Yêu cầu trong quản lý thông tin về phòng, chống“diễn biến

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo nhandan com vn, qdnd vn, hanoimoi com vn từ tháng 012019 đến tháng 32020) (Trang 41)

hòa bình” trên báo mạng điện tử

Do sự đa dạng của chủ thể lãnh đạo, quản lý nên luận văn tiếp cận vấn đề dựa trên sự đánh giá chung trong quản lý để đạt được các mục tiêu cụ thể như: Quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động báo chí; đảm bảo tuân thủ tôn chỉ, mục đích của tờ báo; phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội và phù hợp với đặc trưng của các tờ báo báo mạng điện tử.

Việc quản lý thông tin về phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử đạt chất lượng, hiệu quả với những tiêu chí và yêu cầu như sau:

Thứ nhất, quản lý thông tin về phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử phải được thực hiện theo đúng Luật báo chí 2016, các Nghị định, Thông tư, quy định về quản lý nhà nước, các quy chế, quy định của cơ quan báo chí.

Thứ hai, việc quản lý đảm bảo sự nhanh nhạy, trung thực của thông tin Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay chưa bao giờ điều kiện làm báo thuận lợi như bây giờ. Phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp nhà báo tiếp cận nguồn thông tin nhanh hơn, chính xác hơn. Hoạt động quản lý phải đảm bảo sự nhanh nhạy, trung thực của thông tin, phát huy thế mạnh của báo mạng điện tử là thông tin được truyền tải nhanh chóng trên mạng internet. Mặt khác, quản lý nhằm đảm bảo sự trung thực của thông tin, phát huy được vai trò của thông tin báo chí là đại diện cho tiếng nói của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thứ ba, việc quản lý góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác làm thất bại âm mưu DBHB của các thế lực thù địch

Hiện nay, thủ đoạn để thực hiện DBHB của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi. Chúng tận dụng triệt để mạng internet, thông tin trên báo chí

nhất là những kênh thông tin có lượng tương tác cao như mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật, phá hoại đảng ta về tư tưởng. Do đó đấu tranh, phản bác làm thất bại âm mưu DBHB của các thế lực thù địch là nhiệm vụ của hệ thống chính trị trong đó có vai trò quan trọng của cơ quan báo chí. Báo chí là lực lượng xung kích, lãnh trách nhiệm vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Quản lý thông tin về phòng, chống DBHB nhằm nâng cao chất lượng bài viết, tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phản bác làm thất bại âm mưu DBHB của các thế lực thù địch.

Thứ tư, việc quản lý đảm bảo tính đa dạng, sinh động trong hình thức và phương thức chuyển tải thông tin

Báo mạng điện tử phát hành trên mạng internet. Thế mạnh của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác như báo in, báo nói là thông tin có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (chữ viết, hình ảnh, video…), có thể sử dụng đa dạng các phương thức để truyền tải thông tin. Đặc biệt, trong thời đại kỷ nguyên số, truyền thông đa phương tiện (Multi Media) đang chiếm ưu thế và đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của truyền thông hiện đại. Do đó, hoạt động quản lý phải đảm bảo tính đa dạng, sinh động trong hình thức và phương thức chuyển tải thông tin, phát huy được thế mạnh của loại hình báo mạng điện tử.

Thứ năm, phát huy tối đa vai trò của các nguồn lực trong quản lý

Các nguồn lực trong quản lý bao gồm: con người, tài chính, công nghệ kỹ thuật. Quản lý thông tin phòng, chống DBHB cần phát huy tối đa vai trò của các nguồn lực quản lý.

Trước hết là yếu tố con người: Đây là yếu tố quyết định để đạt được kế hoạch và mục tiêu đề ra của cơ quan báo chí. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý nói chung nhằm phát huy tối đa năng lực của con người.

Tổng Biên tập, lãnh đạo các phòng, ban, lãnh đạo phụ trách sản xuất tin, bài trong cơ quan báo chí cần sắp xếp, bố chí và phân công hợp lý đối với từng vị trí trong cơ quan nhất là đội ngũ nhà báo thực hiện mảng thông tin DBHB. Trong xu thế truyền thông đa phương tiện như hiện nay, nhà báo không chỉ có kiến thức báo chí để viết bài, cần am hiểu kiến thức về công nghệ thông tin, đồ họa… để làm được cả báo in, báo điện tử và cả file âm thanh. Do vậy, hoạt động quản lý cần gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực tác nghiệp của mỗi nhà báo.

Yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Thực tế cho thấy bài báo nhiều cửa hiện nay đang chiếm ưu thế. Đồ họa đang được coi là bộ phận quan trọng đối với bài báo một cửa. Mặt khác báo chí cần biết khai thác nền tảng kỹ thuật sẵn có của mạng xã hội. Thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng các Fanpage để thu hút lượng động giả chiếm số lượng lớn trên mạng xã hội. Nhiều Fanpage có lượt xem, lượt tương tác cao. Rõ ràng yếu tố kỹ thuật đang quyết định 50 % sự thành công của tác phẩm báo chí. Do đó, yêu cầu đối với hoạt động quản lý, ngoài quan tâm yếu tố con người, cần phát huy hiệu quả yếu tố kỹ thuật bằng cách đầu tư trang bị máy móc, phát huy hiệu quả của công nghệ thông tin, vai trò của các kỹ thuật viên trong tòa soạn.

