Chính trị- tư tưởng cho công nhân cao su ở tỉnh Đồng Nai hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân cao su ở tỉnh đồng nai hiện nay (Trang 44 - 55)

HIỆN NAY

chính trị- tư tưởng cho công nhân cao su ở tỉnh Đồng Nai hiện nay

Đồng Nai

- Đặc điểm tự nhiên

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước ta, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1, 76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25, 5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Nhơn Trạch.

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu

- Tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha.

Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).

Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.507, 8 mm phân bổ theo vùng vào theo vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng...cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Độ ẩm trung bình năm 2010 là 81%.

- Đặc điểm kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã xác định: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Đây chính là tiền đề để Đảng bộ cùng nhân dân tỉnh quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xác định từ mục tiêu trên, trong những năm qua, cụ thể trong năm 2010: tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4, 5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4, 14 tỷ USD),

gấp 2, 5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29, 65 triệu đồng (1.629 USD), tăng gấp 2, 1 lần năm 2005.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, chú trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57, 2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14, 9% xuống còn 8, 7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 45, 5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động phi nông nghiệp tăng từ 54, 5% năm 2005 lên 70% năm 2010.

Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư.

Trong những năm gần đây, tỉnh Đồng Nai là vùng trọng điểm tập trung các khu công nghiệp nhiều nhất trong cả nước (30 Khu công nghiệp, tập trung trên 690.000 công nhân lao động), có tổng nguồn thu nội địa đứng thứ 3 của toàn miền Nam (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Đặc điểm chính trị

Về hệ thống chính trị, Đảng bộ Đồng Nai hiện nay có 17 đảng bộ trực thuộc tỉnh, gần 900 chi, đảng bộ cơ sở và khoảng 41.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Các cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay là 33 cơ quan. Về các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội có: Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh… Có 80% lực lượng trong độ tuổi được tập hợp vào các tổ chức. Tỷ lệ

tổ chức cơ sở đảng hàng năm đạt trong sạch vững mạnh là 85%, trong đó có 20% đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Công tác kết nạp Đảng đạt 8% so với tổng số đảng viên cuối năm.

Từ sự tiếp thu, nghiên cứu, thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, Đảng bộ đã tổ chức đưa đường lối, cương lĩnh đó trở thành hiện thực sinh động; góp phần đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Trong những năm qua, Đảng bộ đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Đồng Nai hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và là tỉnh có đóng góp lớn về ngân sách cho Nhà nước. Tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh luôn được giữ vững; thường xuyên xây dựng bộ máy của Đảng bộ và các đảng bộ trực thuộc tỉnh, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, góp phần lãnh đạo, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong sạch, vững mạnh.

Tỉnh Đồng Nai là địa bàn tập trung đông nông dân trong 9 huyện/ 11 thành phố, thị xã, huyện, có nhiều dân tộc (43 dân tộc) cùng cộng đồng chia sẻ trong đời sống xã hội, và cũng là nơi có đông đồng bào tôn giáo.

Công tác tư tưởng của Đảng bộ Đồng Nai là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ðảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Ðảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trò quan trọng và chức năng cơ bản nhất của công tác tư tưởng là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Ðảng, làm cho hệ tư tưởng của Ðảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, trên địa bàn 43 dân tộc anh em cùng chung sống, đoàn kết lập nên những thành tựu lớn của một tỉnh Anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại.

- Đặc điểm văn hóa

Trải qua quá trình hơn 25 năm xây dựng thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, bộ mặt văn hóa của tỉnh đã có nhiều thay đổi, đi lên cùng cả nước. So với các tỉnh, vùng trong miền Nam, thì bộ mặt văn hóa của tỉnh đã có bước phát triển khá mạnh trên lĩnh vực giáo dục, y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; tỷ lệ mù chữ thấp, việc bỏ học của học sinh vùng nông thôn giảm; phong trào văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực, xây dựng được các thiết chế của sự nghiệp văn hóa tỉnh nhà và 11 huyện, thị.

Với 43 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn Đồng Nai, do đó, về văn hóa của Đồng Nai rất phong phú, nhiều nghi thức lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được phục hồi, tạo nên nét sinh khí mới trong đồng bào các dân tộc.

Đồng Nai là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có truyền thống lịch sử 300 năm, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cả nước.

- Đặc điểm xã hội

Dân số toàn Tỉnh (năm 2010) là 2.559.763 người, trong đó thành thị là 855.703 người; nông thôn là 1.703.970. Có 43 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, trong đó có 2 dân tộc bản địa là Châu Mạ và S’tiêng. Người Hoa có trên 100.000 người, sinh sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán. Người Kinh chiếm 90%, còn 10% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các khu vực thành thị. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%.

Đồng Nai là vùng có nhiều tôn giáo, trong đó Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ trên 60%, có giáo phận Xuân Lộc lớn nhất nước, có 4,5 bác sĩ/1 vạn dân.

Nhân dân Đồng Nai hiện nay đa phần tập trung làm công nhân ở các khu công nghiệp, số còn lại, nhất là ở các huyện miền núi, vẫn tập trung làm nông nghiệp.

Từ những nhân tố ảnh hưởng trên cho thấy: Về thuận lợi:

Đồng Nai có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi, có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ nhanh và đúng hướng, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực, nhân dân trong tỉnh có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ mới và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất (trong đó có giai cấp công nhân) góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nên có sự giao lưu mạnh mẽ về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh.

