cho họ. Cũng thông qua các buổi tiếp dân, các cơ quan đã giải thích thuyết phục nhiều người không khiếu nại, tố cáo hoặc tự nguyện rút đơn khiếu nại, tố cáo, góp phần làm giảm đáng kể các vụ khiếu nại, tố cáo mà bình thường có thể xảy ra, góp phần tích cực vào việc giảm thiểu các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, điểm nóng tại địa phương.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều bước chuyển biến tích cực, thời gian giải quyết, trình tự thủ tục xem xét, xác minh cơ bản được đảm bảo, việc đối thoại với người dân đã được quan tâm, qua đó đã có các quyết định giải quyết hợp tình, hợp lý, trả lại lợi ích cho Nhà nước, tổ chức và người dân. Theo số liệu tổng hợp, từ năm 2014 đến năm 2018, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh đã mang lại những kết quả như sau: Kiến nghị trả cho dân hơn 120,8 triệu đồng và 160 m2 đất, giao 2 suất tái định cư, thu về ngân sách nhà nước hơn 168,4 triệu đồng..

Đã tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội về sự lãnh đạo của Huyện uỷ và UBND huyện. Từ đó người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẵn sàng hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động, đường lối, chủ trương cũng như các quy định trong việc quản lý xã hội, xây dựng và phát triển huyện, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả tỉnh; nhanh chóng trở thành đô thị phát triển xứng tầm với các đô thị trong khu vực và trên cả nước.

Đã góp phần đáng kể vào việc ổn định an ninh trật tự trên địa bàn và địa bàn toàn tỉnh nói chung. Qua kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai đã góp phần chống lại diễn biến hoà bình của các lực lượng thù địch, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai đã đạt được làm cho người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật nói chung và Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo. Từ đó làm cho họ tự giác thực hiện, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo.

3.3.1.2. Những cơ sở mang lại kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Đạt được những kết quả nêu trên là do sự quan tâm đúng mức của

Huyện ủy, UBND huyện được thể hiện qua việc xác định giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong thời gian trước mắt và lâu dài. Ngay từ đầu năm, lãnh đạo huyện đã lãnh chỉ đạo các phòng, ban, xã, thị trấn thực hiện nội dung chỉ đạo của trung ương, tỉnh, Huyện ủy và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo UBND huyện cũng thường xuyên chủ trì các hội nghị với các phòng, ban, xã phường để giải quyết những vụ việc phức tạp, điểm nóng; thông qua các cuộc họp này nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài đã được giải quyết.

Đồng thời với nội dung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các vụ việc tồn đọng kéo dài; nâng cao vai trò trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngoài những cơ sở nêu trên, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt được trong thời gian qua còn phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của các tổ chức chính trị, xã hội, các sở, ngành của tỉnh. Trong thời gian qua những vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai phức tạp luôn có sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội mà trong đó phải kể đến là vai trò của Mặt trận tổ quốc, hội Cựu chiến binh, hội Liên hiệp phụ nữ…với sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội hay các sở, ngành tỉnh đã giúp làm lắng dịu tình hình nhiều điểm nóng.

3.3.1.3. Hạn chế bất cập

Thứ nhất, việc tiếp công dân ở nhiều xã, thị trấn còn mang tính hình

tranh thủ thời gian tiếp dân để đối thoại với người khiếu nại, tố cáo; chất lượng đối thoại của cán bộ, công chức tiếp dân còn hạn chế. Tình trạng hứa hẹn, đùn đẩy, né tránh hoặc giải quyết quá chậm làm cho người khiếu nại, tố cáo bức xúc, thiếu niềm tin. Ở nhiều nơi, lãnh đạo chưa thực hiện tiếp công dân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo khiến người dân phải đi lại nhiều lần, gây tâm lý bức xúc đối với chính quyền.

Thứ hai, việc giải thích, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo còn

nhiều trường hợp không chính xác, không đúng thẩm quyền; Việc tiếp nhận, xử lý đơn thư không được tập trung tại một đầu mối, người được giao xử lý đơn thu không nắm rõ nội dung, ít có việc tiếp xúc làm việc với người có đơn do đó việc phân loại hình thức, nội dung, thẩm quyền giải quyết còn rất nhiều trường hợp sai, có hiện tượng đơn chuyển đi rồi nhưng người khiếu nại, tố cáo không biết dẫn đến việc họ lại gửi đơn đi nhiều nơi, thậm chí còn đến nhà các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện để gửi đơn.

