Kết quả nghiên cứu định tính dược liệu bằng phản ứng hóa học sơ bộ cho thấy trong dịch chiết Hoàng Sin Cô có saponin, flavonoid, đường khử, acid hữu cơ, acid amin, polysaccharid. Dựa vào mức độ phản ứng có thể thấy thành phần chủ yếu trong dược liệu là flavonoid và đường khử. Kết quả thu được là phù hợp với những nghiên cứu về thành phần hóa học đã được đề cập trong phần tổng
47
quan. Do vậy nhóm nghiên cứu đã tiến hành định tính bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần trong dược liệu.
Polyphenol là chất chuyển hóa thứ cấp trong thực vật, có liên quan đến nhiều tác dụng sinh học của dược liệu. Theo các nghiên cứu trước cho thấy polyphenol trong Hoàng Sin Cô có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng đường huyết. Trong nghiên cứu này, polyphenol toàn phần được định lượng bằng phương pháp đo quang UV-Vis, các hợp chất phenol được cho phản ứng lên màu với Folin – Ciocalteu. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và phổ biến, đã được nhiều nghiên cứu. Kết quả định lượng cho thấy hàm lượng polyphenol toàn phần trong
Hoàng Sin Cô là 7,475 (mg GAE/g dược liệu khô). Kết quả này bước đầu góp phần
vào việc xây dựng tiêu chuẩn cho mẫu nghiên cứu, định hướng cho các nghiên cứu hóa học sâu hơn.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành định tính thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Đây là một phương pháp thường quy được dùng trong kiểm nghiệm dược liệu. Qua quá trình khảo sát một số hệ dung môi, nhóm nghiên cứu nhận thấy 2 hệ có khả năng tách, bao gồm hệ I: toluen-ethyl acetat- acid formic (14:10:1) và hệ II: ethyl acetat - acid formic – nước (8:1:1). Từ kết quả sắc ký đồ cho thấy có thể phân biệt sắc ký đồ của lá, thân, củ, hoa dựa vào số lượng, vị trí, màu sắc các vết. Tuy nhiên có thể thấy sắc ký đồ của lá và củ có nhiều vết tương đồng và sắc ký đồ của hoa và thân có nhiều vết tương đồng về vị trí, màu sắc. Ngoài ra, khi so sánh với chất chuẩn cũng cho vết có màu sắc, vị trí tương đồng với chất chuẩn. Từ đó có thể thấy được sự xuất hiện của acid caffeic trong dịch chiết lá, củ và luteolin trong thân Hoàng Sin Cô. Acid caffeic được biết đến nhiều với tác dụng chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do gây cảm ứng bệnh tiểu đường. Luteolin cũng là một hợp chất có nhiều tác dụng sinh học như chống viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa, có hoạt tính chống ung thư. Tác dụng chống oxy hóa của Hoàng Sin Cô liên quan đến sự xuất hiện của acid caffeic và luteolin. Rễ củ Hoàng Sin Cô
48
dự trữ một lượng lớn carbohydrat, thành phần chính của carbohydrat này là oligofructan hoặc fructooligosaccharid, ngoài ra còn có glucose, fructose và sucrose [18]. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành sắc ký lớp mỏng riêng dịch chiết củ để sơ bộ xác định đường trong Hoàng Sin Cô. Qua tham khảo một số tài liệu, chúng tôi lựa chọn cách chiết củ Hoàng Sin Cô như trong nghiên cứu của Zhen-Yuan và cộng sự [47], sử dụng hệ dung môi ethyl acetat- propanol- nước- acid acetic băng (1:1:0.5:0.5) [34]. Kết quả sắc ký cho thấy có nhiều vết, thể hiện trong dịch chiết củ Hoàng Sin Cô có nhiều loại carbohydrat. Do điều kiện đề tài không có các chất chuẩn đối chiếu nên chưa thể xác định các chất tương ứng với các vết. Bên cạnh đó, với các
vết có Rf càng lớn thì cường độ vết càng đậm, có thể dự đoán các đường có tính phân
49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Sau một thời gian thực nghiệm, khóa luận đã thu về được một số kết quả sau:
❖ Về đặc điểm thực vật
- Đã mô tả và phân tích đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu. Căn cứ vào các
đặc điểm hình thái, mẫu nghiên cứu đã được giám định tên khoa học là Smallanthus
Sonchifolius (Poepp.) H.Rob. (tên thường gọi là Hoàng Sin Cô, Yacon, Khoai Sâm…), thuộc họ Cúc (Asteraceae).
