Đóng góp về khái niệm chất lượng mối quan hệ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng nghiên cứu trường hợp khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông (Trang 27)

Crosby & đtg (1990), đã liên kết các khái niệm sự hài lòng và lòng tin từ đó hình thành nên khái niệm chất lượng mối quan hệ. Tiếp theo nghiên cứu của Crosby & đtg, nhiều nhà nghiên cứu khác đã bổ sung sự cam kết như là một thành phần của chất lượng mối quan hệ (vd, Heinning-Thurau & Klee, 1997; Wetzels & đtg, 1998; Sharma và Patteson, 1999). Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định việc bổ sung thêm khái niệm cam kết vào cơ cấu chất lượng mối quan hệ là thích hợp. Một nghiên cứu gần đây nhất của Segarra-Moliner (2013), cho thấy những thành phần chính đóng góp vào chất lượng mối quan hệ trong quan hệ B2B cũng bao gồm: sự hài lòng, lòng tin và sự cam kết. Điều này cho thấy, nội dung của chất lượng mối quan hệ trong môi trường kinh doanh của một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam và trong một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như ngành viễn thông cũng bao hàm các thành phần cơ bản như đã được khẳng định trong các nền kinh tế đã phát triển. Tuy nhiên, như đã trình bày trên đây, các thành phần cơ bản của chất lượng mối quan hệ trong nghiên cứu này có tính hội tụ và tính kiên định nội tại cao vì thế khái niệm chất lượng mối quan hệ được đo lường bằng một thang đo

đơn hướng. Điều này gợi ý định hướng quản lý quan trọng trong ngành viễn thông là cần thiết có những nỗ lực để tạo được cảm nhận về sự hài lòng, lòng tin và sự cam kết một cách đồng thời và tổng thể để có được cảm nhận tốt của khách hàng về mối quan hệ

với nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng nghiên cứu trường hợp khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông (Trang 27)