Những yếu tố tác động đến việc giáo dục ý thức đấu tranh chống “Diễn biến

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho thanh niên ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 42 - 54)

chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho thanh niên tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ hiện nay

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Phía Đông Đông Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Nam giáp Hà Nội, phía Tây Tây Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái.

Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, Phú Thọ cách Thủ đô 80 km, cách sân bay Nội Bài, Hà Nội 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Sắp tới sẽ có đường xuyên Á nối Hà Nội với Côn Minh (Trung Quốc) qua một số tỉnh trong đó có Phú Thọ.

Phú Thọ bao gồm 13 đơn vị hành chính gồm: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, và 12 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập.

Thứ nhất, một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ nằm ở toạ độ địa lí: Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng. Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn. Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô – thành

phố Việt Trì. Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6km²).

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng được dùng để trồng rừng. Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến.

Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn nhỏ ven sông đều nằm trên các bậc thềm sông. Các đồi ở đây có đất phù sa cổ, phần lớn được sử dụng để trồng cây công nghiệp.

Đất chưa sử dụng ở Phú Thọ còn chiếm diện tích khá lớn với hơn 40% diện tích tự nhiên.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 - 1800 mm/năm Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4°C

Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ

Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi

cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ.

Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Chính vì thế mà Việt Trì được gọi là thành phố "ngã ba sông".

Thứ hai, một số đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. Theo Nghị định 05/NĐ-CP, Phú Thọ có 1.400.226 người vào thời điểm tháng 1/2009.

Theo kết quả điều tra của cơ quan thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009, thu nhập bình quân GDP/người đạt 1320 USD/người.

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.

Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo...

Làng nghề truyền thống, xã Sai Nga huyện Cẩm Khê có nghề truyền thống là may nón lá. Đây là loại nón làm từ lá cọ. Ngoài ra còn có làng ủ ấm Sơn Vi (huyện Lâm Thao), làng làm bún Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.

Phú Thọ còn giữ được phong tục như sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia người dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền Tây Bắc nói chung (Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai) thường bắt tay, thể hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau. Tuy nhiên, tập quán ở một số vùng có những biểu hiện tiêu cực như thanh niên kết hôn sớm; tính gia trưởng còn đậm nét trong mỗi gia đình; lối sống tiểu nông; mê tín dị đoan; trình độ dân trí một số vùng như ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng.

Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt còn lưu giữ như bưởi Đoan Hùng (xưa còn gọi là bưởi Phủ Đoan với các giống bưởi Bằng Luân, bưởi Pôlênô (lai Mỹ), bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu, bưởi Chí Đám là ngon nhất, hầu hết đều có tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát, là đặc sản bưởi vùng trung du Bắc Bộ. Tại Phường Tiên Cát - TP. Việt Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quí hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua. Hiện nay ở Thành phố Việt Trì chỉ còn duy nhất một cây hồng Hạc Trì cổ thụ.

Vùng đất trung du của tỉnh nơi đây còn là vùng đất rừng cọ, đồi chè sản sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè (chè búp, lá chè tươi nấu nước chè xanh). Quả cọ: dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông hoặc với cá nhỏ) là đặc sản nơi đây.

Thành phố Việt Trì án ngữ ngã ba sông có nhiều tôm cá, cá nước ngọt đặc sản, trong đó có những loại cá quý hiếm như cá Anh Vũ (cá tiến vua) xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài, thời phong kiến thường dùng tiến vua. Trên sông Lô, sông Thao còn

đánh bắt được nhiều cá lăng, và tại Việt Trì, dọc bờ sông có rất nhiều quán sử dụng loại cá da trơn đánh bắt tại chỗ để làm các món ăn như chả cá, lẩu cá, cá hấp, cá nướng…

Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội bên cạnh những thuận lợi giúp cho người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, còn những khó khăn không nhỏ, nó cũng quyết định rất nhiều tới tâm lý của người nông dân và tầng lớp thế hệ thanh niên đó là:

Một là, lối sống tiểu nông mà biểu hiện chủ yếu là lối tư duy làng xã, manh mún, thiếu một tầm tư duy khái quát và chiến lược. Sản xuất của người nông dân trong đó chủ lực lượng lao động chủ yếu là thanh niên vẫn chỉ xoay quanh việc giải quyết vấn đề lương thực mà hạt gạo vẫn là lương thực chủ yếu. Dân số đông, gia đình nào cũng làm nông nghiệp, ruộng đất chia ra nhỏ lẻ manh mún. Sản xuất với công cụ thô sơ, lạc hậu, năng suất lao động thấp nên người nông dân chưa bao giờ hết lo thiếu đói. Tư duy kinh tế thị trường kém phát triển lối làm ăn tùy tiện, thiếu trách nhiệm, thiếu năng động vẫn còn tồn tại trong một bộ phận thanh niên.

Hai là, một số gia đình còn giữ nề nếp gia trưởng, đàn ông nắm quyền lực quyết định mọi công việc lớn nhỏ, nặng nề về lễ nghĩa và có những hành xử cứng nhắc. Tính gia trưởng sẽ hay đi kèm theo sự ích kỷ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh và không phát huy được tính tích cực của tập thể.

Ba là, một bộ phận thanh niên có lối sống hưởng thụ thích lấy vợ, lấy chồng sớm thậm chí tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở những vùng dân tộc thiểu số vẫn là một vấn đề nhức nhối. Tình trạng này ảnh hưởng đến trí tuệ, giống nòi, nhận thức của thế hệ mai sau.

Bốn là, trình độ nhận thức đặc biệt ở các vùng dân tộc thiểu số. Do còn khó khăn về kinh tế, nên việc đầu tư cho đào tạo và học tập cho con em còn chưa được quan tâm, một số gia đình chỉ nghĩ đến bữa ăn cho qua ngày, sống vì hôm nay chứ không nghĩ đến tương lai.