- Đã mô tả đặc điểm vi phẫu thân, vi phẫu lá, đặc điểm bột góp phần vào tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu sau này.
❖ Về thành phần hóa học
- Đã định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp bằng các phản ứng hóa học, kết quả sơ bộ cho thấy mẫu nghiên cứu có chứa: flavonoid, saponin, đường khử, acid hữu cơ, acid amin và polysaccharid.
- Đã định tính dịch chiết các bộ phận lá, củ, hoa và thân của Hoàng Sin Cô bằng sắc ký lớp mỏng và so sánh với chất chuẩn acid caffeic và luteolin.
- Đã định tính sơ bộ carbohydrat trong dịch chiết củ Hoàng Sin Cô.
- Đã định lượng hàm lượng tổng polyphenol toàn phần trong dịch chiết dược liệu cho kết quả 7,475 (mg GAE/g dược liệu khô).
Kiến nghị
Trong điều kiện thời gian và khả năng cho phép, bước đầu đề tài đã thu được một số kết quả, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về cây Hoàng Sin Cô ở Việt Nam. Để đầy đủ hơn, cây Hoàng Sin Cô cần được nghiên cứu hơn về thành phần hóa học và tác dụng sinh học.
Nhóm nghiên cứu đề xuất một số ý kiến cho các đề tài sau:
- Nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học của Hoàng Sin Cô.
50
- Nghiên cứu về tác dụng sinh học của Hoàng Sin Cô như tác dụng hạ đường huyết, tác dụng chống oxy hóa, chống viêm…
Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2016), Thực vật dược, NXB Y học, tr. 17-423.
2. Bộ môn Dược liệu (2019), Thực tập dược liệu, Trung tâm thư viện Đại học
Dược Hà Nội, tr. 64-133.
3. Đỗ Quyên (2015), Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ thiên nhiên, NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 21-59.
4. Nguyễn Viết Thân (2020), Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường
dùng, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 234.
5. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 13-21.
Tài liệu Tiếng Anh
6. Aybar Manuel, Riera Alicia, et al. (2001), "Hypoglycemic effect of the water
extract of Smallanthus sonchifolius (Yacon) leaves in normal and diabetic rats",
Journal of Ethnopharmacology, 74, pp. 125-132.
7. Baroni Silmara, Rocha Bruno, et al. (2016), "Hydroethanolic extract of
Smallanthus sonchifolius leaves improves hyperglycemia of streptozotocin induced neonatal diabetic rats", Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 9, pp. 432-436.
8. Baroni Silmara, Suzuki-Kemmelmeier Fumie, et al. (2008), "Effect of crude
extracts of leaves of Smallanthus sonchifolius (yacon) on glycemia in diabetic rats",
Revista Brasileira De Ciencias Farmaceuticas - RBCF, 44, pp. 522-527.
9. Cao Y., Ma Z. F., et al. (2018), "Phytochemical Properties and Nutrigenomic
Implications of Yacon as a Potential Source of Prebiotic: Current Evidence and Future Directions", Foods, 7(4), pp. 2-11.
10. De Andrade Eriel Forville, Leone Roberta de Souza, et al. (2014), "Phenolic
profile and antioxidant activity of extracts of leaves and flowers of yacon
11. de Oliveira R. B., de Paula D. A., et al. (2011), "Renal toxicity caused by oral
use of medicinal plants: the yacon example", J Ethnopharmacol, 133(2), pp. 434-41.
12. Dou D. Q., Tian F., et al. (2008), "Structure elucidation and complete NMR
spectral assignments of four new diterpenoids from Smallantus sonchifolius", Magn
Reson Chem, 46(8), pp. 775-9.
