bình” trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Về chủ thể quản lý
Việc quản lý thông tin về phòng, chống DBHB được đăng tải trên các tờ báo nhandan.com.vn, qdnd.vn, hanoimoi.com.vn đều có sự tham gia quản lý ở cả cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.
- Quản lý ở cấp vĩ mô:
Ở cấp Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trực tiếp chỉ đạo, định hướng và quản lý thông tin báo chí. Thông qua các văn bản chỉ đạo, các buổi giao ban báo chí định kì (01 lần/tuần) và đột xuất… Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp chỉ đạo, định hướng công tác thông tin báo chí. Phỏng vấn lãnh đạo Ban báo Nhân dân cho biết: “Các cơ quan báo chí được họp giao ban hàng tuần. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng tuyên truyền nhất là đối với vấn đề chủ quyền biển đảo, những vụ việc phức tạp nhằm thống nhất về chủ trương, quan điểm” [PL6].
Đối với công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống DBHB, đấu tranh phản bác với các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng, Bộ Thông tin và Truyền thông “đã chỉ đạo cơ quan báo chí đấu tranh, phản bác các tin giả, thông tin xuyên tạc về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phối hợp các Bộ, ngành địa phương để kịp thời cung cấp thông tin chính thống, định hướng cơ quan báo chí thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan về các vấn đề “nóng” đang được lan truyền trên mạng để hạn chế sự tác động tiêu cực” [6]. Ngoài ra, các ban chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Ban Chỉ đạo 35, Ban Chỉ đạo Nhân quyền…) trực tiếp chỉ đạo, định hướng công tác báo chí tổ chức tuyến bài tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch… Tuy nhiên, ở cấp địa phương, kết quả phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí cho thấy, một số vụ việc phức tạp “nguồn cung cấp thông tin từ trên hầu như không có, phóng viên viết bài tự tìm hiểu, khai thác tư liệu từ bên ngoài” [PL5] gây khó khăn cho cơ quan báo chí trong việc tiếp cận nguồn thông tin chính thống.
Mặt khác, thông qua công tác thanh kiểm tra (định kì và đột xuất), Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về nội dung thông tin, vi phạm các quy định của pháp luật về tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép, buộc các cơ quan báo chí tuân thủ pháp luật.
Năm 2019 về lĩnh vực báo chí, Cục Báo chí đã tổ chức “05 cuộc thanh tra đối với 5 tổ chức. Các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra là; vi phạm các quy định của pháp luật về nội dung thông tin; vi phạm các quy định của pháp luật về tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép; vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo; vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả” [50]. Tương tự ở cấp Trung ương, ở cấp địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội trực tiếp chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin báo chí đối với các cơ quan báo chí của Hà Nội nói chung, báo Hànộimới nói riêng.
Về công tác định hướng, hướng dẫn công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí, “Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội định kỳ tổ chức giao ban (tháng /lần), cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô. Tăng cường dự báo, nắm bắt thông tin dư luận xã hội trên báo chí và các phương tiện truyền thông để kịp thời định hướng thông tin. Duy trì giao ban quản lý nhà nước về báo chí (quý/lần) kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh cơ quan báo chí Hà Nội đặc biệt là báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí Hà Nội hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đúng định hướng. Huy động sự tham gia của hệ thống báo chí đấu tranh trực diện với các hoạt động vi phạm pháp luật của số đối tượng lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền, núp danh các hoạt động bảo vệ môi trường, đấu tranh chống tham nhũng để kích động, kêu gọi tụ tập đông người trái pháp luật, xúi giục người dân đối đầu với chính quyền, cản trở thực thi pháp luật.
Ngoài ra, để tăng cường công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, từ năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về việc chấn chỉnh kỷ luật phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội; Quyết định số 21/2018/QĐ- UBND ngày 05/9/2018 của UBND Thành phố về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội, qua đó tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và nhân dân, các cơ quan báo chí trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Báo chí 2016, các Nghị định, Thông tư liên quan đến hoạt động thông tin báo chí, đặc biệt là Nghị định quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
Việc thực hiện Kế hoạch số 127/KH-UBND và Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND tạo điều kiện thuận lợi để báo chí thực hiện được quyền và trách nhiệm của mình trong việc tiếp cận nguồn thông tin chính xác, kịp thời, giúp cho thông tin đến với bạn đọc nhanh chóng, chân thực, góp phần định hướng dư luận, phản ánh được những thuận lợi, khó khăn cũng như những nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố” [PL3].