Yếu tố tài chính: Có con người, có công nghệ kỹ thuật nhưng thiếu tài chính khó làm được những tác phẩm báo chí có giá trị. Bởi khi sáng tạo tác phẩm báo chí cần có: chi phí sản xuất, kinh phí trả nhuận bút và mua công nghệ. Ngoài ra, muốn khuyến khích việc “săn tin nóng”, tin tức có giá trị có thể thông qua việc trả nhuận bút cao. Muốn mở rộng đối tượng độc giả qua tương tác trên Fanpage cần đầu tư tài chính vào mua thiết bị phục vụ cho hoạt động livestream (phát trực tiếp), từ đó thu hút độc giả, thu hút quảng cáo để tăng doanh thu, quay trở lại đầu tư cho hoạt động sản xuất. Do đó, bên cạnh con người và kỹ thuật, hoạt động quản lý cũng cần quan tâm đến yếu tố tài chính.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ vấn đề lý luận quản lý thông tin về phòng, chống DBHB.

Thứ nhất, tác giả làm rõ các khái niệm liên quan như: DBHB, phòng, chống DBHB, quản lý thông tin về phòng, chống DBHB; báo mạng điện tử, quản lý thông tin về phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử.

Thứ hai, tác giả làm rõ cơ sở chính trị - pháp lý của quản lý thông tin về phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử. Trong phần này, tác giả chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng, chống DBHB và vai trò của các cơ quan báo chí đối với công tác đấu tranh làm thấp bại âm mưu DBHB của các thế lực thù địch; cơ sở pháp lý của các hoạt động quản lý thông tin phòng, chống DBHB đó là các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho các hoạt động quản lý báo chí.

Thứ ba, tác giả làm rõ các yếu tố tham gia quản lý thông tin phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử: Theo đó các yếu tố tham gia vào hoạt động quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, khách thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý.

Thứ tư, tác giả làm rõ các yêu cầu trong quản lý thông tin về phòng, chống DBHB trên báo mạng điện tử bao gồm: quản lý đảm bảo thực hiện đúng Luật báo chí 2016, các Nghị định, Thông tư, quy định về quản lý nhà nước, các quy chế, quy định của cơ quan báo chí; đảm bảo sự nhanh nhạy, trung thực của thông tin; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác làm thất bại âm mưu DBHB của các thế lực thù địch; đảm bảo tính đa dạng, sinh động trong hình thức chuyển tải; phát huy tối đa vai trò của các nguồn lực trong quản lý.

Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để giải quyết các nội dung ở các chương tiếp sau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ PHÕNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÕA BÌNH” TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát báo nhandan.com.vn, qdnd.vn, hanoimoi.com.vn từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2020)

2.1. Sơ lƣợc về ba tờ báo mạng điện tử khảo sát

2.1.1. Báo Nhân dân điện tử (nhandan.com.vn)

Ngày 11/3/1951 tại xã Kim Bình huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Đại hội II của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định hợp nhất 3 tờ: Tờ Dân Chúng, Cờ Giải Phóng và Thanh Niên và lấy tên là báo Nhân dân. Mục đích của việc hợp nhất nhằm thống nhất tiếng nói và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong kháng chiến kiến quốc và quan hệ quốc tế.

Báo Nhân dân là đơn vị sự nghiệp trung ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; ngọn cờ chính trị - tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí nước ta; cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân [1].

Tổ chức bộ máy của tòa soạn báo Nhân dân gồm: Ban Biên tập (Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập và các ủy viên biên tập), các ban, vụ, đơn vị trực thuộc Ban Biên tập, các cơ quan thường trú, văn phòng đại diện phóng viên thường trú trong và ngoài nước, các nhà in.

Trải qua 69 năm xây dựng và phát triển, báo Nhân dân đã góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bước vào kỷ nguyên số, nhằm bắt

kịp xu hướng của báo chí hiện đại, báo Nhân dân đã không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức theo hướng đa phương tiện, tiếp tục khẳng định vị trí là cơ quan báo chí lớn của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân.

Báo Nhân dân hiện nay có trụ sở tại 71 Hàng Trống - Hà Nội. Tổng Biên tập là nhà báo Thuận Hữu.

Hiện nay, báo Nhân dân có 6 ấn phẩm gồm: Nhân dân hằng ngày, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hằng tháng, Nhân dân điện tử, báo Thời nay, Truyền hình Nhân dân. Báo Nhân dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày. Báo Nhân dân cuối tuần 16 trang ra hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân dân cuối tuần in tại Hà Nội, Đà Nẵng chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, ô tô đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Báo Nhân dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Báo Nhân dân hằng tháng in ở 2 nhà in: Nhà in Báo Nhân dân tại Hà Nội và Đà Nẵng, được vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, ô tô đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Báo Nhân dân điện tử

Ngày 30/3/1098, Thường vụ Bộ Chính trị cho phép xuất bản Nhân dân điện tử.