13. Gasparoto Thais Helena (2013), "Topical anti-inflammatory activity of yacon
leaf extracts", Revista Brasileira de Farmacognosia, pp. 497-505.
14. Genta S. B., Cabrera W. M., et al. (2005), "Subchronic 4-month oral toxicity
study of dried Smallanthus sonchifolius (yacon) roots as a diet supplement in rats",
Food Chem Toxicol, 43(11), pp. 1657-65.
15. Genta S. B., Cabrera W. M., et al. (2010), "Hypoglycemic activity of leaf organic extracts from Smallanthus sonchifolius: Constituents of the most active fractions", Chem Biol Interact, 185(2), pp. 143-52.
16. Genta Susana, Habib Natalia, et al. (2009), "Yacon syrup: Beneficial effects
on obesity and insulin resistance in humans", Clinical nutrition (Edinburgh,
Scotland), 28, pp. 182-7.
17. Goto Keiichi, Fukai Katsuhiko, et al. (1995), "Isolation and Structural
Analysis of Oligosaccharides from Yacon (Polymnia sonchifolia)", Bioscience,
Biotechnology, and Biochemistry, 59(12), pp. 2346-2347.
18. Graefea S., Hermannb M., et al. (2003), "Effects of post-harvest treatments on
the carbohydrate composition of yacon roots in the Peruvian Andes", Field Crops
Research, 86(2004), pp. 157-165.
19. Grau A., Rea J (1997), "Yacon Smallanthus sonchifolius(Poepp. & Endl.) H.
Robinson", Andean roots and tubers: Ahipa, arracacha, maca and yacon, IPGRI,
Rome, 174, pp. 199-256.
21. Habib Natalia, Honoré Stella, et al. (2011), "Hypolipidemic effect of Smallanthus sonchifolius (yacon) roots on diabetic rats: Biochemical approach",
Chemico-biological interactions, 194, pp. 31-9.
22. Honoré Stella, Genta Susana, et al. (2015), "Smallanthus sonchifolius (Yacon)
leaves: an emerging source of compounds for diabetes management", Journal of
Research in Biology, 5, pp. 21-42.
23. Honoré Stella, Genta Susana, et al. (2012), "Protective effect of yacon leaves
decoction against early nephropathy in experimental diabetic rats", Food and
chemical toxicology : an international journal published for the British Industrial Biological Research Association, 50, pp. 1704-15.
24. Jingwei Li, Jian Liu, et al. (2009), "GC-MS analysis of the chemical
constituents of the essential oil from the leaves of yacon (Smallanthus sonchifolia)",
Frontiers of Agriculture in China, 3(1), pp. 40.
25. Kakuta Hideo, Seki Takuhiko, et al. (1992), "Ent-kaurenic Acid and Its
Related Compounds from Glandular Trichome Exudate and Leaf Extracts of
Polymnia sonchifolia", Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry, 56(10), pp.
1562-1564.
26. Khajehei F., Merkt N., et al. (2018), "Yacon (Smallanthus sonchifolius Poepp.
& Endl.) as a Novel Source of Health Promoting Compounds: Antioxidant Activity, Phytochemicals and Sugar Content in Flesh, Peel, and Whole Tubers of Seven Cultivars", Molecules, 23(2), pp. 278.
27. Lachman Jaromir, Fernández Eloy, et al. (2003), "Yacon [Smallanthus
sonchifolia (Poepp. et Endl.) H. Robinson] chemical composition and use - A review", Plant, Soil and Environment, 49(6), pp. 283-290.
28. Lin F., Hasegawa M., et al. (2003), "Purification and identification of
antimicrobial sesquiterpene lactones from yacon (Smallanthus sonchifolius) leaves",
29. Mendoza Rachelle, Vidar Warren, et al. (2018), "In vitro Cytotoxic Potential of Yacon (Smallanthus sonchifolius) Against HT-29, MCF-7 and HDFn Cell Lines",
Journal of Engineering and Applied Sciences, 13, pp. 3683-3691.
