Quả thanh long có rấtnhiều tác dụngđối với sức khỏe con người. Thịt quả
thanh long giàu chất xơ, chứa nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C và khoáng chất. Quả còn chứa lượng lớn phytoalbumin có tác dụng chống quá trình ôxy hóa và ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư(Pandya Prutha Hitendraprasad& cs.,
2020). Thịt quả thanh long còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường hoạt
trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, quả thanh long rất tốtcho chức
nănggan, tăng cường xương và răng, kích thích tiêu hóa và giữ ẩm cho da (Briz,
2013). Vỏ và thịt quả thanh long ruột đỏ chứa hàm lượng betacyanin cao, có thể
sử dụng để sản xuất mỹ phẩm và chất tạo màu thực phẩm (Phebe, 2009). Quả
thanh long ruột đỏ, trong 100 g thịt quả có chứa 15% chất khô, 9,60 g đường
tổng số, 8,12 g đường khử, 1,12 g protein, 5,1 mg vitamin C, pH 4,72, 32,70 mg
betacyanin tổng sốVũ Thu Trang & cs., (2020).
Thanh long chủ yếu được dùng để ăn tươi hoặc chế biến thành mứt, làm đồ uống và thức ăn. Nụ hoa thanh long nấu chín cũng được sử dụng làm thức ăn. Vỏ quả thanh long có chứa pectin, gần đây đang được nghiên cứu và sử dụng để làm mứt hoa quả (Izalin & cs.,2016).
Quả thanh long có thể được chế biến thành các sản phẩm côngnghiệp như
nước quả, xirô, mứt, kem, sữa chua, thạch, cấp đông, kẹo và bánh ngọt. Quả thanh long được dùng để sản xuất rượu như ngành công nghiệp phổ biến ở
Malaysia. Quả thanh long tươi hoặc đông lạnh đều được sử dụng để chế biến.
Thịt quả màu đỏ hay màu hồng có thể được sử dụng thay màu thực phẩm trong
một số trường hợp đặc biệt và cũng có thể làm nguyên liệu để sản xuất màu thực phẩm công nghiệp. Hoa thanh long được sử dụng để chế biến súp hoặc trộn salat và cũng có thể sử dụng làm rau hoặc trà (Gunasena & cs., 2007).