Năm là, một bộ phận nhân dân trong đó có thanh niên mê tín dị đoan nhất là ở vùng sâu vùng xa: Huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng nên dễ bị các lực lượng thù địch lợi dụng tuyên truyền những tư tưởng sai trái trong tầng lớp thanh niên.

2.1.2. Một số điểm cơ bản của thanh niên Phú Thọ hiện nay

Trong cơ cấu thanh niên, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 65% thanh niên toàn tỉnh, chiếm 38% lực lượng lao động nông nghiệp khoảng 470.000 người và là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thanh niên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 32% trong lực lượng cán bộ cả tỉnh. Thanh niên công nhân là lực lượng mới và chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thanh niên nhưng số lượng không ngừng được phát triển, là lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, tăng tỷ trọng trong công nghiệp.

Trên mặt trận quốc phòng và an ninh, thanh niên luôn là lực lượng chính và đóng vai trò nòng cốt. Về cơ cấu, tỷ lệ thanh niên trong lực lượng vũ trang ngày càng được nâng lên. Phát huy truyền thống "trung với nước, hiếu với dân" của cha anh, thanh niên các lực lượng vũ trang luôn rèn luyện nâng cao trình độ của mình, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn... để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh, bảo vệ an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, đảm bảo sự bình yên cho xã hội và mỗi gia đình.

Tuy phân bố lực lượng lao động trẻ ở các lĩnh vực, các ngành khác nhau không đồng đều nhau nhưng ở đâu thì lứa tuổi thanh niên cũng là lực

lượng chủ yếu trong đội ngũ của mình. Họ là hạt nhân tích cực, luôn đi đầu trong việc tiếp thu cái mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào hoạt động lao động sản xuất, luôn năng động, dám nghĩ dám làm. Công cuộc đổi mới và việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã tạo môi trường tốt để người thanh niên phát huy được khả năng và sức sáng tạo của mình. Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều nhà doanh nghiệp trẻ nổi lên và làm ăn rất phát đạt. Ở nông thôn, cũng xuất hiện ngày càng nhiều các "ông chủ" trẻ, làm giàu từ chính đồng đất và điều kiện thiên nhiên của quê hương mình như: Anh Nguyễn Trung Thành trong chăn nuôi VAC tại Cẩm Khê; Anh Đặng Văn Hà dân tộc Dao ở xóm Náy, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là một thanh niên biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu với cơ sở chế biến tinh bột sắn và miến dong; Anh Lê Văn Nam vượt khó trong phát triển trồng rừng; chị Nguyễn Thị Lệ ở Yên Lập phát triển kinh tế hộ gia đình…

Trên học tập nhiều gương sáng thanh niên nổi bật về việc tích cực học tập, như tấm gương các em đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Các "Gương mặt trẻ tiêu biểu" được bình chọn hàng năm trong các lĩnh vực là những đại biểu xuất sắc đại diện cho lớp người trẻ tuổi trong lao động sáng tạo. Thế hệ trẻ tỉnh Phú Thọ đứng trước yêu cầu mới của đất nước luôn luôn khẳng định:

Thứ nhất, nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên

Điểm nổi bật trong đa số thanh niên tỉnh Phú Thọ hiện nay là tiếp nối truyền thống yêu nước của các thế hệ cha anh, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, sẵn sàng vì lợi ích dân tộc và bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng; sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thanh niên có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và công tác. Đặc biệt, thanh niên trong trường học: cấp 3 Việt Trì (thành phố Việt

Trì), cấp 3 Hùng Vương (thị xã Phú Thọ), cấp 3 Long Châu Sa (huyện Lâm Thao), cấp 3 Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê) và các thanh niên đang sinh sống và học tập trong các địa phương này. Thanh niên luôn mong muốn đưa quê hương, đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; muốn được cống hiến nhiều cho chấn hưng đất nước; được làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình; có việc làm, thu nhập ổn định; có đời sống văn hoá tinh thần phong phú, môi trường sống an toàn; được tin tưởng.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên bản lĩnh chính trị non kém, dao động về lập trường, thờ ơ trước những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước; dễ bị kích động, lôi kéo một số thanh niên sống tại các trung tâm kinh tế phát triển như Việt Trì, Phong Châu, Bãi Bằng tham gia các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thứ hai, vấn đề lao động, việc làm, nghề nghiệp và thu nhập

Khi đất nước ta chuyển đổi cơ chế, thái độ của thanh niên tỉnh Phú Thọ đối với lao động và nghề nghiệp cũng có sự thay đổi. Họ quan tâm đến cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, ý nghĩa xã hội của lao động. Cách nhìn, cách nghĩ và hành động của thanh niên ngày nay thực tế, thiết thực; mạnh bạo và quyết liệt, hừng hực khát vọng nồng cháy, đôi khi pha lẫn tính lãng mạn và cả sự phiêu lưu v.v...

Nhiều thanh niên có ý thức tự giác chuẩn bị về tâm lý, trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tin học... để sẵn sàng thích ứng với điều kiện nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển. Việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên ngày nay đã có sự thay đổi, thanh niên có xu hướng chọn nghề nghiệp phù hợp không còn tình trạng chỉ duy nhất con đường biên chế nhà nước như trước đây.

Do quá trình đô thị hoá và tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận thanh niên nông thôn có xu hướng xa quê tìm kiếm việc làm và chuyển sang các nghề phụ.

Phú Thọ là tỉnh có nhiều thanh niên tham gia đi xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho thanh niên ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)