30. Myint Phyu, Dao Thien, et al. (2019), "Anticancer Activity of Smallanthus sonchifolius Methanol Extract against Human Hepatocellular Carcinoma Cells",
Molecules, 24, pp. 3054.
31. Oliveira PM, Coelho RP, et al. (2016), "Supplementation with the yacon root
extract (Smallanthus sonchifolius) improves lipid, glycemic profile and antioxidant
parameters in wistar rats hypercholesterolemic", World J. Pharm. Pharm. Sci, 5, pp.
2284-2300.
32. Padla Eleanor, Solia Ludivina, et al. (2012), "Antibacterial and antifungal
properties of ent-kaurenoic acid from Smallanthus sonchifolius", Chinese Journal of
Natural Medicines, 10, pp. 408-414.
33. Pereira Juciane, Teixeira Meryene, et al. (2016), "Total antioxidant activity of
yacon tubers cultivated in Brazil", Ciência e Agrotecnologia, 40(5), pp. 596-605.
34. Phuong Nguyen Thi, Tuyet Hoang Thi, et al. (2018), "HPTLC Densitometry
Method for the Quantification of Nystose in Radix Morindae officinalis Collected
from Different Regions in Vietnam", Journal of Medicinal Materials, 23(3), pp. 131-
136.
35. Russo D., Malafronte N., et al. (2015), "Antioxidant activities and quali- quantitative analysis of different Smallanthus sonchifolius [(Poepp. and Endl.) H.
Robinson] landrace extracts", Nat Prod Res, 29(17), pp. 1673-7.
36. Scheid M. M., Genaro P. S., et al. (2014), "Freeze-dried powdered yacon:
effects of FOS on serum glucose, lipids and intestinal transit in the elderly", Eur J
Nutr, 53(7), pp. 1457-64.
37. Simonovska B., Vovk I., et al. (2003), "Investigation of phenolic acids in
yacon (Smallanthus sonchifolius) leaves and tubers", J Chromatogr A, 1016(1), pp.
38. Siriwan Dalad, Naruse Takayuki, et al. (2011), "Effect of epoxides and α- methylene-γ-lactone skeleton of sesquiterpenes from yacon (Smallanthus sonchifolius) leaves on caspase-dependent apoptosis and NF-κB inhibition in human cercival cancer cells", Fitoterapia, 82(7), pp. 1093-1101.
39. Takenaka M., Yan X., et al. (2003), "Caffeic acid derivatives in the roots of
yacon (Smallanthus sonchifolius)", J Agric Food Chem, 51(3), pp. 793-6.
40. Takhtajan Armen (2009), Flowering plants, Springer Science & Business
Media, pp. 475-491.
41. Valentova K., Cvak L., et al. (2003), "Antioxidant activity of extracts from the
leaves of Smallanthus sonchifolius", Eur J Nutr, 42(1), pp. 61-6.
42. Valentová Katerina, Moncion A., et al. (2004), "The effect of Smallanthus
sonchifolius leaf extracts on rat hepatic metabolism", Cell biology and toxicology,
20, pp. 109-20.
43. Vitali M. S., Sancho Gisela, et al. (2015), "A revision of Smallanthus
(Asteraceae, Millerieae), the yacón genus", Phytotaxa, 214, pp. 1-84.
44. Yan X., Suzuki M., et al. (1999), "Extraction and identification of antioxidants
in the roots of yacon (Smallanthus sonchifolius)", J Agric Food Chem, 47(11), pp.
4711-3.
45. Yuan Y., Win Aung K. K., et al. (2017), "A new sesquiterpene lactone from
yacon leaves", Nat Prod Res, 31(1), pp. 43-49.
46. Yun Eun Young, Kim Hyun Sik, et al. (2010), "A case of anaphylaxis after the
ingestion of yacon", Allergy, asthma & immunology research, 2(2), pp. 149-152.
47. Zhu Z. Y., Lian H. Y., et al. (2012), "The chromatographic analysis of
oligosaccharides and preparation of 1-kestose and nystose in yacon", Int J Food Sci