Nhân dân Đồng Nai có truyền thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động, sáng tạo và đoàn kết.

Sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp, các ngành quan tâm (toàn tỉnh hiện có 04 trường đại học, 05 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề).

Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân nói chung và chất lượng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ công nhân nói riêng.

Những khó khăn, thách thức

Ngoài những thuận lợi trên, cũng còn có những khó khăn tác động không ít cho công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho công nhân cao su tỉnh Đồng Nai hiện nay, là:

Từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng nhanh trong cộng đồng dân cư, trong nông dân và nhất là trong công nhân (Đồng Nai là nơi tập trung rất đông đội ngũ công nhân), vấn đề này đang đặt ra cho Đảng bộ Tỉnh trong nhiều năm tới phải lãnh đạo, giải quyết.

Tình trạng chống phá của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo (đồng bào có đạo chiếm trên 60% dân số toàn tỉnh), các tư tưởng phản động còn rơi rớt lại (và số tàn quân ngụy quyền Sài Gòn tan rã khoảng 20.000 người) … là những vấn đề đặt ra cần phải được tập trung giải quyết nhằm tạo thuận lợi trong công tác giáo dục chính trị - tư tưởng của Đảng bộ.

Trong xây dựng đời sống văn hóa - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, mà một trong những vấn đề lớn là bộ mặt văn hóa nông thôn, việc ảnh hưởng mặt trái của quá trình đô thị hóa vào tiến trình phát triển văn hóa - xã hội tỉnh nhà.

Quy mô phát triển về công nghiệp khá lớn nhưng hệ thống hạ tầng chưa phát triển kịp thời, đồng bộ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm có nguy cơ tăng, trong khi khả năng kiểm soát rất hạn chế.

Trình độ nhận thức về các vấn đề,, chính trị - xã hội của một bộ phận nhân dân không đồng đều (trong đó có công nhân), tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp (mới đạt 64, 5% so nghị quyết là 75%).

Qua 37 năm hình thành và phát triển, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 38.500 ha cao su, trong đó 37.000 ha là do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai quản lý trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, còn lại 1.500 ha là cao su tiểu điền do các hộ nông dân tự trồng trên đất của mình (khi các loại cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, cà phê...không có giá họ đã tự thanh lý và trồng cao su để có hiệu quả kinh tế hơn). Thực chất họ không phải là giai cấp công nhân cao su của tỉnh Đồng Nai. Do đó, có thể hiểu Tổng Công ty Cao su Đồng Nai là đơn vị trực tiếp lãnh đạo, điều hành giai cấp công nhân cao su ở tỉnh Đồng Nai nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của ngành cao su trên 13 nông trường trực thuộc, đứng chân trên địa bàn 48 xã thuộc 06 huyện, thị xã Long Khánh và Thành phố Biên Hòa.

Với cơ cấu tổ chức quản lý gồm 13 nông trường cao su, 10 phòng ban nghiệp vụ, 02 xí nghiệp, 01 trung tâm văn hóa, 01 bệnh viện, 01 khách sạn tại Đà Lạt, đồng thời với 08 công ty con là Công ty Cổ phần Cao su Đồng Nai - Kratie (Vương quốc Campuchia), Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Long Khánh, Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Dầu Giây, Công ty Cổ phần Cao su Hàng Gòn, Công ty Cổ phần Cổ phần Điện Biên - Bắc Lào (nước Lào), Công ty Cổ phần Cao su Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), Công ty kinh doanh Địa ốc Cao su Đồng Nai, Công ty cổ phần chế biến Gỗ.

Tổng Công ty ty Cao su Đồng Nai hiện nay có 25 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc, gồm 17 đảng bộ cơ sở, 08 chi bộ cơ sở với tổng số đảng viên là 1.678, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội gồm tổ chức Công đoàn Tổng Công ty, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty, Hội Cựu Chiến binh Tổng Công ty, các tổ chức này đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng Công ty, thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, điều lệ của Đoàn thể và quy định của pháp luật đồng thời cùng phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và công nhân phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công nhân lao động.

2.1.2. Đặc điểm của công nhân cao su ở tỉnh Đồng Nai

2.1.2.1. Chất lượng đội ngũ công nhân

Tổng số công nhân cao su ở Đồng Nai hiện nay khoảng gần 15.000 người. Về mặt cơ cấu, công nhân cao su ở tỉnh Đồng Nai hiện nay không còn bó hẹp trong lực lượng công nhân lao động chuyên ngành khai thác mủ ở 13 nông trường, bao gồm tất cả những người lao động ở các Công ty Cổ phần vì hiện nay ngoài nhiệm vụ chính là trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và

xuất khẩu mủ cao su, hiện nay Tổng công ty còn tập trung kinh doanh ở các ngành nghề khác như khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, chế biến gỗ, thủy sản… (hiện nay Tổng công ty có 8 Công ty con) và do đó, có sự thay đổi về số lượng nhưng đồng thời cũng không thuần nhất là những người công nhân cao su theo thế hệ cha truyền con nối mà còn mở rộng thành phần trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân cao su ở tỉnh đồng nai hiện nay (Trang 44 - 55)