Ngoài ra, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan trong việc xử lý, ngăn chặn các thông tin sai phạm phát tán trên môi trường mạng. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trên lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản; kịp thời phát hiện và xử lý các hoạt động lợi dụng báo chí, tự do thông tin gây bất ổn về an ninh chính trị và an toàn xã hội. Theo báo cáo của Thanh tra Sở, năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tổ chức 02 cuộc thanh tra báo chí.
- Quản lý ở cấp vi mô:
Trong luận văn này, cấp quản lý vi mô có thể hiểu đó là công tác quản lý ở cấp cơ quan báo chí. Chủ thể quản lý thông tin phòng, chống diễn biến hòa bình trên báo mạng điện tử ở cấp này cụ thể như sau:
Qua khảo sát và qua phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan báo chí cho thấy, vì đề tài đấu tranh phòng, chống DBHB, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái có phạm vi rộng, gồm nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…) nên trách nhiệm thuộc về tất cả các phòng, ban (đề tài thuộc trách nhiệm của Ban nào thì Ban đó phụ trách). Cụ thể như: Báo Quân đội nhân dân thành lập Tổ chuyên luận, chủ yếu là lãnh đạo chỉ huy các phòng, ban chuyên môn và một số phóng viên lâu năm có kinh nghiệm. Khi đó, trưởng các phòng, ban sẽ phụ trách chính công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống DBHB, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Báo Nhân
dân các tin, bài phòng chống DBHB, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thuộc trách nhiệm của tất cả các Ban. Trưởng ban điện tử phụ trách mảng thông tin về phòng, chống DBHB trên báo điện tử, Ban Chính trị - Xã hội phụ trách chính tin, bài cho các số báo ngày, báo tuần…
Báo Hànộimới đồng chí Phó trưởng ban phụ trách Ban Xây dựng Đảng - Nội chính chịu trách nhiệm quản lý chính, trực tiếp lên kế hoạch, giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất tin, bài.
Như vậy, qua khảo sát cho thấy, ở cả ba cơ quan báo chí, quản lý thông tin phòng, chống DBHB do trưởng, phó các phòng, ban chịu trách nhiệm quản lý chính. Họ là những người có kinh nghiệm làm báo và quản lý từ 10 đến 20 năm, có bản lĩnh chính trị, là những cây viết chuyên luận cứng, sắc sảo của Tòa soạn. Nhiệm vụ của lãnh đạo quản lý thông tin phòng, chống DBHB là lên ý tưởng đề tài, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên hoặc phối hợp với cộng tác viên thực hiện đề tài, tổ chức giám sát quá trình thực hiện, quy trình sản xuất tin bài.
2.2.3. Về nội dung quản lý
- Lập kế hoạch sản xuất tin, bài
Qua khảo sát, cả ba tờ báo nhandan.com.vn, qdnd.vn, hanoimoi.com.vn
việc lập kế hoạch truyền thông được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tòa soạn.
Trên cơ sở xác định những vấn đề, sự kiện lớn của đất nước, của địa phương sẽ diễn ra trong năm, các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch tuyên truyền của năm và tháng làm căn cứ để các đơn vị triển khai công tác nghiệp vụ trong năm, trong tháng. Trên cơ sở kế hoạch của Tòa soạn, các phòng, ban căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền riêng theo tháng dựa trên khung kế hoạch tuyên truyền của năm và tháng của tòa soạn. Trong quá trình thực hiện, các phòng, ban luôn đảm bảo bám sát kế hoạch tuyên truyền. Tuy nhiên, qua phỏng vấn lãnh đạo, phóng viên của ba cơ quan báo chí khảo sát cho thấy“việc thực hiện theo kế hoạch đảm bảo tính mềm
dẻo, không cứng nhắc, các thông tin đảm bảo bám sát các vấn đề của cuộc sống” [PL6], hoặc “có điều chỉnh nếu có vấn đề đột xuất” [PL7]. Với những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, các đơn vị chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để tìm cách tháo gỡ. Việc lập kế hoạch gắn với trách nhiệm của từng đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được xác định rõ, mỗi công việc đều có một đơn vị chủ trì, đồng thời xác định các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp tham gia.