Thứ ba, tại một số xã, thị trấn việc thực hiện quy trình giải quyết các vụ

việc có một số khâu chưa hợp lý, có nhiều lỗi trong quá trình tiến hành thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có vụ việc khi tiến hành thẩm tra xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo không có quyết định thành lập Đoàn thanh tra hoặc Tổ công tác mà chỉ căn cứ vào phiếu giao việc của Thủ trưởng đơn vị. Tại nhiều các phòng, ban, xã, thị trấn chưa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo.

Thứ tư, thể thức và hình thức văn bản của các kết luận, quyết định giải

quyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng quy định của pháp luật, thiếu thành phần như: nội dung khiếu nại của công dân, kết quả thẩm tra xác minh, căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại, kết luận về nội dung khiếu nại là đúng hay sai, quyền khiếu nại tiếp, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

Thứ năm, ở một số UBND các xã, thị trấn, phòng ban việc tiến hành

dài; việc hoàn thành báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo còn chậm, có khi quá thời hạn dẫn đến việc công dân bức xúc, có đơn khiếu nại vượt cấp.

Thứ sáu, chất lượng giải quyết vụ việc của một số đơn vị chưa cao, còn

mang tính qua loa, cho xong dẫn đến việc người dân lại tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên. Đặc biệt, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND xã, thị trấn còn nhiều hạn chế. Mặc dù chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo nhưng khi người dân đến khiếu nại, tố cáo thì chính quyền cấp xã lại giải quyết qua loa đại khái. Nhiều vụ việc người dân nộp đơn khiếu nại, tố cáo khi đã quá thời hạn giải quyết đến hỏi thì nhận được câu trả lời là “phải chờ” hoặc trả lời lấy lệ là “đang giải quyết”, dẫn đến việc công dân bức xúc tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên huyện, tỉnh.

Thứ bảy, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các quyết

định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo chưa sát sao. Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật nhưng các cơ quan có liên quan thực hiện chậm, thực hiện chưa nghiêm túc, dẫn đến việc người khiếu nại, tố cáo bức xúc lại có đơn khiếu kiện.

Thứ tám, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cấp, các

ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều cuộc thanh, kiểm tra còn mang tính hình thức, nể nang, bao che cho cấp dưới nên kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.

Thứ chín, công tác thông tin, báo cáo và quản lý, lưu trữ hồ sơ giải quyết

khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế. Số liệu báo cáo tình hình khiếu nại, tố cáo từ cấp dưới lên cấp trên không chính xác, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Nhiều công chức tiếp dân không xác định được nội dung vụ việc nên không thống kê, báo cáo vụ việc lên cấp trên. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhiều nơi chưa đúng theo quy định, chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầy đủ, khoa học, không đảm bảo chế độ bảo quản dẫn đến việc xác minh, xem xét thường mất thời gian, công sức, thiếu tài liệu cũ làm căn cứ để giải quyết dẫn đến việc kết luận, giải quyết khó khăn đối khi không chính xác.

3.3.1.3. Nguyên nhân, khó khăn của những hạn chế, bất cập

Sở dĩ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Phù Ninh trong những năm qua còn nhiều hạn chế, bất cập là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

+ Nguyên nhân khách quan

Do cơ chế chính sách luôn thay đổi, thiếu đồng bộ nên khi kết luận, quyết định nhiều cơ quan đã áp dụng chính sách không giống nhau, từ đó làm cho việc khiếu nại của người dân ngày càng gay gắt, nhất là chính sách về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng có một số quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn. Ví dụ: việc áp dụng khung giá bồi thường về đất cho các hộ dân thường xuyên thay đổi theo chiều hướng tăng thêm lợi ích cho người bị thu hồi đất, dẫn đến việc những người có cùng một loại đất bị thu hồi của dự án trước đó không lâu, thậm chí ngay cùng một dự án nhưng nằm ở giai đoạn khác, bức xúc khiếu nại nhưng cũng không được giải quyết do quy định của pháp luật không được hồi tố chính sách. Cái lý của cơ quan nhà nước cũng đúng mà lý của dân cũng đúng.

Việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo còn mang tính nguyên tắc mà chưa có các quy định cụ thể, dẫn đến vụ việc không chấm dứt, tồn đọng kéo dài, người dân chờ lâu lại đi khiếu nại, tố cáo.

Phần lớn người dân nhận thức về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật hoặc một số người khi được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã quan niệm đất đai là của họ, họ có quyền làm gì cũng được. Nhiều người đi khiếu nại, tố cáo về đất đai còn thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nhiều người dân còn bị lôi kéo, xúi giục, kích động; có người vì động cơ cá nhân, vì mâu thuẫn

mà thiếu thiện chí tiếp nhận kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân chưa được quan tâm đúng mức, để vụ việc phát sinh ngày càng thêm phức tạp, kéo dài.

Đối với các vụ việc khiếu nại về đất đai, tâm lý của người khiếu nại là không muốn gửi đơn đến cơ quan Toà án nhưng lại thiếu tôn trọng quyết định giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước, dẫn đến việc khiếu nại kéo dài, khó có điểm kết thúc.

Chất lượng các dự án quy hoạch đất đai, phát triển đô thị, quy hoạch ngành chưa cao, chưa đánh giá hết được tác động, hệ quả khi triển khai thực hiện dự án trên các khía cạnh: môi trường, sự thay đổi tâm lý cộng đồng dân cư, việc làm cho người bị thu hồi đất,...Nhiều dự án thu hồi một phần khá lớn diện tích đất nông nghiệp của dân nhưng triển khai chậm hoặc triển khai được giai đoạn đầu thì bỏ dở khiến nhiều nông dân không có tư liệu để sản xuất, không có việc làm, đất đai bị bỏ hoang phí. Trong các dự án, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí xảy ra phổ biến. Những hệ quả này đã tác động lớn đến cuộc sống của người dân; quy hoạch thường xuyên bị điều chỉnh; đó là nguyên nhân, mầm mống phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo năm 2011 và Luật tố tụng hành chính còn có nội dung chồng chéo mâu thuẫn. Chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường; đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã điều tiết, phân phối nhưng chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại từ đất cho các dự án đầu tư như trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Nguyên nhân chủ quan

Lãnh đạo một số đơn vị, cơ sở chưa thấy hết được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa coi đây là công việc trọng tâm, thường xuyên, nên chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp; chưa coi trọng công tác hoà giải, đối thoại và giải quyết

khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở. Nhiều lãnh đạo còn coi việc khiếu nại, tố cáo của dân là đương nhiên phải có ở mọi chính quyền; không thấy hết được trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo của dân. Còn chưa trực tiếp tiếp dân hoặc chỉ tiếp qua loa cho xong, ít trực tiếp tổ chức gặp gỡ đối thoại với dân, thường ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn đối thoại với dân.

Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, xây dựng ở nhiều cơ sở còn thiếu công khai dân chủ, không đảm bảo trình tự, thủ tục, quy trình, quy phạm theo quy định. Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng còn chậm, giao đất, đấu giá đất tái định cư thực hiện thiếu minh bạch dẫn đến việc người dân bức xúc mà đi khiếu nại, tố cáo.

Khi thực hiện một số dự án giải phóng mặt bằng thu hồi đất của dân còn nhiều thiếu sót trong thực hiện quy trình, chưa công khai minh bạch trong nhân dân về chính sách bồi thường nhất là các số liệu kiểm kê, áp giá bồi thường, hỗ trợ để nhân dân có thể giám sát. Khi ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân, các cơ quan hành chính nhà nước chỉ biết thực hiện theo ý thức chủ quan của mình mà không công khai cho dân biết các căn cứ để tính giá đền bù, các số liệu kiểm kê đất đai, tài sản của dân như thế nào. Đến khi ra quyết định bồi thường thì vấp phải phản ứng của người dân. Nhiều hộ dân không chấp nhận với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ giai đoạn 2014 2018 (Trang 66 - 75)