Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bồi thường GPMB “Dự án đường quốc phòng xã Hạnh Lâm,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc phòng xã hạnh lâm, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 84)

- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2018 đến năm 2020.

1 Đất nông nghiệp

3.2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bồi thường GPMB “Dự án đường quốc phòng xã Hạnh Lâm,

từ công tác bồi thường GPMB “Dự án đường quốc phòng xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An “

3.2.4.1. Những mặt đã làm được

Nhìn chung, công tác bồi thường, hỗ trợ các dự án trên được tiến hành khá trôi chảy do trong quá trình thực hiện đã tổ chức họp toàn thể các hộ có đất bị thu hồi và thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã, đồng thời lấy ý kiến dân cư về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án.

Công tác tuyên truyên vận động phổ biến nội dung triển khai dự án được triển khai đầy đủ đến từng hộ dân, cán bộ địa phương về nội dung và các bước thực hiện dự án, không để xảy ra tranh chấp hay mất an ninh tại địa bàn dự án.

Hội đồng bồi thường GPMB đã áp dụng giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ đảm báo đúng quy định về đơn giá đất cụ thể do UBND tỉnh Nghệ An ủy quyền cho UBND huyện quyết định theo quy định Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ủy quyền phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất, giá đất cụ thể để giao đất tái định cư và giá đất cụ thể để xác định giá khởi điểm đấu giá QSD đất ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND.ĐC ngày 29/03/2016 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc ủy quyền phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất và giá đất cụ thể để xác định giá khởi điểm đấu giá QSD đất ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Sau khi đường làm xong, việc đi lại của người dân thuận tiện, an toàn hơn, bộ mặt nông thôn sáng sủa hơn, thúc đẩy việc phát triển kinh tế cũng như xã hội, một số hộ dân đã có định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp, và kinh doanh trong tương lai gần.

3.2.4.2. Những mặt chưa làm được

Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường GPMB, Hội đồng bồi thường huyện kiểm kê còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB của dự án; hoặc có trường hợp người dân đã đồng ý về diện tích khi đo đạc kiểm đếm nhưng sau đó lại kiến nghị bổ sung đo đạc lại.

Một số mốc thời gian chưa được đảm bảo đúng tiến độ cụ thể là chủ đầu tư triển khai thực hiện Dự án còn chậm, bên cạnh đó sau khi đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thì việc quyết toán kinh phí để thực hiện chi trả cho người dân còn chậm so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhận chủ yếu do chủ đầu tư chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai có liên quan để triển khai dự án.

Tất cả những nội dung tồn tại nói trên đều ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện của các Dự án đầu tư..

3.2.4.3. Thuận lợi

Dự án đường quốc phòng xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là dự án nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt vì vậy cho nên thực tế hầu hết người dân và cán bộ địa phương đều chấp hành đồng thuận thống nhất để tiến hành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một cách thuận lợi, không gây mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng một số mốc thời gian thực hiện được đảm bảo so với kế hoạch tiến độ được xây dựng.

3.2.4.4. Khó khăn

Do xã Hạnh Lâm địa bàn triển khai dự án thuộc xã miền núi biên giới, địa bàn xã rộng lớn, lực lượng cán bộ địa phương còn mỏng và chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý, hiểu biết của người dân về bồi thường

giải phóng mặt bằng còn hạn chế nên công tác tuyên truyền vận động còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Địa bàn dự án thuộc vùng đồi núi cao hiểm trở, thời điểm triển khai lại vào mùa mưa nên công tác đi lại để thực hiện truyên truyền vận động cũng như đo đạc xác định diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian hơn so với tiến độ đặt ra.

Nhìn chung, ý thức tự giác của nhân dân khá cao trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng vẫn có một bộ phận người dân vẫn còn đòi hỏi những chế độ ngoài chính sách quy định như tăng giá đất tăng giá đền bù cây trồng, mức hỗ trợ, yêu cầu đổi đất, nắn tuyến đường.... gây khó khăn cho công tác tổ chức triển khai thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.2.4.5. Bài học kinh nghiệm

Từ kết quả nghiên cứu dự án tôi thấy một số bài học kinh nghiệm làm nên thành công của dự án và cho các dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn huyện Thanh Chương như sau:

Một là, đối với dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình theo tuyến, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cần bám sát tiến độ thực hiện dự án, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và điều chỉnh kế hoạch thực hiện kịp thời đáp ứng tốt nhất tiến độ từng giai đoạn thực hiện dự án.

Hai là, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tích cực tuyên truyền, vận động người sử dụng đất chấp hành chủ trương, chính sách của nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng; phối hợp tốt với các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động; đặc biệt đối với các dự án thời gian thực hiện bồi thường quá dài, trong quá trình thực hiện có sự thay đổi về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng thì việc tuyên truyền, vận

động có ý nghĩa rất lớn quyết định đến sự thành công của dự án tránh được những bức xúc của người dân, giảm được khiếu kiện và không phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồithường GPMB ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc phòng xã hạnh lâm, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 84)