Đối với những vấn đề phức tạp, được dư luận quan tâm cần tổ chức các tuyến bài, vệt bài tuyên truyền, định hướng dư luận hoặc theo chỉ đạo từ cấp trên, Ban Biên tập các cơ quan báo chí lập kế hoạch cụ thể chi tiết, phân công triển khai, tổ chức thực hiện.
Về kết quả thực hiện, nhìn chung các phòng, ban trong các cơ quan báo chí đã đảm bảo và tuân thủ đúng kế hoạch tuyên truyền. Tuy nhiên, “vẫn còn một bộ phận cán bộ trong cơ quan báo chí chưa thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch công tác và yêu cầu công việc của Báo” [4].
- Quản lý quy trình sản xuất thông tin
Mặc dù mỗi tờ báo có quy tắc riêng, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy, về cơ bản ba tờ báo nhandan.com.vn, qdnd.vn, hanoimoi.com.vn đều có một quy trình tương tự trong thực hiện sản xuất và đăng tải thông tin trên báo điện tử.
(Sơ đồ 2.1 Quy trình quản lý thông tin phòng, chống DBHB của các tờ báo mạng điện tử khảo sát).
Cả 3 cơ quan báo chí đều theo một quy trình chuẩn hóa như trên. Theo đó, để đảm bảo thông tin trên báo điện tử được cập nhật nhanh chóng, các bài viết do phóng viên thực hiện được chuyển cho cán bộ biên tập biên tập chỉnh
sửa sau đó chuyển trực tiếp cho lãnh đạo phòng, ban duyệt. Đối với những bài viết thông thường được duyệt xuất bản ngay. Các tin, bài, ảnh nào không dùng hoặc chưa dùng đến thì để lại cho số báo sau. Đối với những vấn đề phức tạp, các vấn đề chính trị lớn trong ngày… chuyển lên xin ý kiến Ban Biên tập, Tổng Biên tập. Lãnh đạo tòa soạn là người duyệt, quyết định đăng tải thông tin trên trang báo hoặc xin ý kiến lãnh đạo cấp cao hơn: cơ quan chủ quản, Ban Tuyên giáo Trung ương hoặc các Ban bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng xem xét, cân nhắc.
Qua khảo sát cho thấy, cả ba cơ quan báo chí đã xây dựng tòa soạn điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, chỉnh sửa, duyệt tin, bài, ảnh, video clip… tất cả được thực hiện trên máy tính, do đó thông tin cập nhật nhanh chóng. Trong các quy trình quy định rất rõ các bước, phân quyền rõ ràng, dễ dàng tra cứu khi có sai sót.
- Quản lý về nội dung thông tin
Qua khảo sát cho thấy, việc quản lý nội dung thông tin phòng, chống DBHB được chỉ đạo và xây dựng nội dung tuyên truyền về phòng, chống DBHB tập trung ở 4 nhóm nội dung cơ bản sau:
+ Nội dung thông tin tuyên truyền về các chủ trương chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước; các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Đất nước; kết quả đạt được trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước:
Qua khảo sát, cả ba cơ quan báo chí đều đăng tải nhiều tin, bài tuyên truyền về các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII trên tất cả các lĩnh vực; những thành tựu, kết quả đạt được trong triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương qua các nhiệm kỳ Đại hội, trong đó chú trọng tuyên truyền về triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “tăng cường xây
dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong nước và thế giới…
Tên báo Tổng số tin, bài Lĩnh vực chính trị Lĩnh vực kinh tế Lĩnh vực văn hóa - xã hội Lĩnh vực y tế - giáo dục Lĩnh vực pháp luật nhandan.com.vn 1.170 300 555 240 45 30 qdnd.vn 326 109 45 107 60 5 hanoimoi.com.vn 439 94 90 180 45 30
(Bảng 2.1. Thống kê tin, bài tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước; các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Đất nước; kết quả đạt được trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước trên 3 Báo thực hiện khảo sát từ tháng 01/2019-3/2020
(Nguồn: Tác giả khảo sát)
Những con số trên thể hiện qua biểu đồ sau:
0 100 200 300 400 500 600
Chính trị Kinh tế Văn hóa - Xã
hội Giáo dục - Y tế Pháp luật
Nhân dân
Quân đội nhân dân
Hànộimới
Biểu đồ 2.1. Mức độ đề tài phản ánh thông tin tuyên truyền về chính sách, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước; các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Đất nước; kết quả đạt được trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của
Qua bảng và biểu đồ trên cho thấy, các tin bài tuyên truyền về các chủ trương chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước; các thành tựu phát