Đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện công tác bồi thường GPMB đến đời sống, lao động, việc làm và thu nhập của người dân bị thu hồi đất:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc phòng xã hạnh lâm, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 81)

- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2018 đến năm 2020.

1 Đất nông nghiệp

3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện công tác bồi thường GPMB đến đời sống, lao động, việc làm và thu nhập của người dân bị thu hồi đất:

đến đời sống, lao động, việc làm và thu nhập của người dân bị thu hồi đất:

3.2.3.1. Kết quả thu hồi đất nông nghiệp

Bảng 3.12: Tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ dân

STT Chỉ tiêu

1 Số hộ điều tra:

Số hộ bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp Số hộ bị thu hồi trên 30% - 70% đất nông nghiệp

Số hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp 2 Bình quân diện tích đất NN bị thu hồi

Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ

( Nguồn: tổng hợp qua phiếu điều tra)

Qua bảng 3.12 ta thấy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bình quân của các hộ tương đối lớn tuy nhiên lại chỉ chiếm dưới 30% tổng diện tích đất nông nghiệp mà họ sử dụng. Điều này là do địa bàn triển khai dự án thuộc miền núi biên giới, dân cư tương đối thưa thớt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp bình quân của các hộ lớn nên sau khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng để làm đường ảnh hưởng không lớn đến đời sống sản xuất của người dân.

3.2.3.2. Tác động của dự án đến đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất

Bảng 3.13: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân

STT Chỉ tiêu

Tổng số

1 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN, trong đó: Sử dụng trên 70% số tiền bồi thường vào mục đích này Sử dụng dưới 70% số tiền bồi thường vào mục đích này 2 Tín dụng ( bao gồm tiết kiệm và cho vay)

Gửi tiết kiệm Cho vay

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa

4 Mua sắm đồ dùng

5 Học nghề

6 Đầu tư cho con học nghề

7 Mục đích khác

(Nguồn: Tổng hợp qua phiếu điểu tra)

Qua bảng tổng hợp phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân cho thấy: Số hộ sử dụng tiền để đầu tư vào sản xuất phi nông nghiệp còn rất ít với 4 hộ chiềm 8%. Có 8 ý kiến sử dụng vào việc mua sắm đồ dùng, chiếm 16%, việc này phản ánh rất rõ thực tế đời sống của người dân vì hiện tại trong thị trường có rất nhiều máy móc, phương tiện, thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn; 12 ý kiến tiền bồi thường, hỗ trợ được sử dụng vào mục đích tín dụng cụ thể là cho vay, chiếm 24% . Có 10 ý kiến tiền bồi thường hỗ trợ được sử dụng xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chiếm 20% do diện tích đất bị thu hồi là phần đất bám mặt đường của các gia đình nên khi có tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, các

hộ này đã sử dụng tiền để xây lại bờ rào, xây cổng, ốt quán…Cũng chỉ có 4 hộ chiếm 8% sử dụng tiền đền bù đề đầu tư cho con cái học nghề.

3.2.3.3. Tác động của dự án đến lao động, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất

 Trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ của số người trong độ tuổi

lao động

Bảng 3.14: Trình độ văn hóa, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động

Chỉ tiêu Trình độ học vấn + Tiểu học + THCS + PTTH + ĐH,CĐ và TCCN Phân theo độ tuổi + Từ 15 – 30 tuổi + Trên 35 tuổi

( Nguồn tổng hợp qua phiếu điều tra)

Số người có trình độ học vấn trung học phổ thông khá cao là 35 người, chiếm 70% số người điều tra; số người có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 10 người, chiếm 20% số người điều tra; số người có trình độ trung học cơ sở là 5 người, chiếm 10% số người điều tra.

Độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ được điều tra là trên 35 tuổi, 46 người chiếm đến 92% số hộ được điều tra. Chỉ có 4 người chiếm 8% là người dưới

30 tuổi, đây là những cặp vợ chồng trẻ vừa mới lập gia đình vừa mới ra ở riêng.

Tuy độ tuổi trung bình của các hộ được phỏng vấn hầu hết đều trên 35 tuổi chiếm 92% nhưng trình độ học vấn trung bình lại khá cao nên có khả năng nhận thức tốt về các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước triển khai trên địa bàn.

 Tác động của công tác bồi thường GPMB đến tình hình lao động, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất

Bảng 3.15: Tình hình lao động, việc làm của các hộ thuộc khu vực bồi thường GPMB

Chỉ tiêu điều tra

Số nhân khẩu

Số người trong độ tuổi lao động + Nông nghiệp

+ Phi nông nghiệp + Không có việc làm

Số người ngoài độ tuổi lao động

(Nguồn tổng hợp qua phiếu điều tra)

Qua bảng 3.15 cho thấy:

Trước khi thu hồi đất: Số người trong độ tuổi lao động là 140 người, chiếm 57% số nhân khẩu, với số người tham gia trực tiếp vào sản xuất nông

nghiệp là 132 chiếm 94,2%, số người lao động phi nông nghiệp là 8 chiếm 5,8%. Số người ngoài độ tuổi lao động là 105 chiếm 43%

Sau khi thu hồi đất: Số người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động không thay đổi, tuy con đường vừa mới làm xong nhưng đã có 1 hộ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ, số người sản xuất phi nông nghiệp tăng lên 10 người chiếm 7,2%.

 Tác động của công tác bồi thường GPMB đến thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất.

Bảng 3.16: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

Tổng số hộ điều tra

1 Số hộ có thu nhập cao hơn

2 Số hộ có thu nhập không đổi

3 Số hộ có thu nhập kém đi

(Nguồn tổng hợp qua phiếu điều tra)

Qua bảng 3.16 cho thấy: có 4 ý kiến cho rằng thu nhập kém đi, chiếm 8% số hộ điều tra; có 24 ý kiến cho rằng thu nhập cao hơn, chiếm 48% số hộ điều tra. Nhưng từ điều tra thực tế cho thấy việc thu hồi đất có tác động không lớn đến thu nhập của người dân. Phần lớn hộ dân trong vùng triển khai dự án đều sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng chè, keo và cây nông nghiệp ngắn ngày nên khi thu hồi đất làm đường thì diện tích canh tác có giảm đi nhưng lại không đáng kể. Bên cạnh đó, giao thông đi lại được cải thiện vượt bậc nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại và vận chuyển, vì vậy có một bộ phận người dân nhận thấy là thu nhập của họ tăng lên sau khi được bồi thường thu hồi đất để làm đường giao thông. Một số hộ dân có thu nhập kém đi nhưng theo chia sẻ thì là do các lý do khách quan khác chứ không phải bị ảnh hưởng từ việc thu hồi đất để làm đường giao thông.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc phòng xã hạnh lâm, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 81)