Cấu tạo chi tiết và cách xử lý tín hiệu hệ thống cảnh báo điểm mù 1 Radar

Một phần của tài liệu Hệ thống an toàn điện tử trên ô tô (Phần 2) (Trang 36 - 43)

Chương 4: Hệ thống cảnh báo điểm mù (Blind Spot Alert)

4.4. Cấu tạo chi tiết và cách xử lý tín hiệu hệ thống cảnh báo điểm mù 1 Radar

Hình 4. 11 Bị trí của cảm biến cảnh báo điểm mù

Các radar sẽ phát ra sóng điện từ. Khi có xe nào tiến lại gần trong vùng này, các sóng điện từ sẽ bị cản lại. Do đó, hệ thống nhận biết được tín hiệu hồi về không đúng. Nó sẽ cảnh báo và tính toán chính xác khoảng cách các va chạm sắp sửa xảy ra.

Cảm biến radar ô tô sử dụng loại sóng tần số 24 GHz hoặc 76-81 GHz. Với băng tần hẹp 24 Ghz có thể có tầm xa tốt hơn. Tuy nhiên gần đây, các nhà phát triển đang ứng dụng băng tần 76 GHz, hoặc 77-81 GHz nhiều dần.

Với tần số cao hơn, ngoài việc giảm kích thước ăng ten, thì cũng tăng băng thông một cách đáng kể (gấp 3-4 lần khi chuyển từ 24 GHz lên 76 GHz). Với băng thông cao thì lượng dữ liệu truyền trong 1 phần tỉ giây đã rất lớn. Nhờ đó việc tính toán vị trí sẽ nhanh và chính xác hơn. Chỉ với tần số 1 GHz, đã có tới 1 tỉ sóng mỗi giây. Khi xác

xử lý trung tâm sẽ tính được vị trí của vật thể nhờ phương pháp hình học.

Hệ thống phát hiện điểm mù sẽ hoạt động khi vận tốc của xe lớn hơn 30km/h, có thể phát hiện cùng lúc 5 vật thể chuyển động trong khu vực điểm mù.Khoảng cách phát hiện điểm mù lên đến 25 m kể cả trong điều kiện thời tiết xấu.

Khi phát hiện có chướng ngại vật, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo thông qua đèn LED trên gương chiếu hậu để sớm tránh khỏi những va chạm và đảm bảo lái xe an toàn.

4.4.2. Camera

Hình 4. 13 - Cấu tạo chung của hệ thống cảnh báo điểm mù

 Hệ thống cảnh báo được lắp bên trong xe và được hiển thị trong gương chiếu hậu dưới dạng biểu tượng. Hệ thống này có nhiệm vụ thông báo hình ảnh nhấp nháy bên gương chiếu hậu hoặc rung tay lái khi sắp sửa có va chạm xuất hiện trong điểm mù.

Hình 4. 14 - Đèn cảnh báo điểm mù bên gương chiếu hậu

 Ngoài ra, nếu các mẫu xe cao cấp hơn, hệ thống còn được trang bị thêm camera bên gương chiếu hậu. Từ các camera này sẽ cho hình ảnh chính xác lên màn hình hiển thị, giúp cho người lái dễ dàng xử lí tình huống hơn.

Hình 4. 15 - Cảm biến gắn bên gương chiếu hậu trái

 Việc điều chỉnh gương sẽ giúp hạn chế tối đa nhất điểm mù của xe và cung cấp tầm nhìn trực tiếp phía sau cho người lái.

 Để hạn chế điểm mù, trước hết người lái nên căn chỉnh lại gương của chính mình, trong đó:

 - Gương giữa: Đặt gương chiếu hậu như bình thường. Khi bắt đầu, hãy điều chỉnh chỗ ngồi của mình, sau đó điều chỉnh gương để có thể nhìn thấy toàn bộ cửa sổ phía sau. Nếu ta điều chỉnh lại chỗ ngồi của mình, hãy nhớ điều chỉnh lại gương.

 - Gương bên trái: Đặt nó sao cho ngay khi có xe bên trái đi qua. Đèn pha phía trước bên trái của xe đó biến mất khỏi gương chiếu hậu và xuất hiện trong gương bên trái của xe mình.

 - Gương bên phải: Đặt nó ngay khi xe bên phải sắp sửa vượt qua. Đèn pha phía trước bên trái của xe đó sẽ biến mất khỏi gương giữa và xuất hiện trong gương bên phải của mình.

Hình 4. 16 - Hệ thống camera của hệ thống cảnh báo điểm mù

 Camera cho hệ thống cảnh báo điểm mù cho phép người dùng có thể chuyển từ chế độ 2D sang 3D, cũng như tùy ý điều chỉnh góc máy quay theo cả ba phương X-Y- X để tiện quan sát một cách linh hoạt, đây là điểm cộng trên thiết bị.

 Trong điều kiện tắc đường, những nơi đường hẹp, xe phải di chuyển chậm. Khi đó, camera ở góc gần sẽ hỗ trợ người lái quan sát tốt hơn các xe xung quanh và khoảng cách giữa các xe.

 Khi cần chuyển làn, góc nhìn nghiêng từ phía trước ra đằng sau sẽ giúp quan sát được toàn bộ xe phía sau và xung quanh. Tránh va chạm do không quan sát được xe đang vượt do "điểm mù" tạo lên.

Hình 4. 17 - Gương chiếu hậu giữa

Một phần của tài liệu Hệ thống an toàn điện tử trên ô tô (Phần 2) (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w