Cơ sở chính trị pháp lý của quản lý thông tin về phòng,

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo nhandan com vn, qdnd vn, hanoimoi com vn từ tháng 012019 đến tháng 32020) (Trang 29)

“diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử

1.2.1. Cơ sở chính trị

Phòng, chống DBHB, đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động DBHB của các thế lực thù địch là một chủ trương kiên quyết và nhất quán của Đảng ta gắn chặt với cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng thời kỳ đổi mới.

Do vậy, trong các văn kiện Đại hội thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống DBHB, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng: Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã xác định DBHB của các thế lực thù địch là một trong

bốn nguy cơ. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”, “uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào CNXH và sự lãnh đạo của Đảng”. Đại hội IX của Đảng khẳng định phải “đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch”; Đại hội X của Đảng đã yêu cầu “chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “Diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”; Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định “kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động DBHB của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”.

Đại hội XII chỉ rõ: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động DBHB của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch” [11].

Trước yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ phòng, chống DBHB, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về tăng cường công tác tư tưởng, lý luận nhằm tạo cơ sở để đấu tranh, phản bác các thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Gần đây nhất, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết 35 nhấn mạnh: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu”.

Nội dung cơ bản xuyên suốt trong các nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng đó là: Phòng, chống DBHB của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận hiện nay và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp. Trong đó, Đảng xác định trách nhiệm của các cơ quan tư tưởng, văn hoá, truyền thông, báo chí cách mạng là một trong những cơ quan hàng đầu trong hệ thống Đảng, hệ thống chính trị để bảo vệ những giá trị khoa học của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lấy đó làm cơ sở để đấu tranh phê phán những quan điểm lệch lạc, vạch trần sự man trá, nguỵ biện, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Báo chí còn là kênh thông tin quan trọng góp phần đắc lực vào việc điều chỉnh nhận thức và hành vi trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và trong toàn xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, yêu Đảng, yêu Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, thông tin và quản lý thông tin về phòng chống DBHB có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2. Cơ sở pháp lý

Ở Việt Nam, “báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân” [7]. Báo chí hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; phải đảm bảo các chức năng: Thông tin - giao tiếp; tư tưởng; quản lý; giám sát và phản biện xã hội… Do vậy, việc quản lý thông tin phòng, chống DBHB trên báo chí nói chung, trên báo mạng điện tử nói riêng phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước như:

- Luật báo chí 2016: Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng quy định nội dung, phương thức quản lý báo chí nói chung, thông tin phòng, chống diễn biến hòa bình nói riêng.

Trước hết Luật báo chí quy định cơ quan quản lý nhà nước về báo chí gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Bên cạnh đó, Luật báo chí cũng quy định chặt chẽ về các hành vi bị nghiêm cấm như: “1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân; gây chiến tranh tâm lý. 2. Đăng, phát thông tin có nội dung: Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền

nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. 3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc….” [42].

Như vậy, Luật Báo chí đã quy định rất rõ về phân cấp quản lý báo chí là cơ sở để quy định thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý về báo chí nói chung, quản lý thông tin phòng, chống DBHB nói riêng. Ngoài ra, còn quy định những hành vi bị cấm, là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý thông tin báo chí của cơ quan nhà nước, cơ quan chủ quản báo chí và của cơ quan báo chí đối với cán bộ làm công tác thông tin, báo chí trong cơ quan báo chí nói chung đối với hoạt động quản lý thông tin phòng, chống DBHB nói riêng.

- Luật sở hữu trí tuệ:

Tác phẩm báo chí được ví như những đứa con tinh thần của người làm báo, là thành quả lao động sáng tạo của họ, do đó cần được pháp luật bảo hộ. Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ nói chung, quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm báo chí nói riêng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật sở hữu trí tuệ (Điều 3) quy định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng quyền tác giả bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Luật sở hữu trí tuệ (Điều 8) cũng quy định chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ: 1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá

nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. 2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Đối với hoạt động quản lý thông tin báo chí phải kể đến vai trò của Hiến pháp. Đây là văn bản pháp lý cao nhất để các chủ thể thực hiện chức năng quản lý báo chí.

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”. Ngoài ra, Điều 3 Hiếp pháp cũng quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” [8].

Ngoài ra còn có các Luật: Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng…

Ngoài Hiến pháp, Luật còn có các văn bản dưới Luật như: Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện hoạt động quản lý thông tin, báo chí của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông như: Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành

chính nhà nước; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng…

Như vậy, hiện nay, chúng ta đã có những văn bản luật, dưới luật quy định, hướng dẫn rất cụ thể đối với hoạt động báo chí cũng như công tác quản lý về báo chí. Đây là những công cụ để cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí, các cơ quan báo chí thực thi quyền và trách nhiệm của mình trong hoạt động báo chí.

1.3. Chủ thể, nội dung và phƣơng thức quản lý thông tin phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử

1.3.1. Chủ thể quản lý

- Ở cấp vĩ mô, chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nước. Theo quy định tại Luật Báo chí 2016, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm: Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan ngang bộ (Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo….) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

Bộ Thông tin và Truyền thông (cụ thể là Cục Báo chí, Cục Xuất bản, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử…) là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử….

Theo cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông và Truyền thông có trách nhiệm “hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý báo chí và thông tin báo chí, thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật, thực hiện lưu chiểu điện tử báo nói, hướng dẫn việc hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước; Quản lý nội dung, chất lượng và giá dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật” [52].

Đó là hoạt động quản lý ở cấp Trung ương. Cấp địa phương về cơ bản cũng chia thành những cấp độ như vậy nhưng ở mức độ tỉnh, thành phố. Cụ thể như sau:

UBND các tỉnh, thành phố thông qua cơ quan chuyên môn Sở thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí.

Các sở, ban ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

- Ở cấp vi mô: Ở cấp vi mô, chủ thể quản lý trực tiếp về báo chí là lãnh đạo cơ quan báo chí; lãnh đạo phòng, ban của cơ quan báo chí; phóng viên, biên tập viên… cơ quan báo chí.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sản xuất thông tin phòng, chống DBHB có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quản lý về nội dung và hình thức thông tin phòng, chống DBHB đảm bảo tuân thủ theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Thủ trưởng cơ quan báo chí đưa ra đường hướng chỉ đạo trong vấn đề quản lý thông tin về phòng, chống DBHB sao cho có hiệu quả.

Lãnh đạo các phòng, ban chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng biên tập và mặt pháp luật về chất lượng nội dung các tin, bài phòng, chống DBHB thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Phóng viên, biên tập viên… quản lý nội dung, hình thức thông tin, đảm bảo, chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin.

1.3.2. Nội dung quản lý

Đối với cơ quan nhà nước, quản lý nội dung thông tin báo chí nói chung, quản lý thông tin về phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử nói riêng nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động cung

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo nhandan com vn, qdnd vn, hanoimoi com vn từ tháng 012019 đến tháng 32020) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)