Ngày 21/6/1998, đúng ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, báo Nhân dân điện tử chính thức phát hành trên mạng Internet, trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên mạng ở địa chỉ www.nhandan.org.vn và hiện phát hành đồng thời cả ở hai địa chỉ www.nhandan.org.vn và www.nhandan.com.vn. Sau thành công của báo Nhân dân điện tử tiếng Việt, ngày 11/3/1999, báo Nhân dân điện tử tiếng Anh xuất bản trên Internet đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của báo nhân dân.

Đến nay, báo Nhân dân điện tử gồm các ấn phẩm: Nhân dân điện tử tiếng Việt, Nhân dân điện tử tiếng Anh, Nhân dân điện tử tiếng Trung Quốc, Nhân dân điện tử tiếng Pháp, Nhân dân điện tử tiếng Nga, Nhân dân điện tử tiếng Tây Ban Nha.

Báo Nhân dân điện tử tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha hiện mỗi ngày có khoảng 1,5 triệu lượt người truy cập.

Theo Đề án quy hoạch và phát triển báo chí đến năm 2025 của Chính phủ, báo Nhân dân được xác định là một trong 6 cơ quan báo chí được thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.

2.1.1. Báo Quân đội nhân dân online (qdnd.vn)

Ngày 20/10/1950 tại An toàn khu (thôn Khau Diều, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên. Tờ báo vinh dự được Bác Hồ đặt tên là báo Quân đội nhân dân.

Tiền thân của báo Quân đội nhân dân là Vệ Quốc quân và Quân du kích được hợp thành từ tháng 7/1950.

Báo Quân đội nhân dân là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của Lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam.

Báo Quân đội Nhân dân có: Tổng Biên tập (Đại tá Đoàn Xuân Bộ), hai Phó Tổng Biên tập (Đại tá Đỗ Phú Thọ và Đại tá Ngô Anh Thu), Ban Biên tập và 23 phòng, ban, cơ quan thường trực, thường trú. Tổng số phóng viên, biên tập viên, nhân viên, chiến sĩ Tòa soạn gần 300 người.

Hiện báo Quân đội nhân dân có trụ sở tại số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội.

Ngày 22/12/2002, báo Quân đội nhân dân ra mắt báo Quân đội nhân dân online tiếng Việt tại địa chỉ qdnd.vn. Đến năm 2005, có thêm báo Quân đội nhân dân điện tử tiếng Anh; tháng 6/2012, xuất bản báo Quân đội nhân dân điện tử tiếng Trung; đến tháng 10/2017, báo Quân đội nhân dân điện tử tiếng Lào và báo Quân đội nhân dân điện tử tiếng Khmer chính thức ra đời.

Như vậy, hiện nay, báo Quân đội nhân dân có các ấn phẩm: Quân đội nhân dân hằng ngày; Quân đội nhân dân cuối tuần; Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng; Nội san Thông tin viên; Quân đội nhân dân điện tử với các phiên bản: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Khmer.

Từ đòi hỏi của thực tiễn khách quan, theo quy hoạch báo chí của Chính phủ, trong đó báo Quân đội nhân dân được xác định là một trong 6 cơ quan báo chí được thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. “Đầu năm 2019, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Đề án đầu tư phát triển

báo Quân đội nhân dân theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện đến năm 2025, phê duyệt tổ chức lại báo Quân đội nhân dân, trong đó: Thành lập Ban Video-Audio thuộc phòng Biên tập báo Quân đội nhân dân online và tổ chức lại phòng Phát hành - Quảng cáo thành phòng Phát hành và Truyền thông.

Thực hiện Đề án, báo Quân đội nhân dân sẽ tiếp tục tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, từng bước tổ chức tờ báo theo mô hình tòa soạn hội tụ... Theo đó, báo in tiếp tục giữ vai trò là loại hình báo chí chủ lực, là một trong những kênh thông tin chủ đạo, xung kích. Với báo điện tử, định hướng chung là tăng thêm các kênh chuyển tải thông tin đến bạn đọc trên cơ sở tận dụng ưu thế của internet và công nghệ số; tăng cường kết hợp thế mạnh của các loại hình báo chí (Media-Audio) để nâng cao chất lượng thông tin. Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các xuất bản phẩm, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tổ chức sự kiện và các hoạt động xã hội nhằm tăng tính tương tác, kết nối giữa bạn đọc và tòa soạn, mở rộng tầm ảnh hưởng của báo Quân đội nhân dân trong xã hội. Việc triển khai, thực hiện Đề án đầu tư phát triển báo Báo Quân đội nhân dân theo mô hình

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo nhandan com vn, qdnd vn, hanoimoi com vn từ tháng 012019 đến tháng 32020) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)