Tình hình sản xuất thanhlong trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc (Trang 27 - 30)

Thanh long được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Bahams ở châu Phi, Bermuda ở châu Âu; Mỹ, Hawaii và Mehico ở châu Mỹ; Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Campuchia… và ở châu Á (Nerd & cs., 2002). Gần đây, thanh longcũng được canh tác ở một sốvùng như: Israel, Palestine, Nhật Bản (Okinawa), bắc Úc, nam Trung Quốc, Sri Lanca và Bangladesh (Briz, 2013). Từ khi trồng tại Philippine vào thế kỷ 16, thanh long đã trở thành cây trồng

quan trọng của các nước Đông Nam Á. Diện tích thanh long đang ngày càng được

mở rộng, đặc biệt tại Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Colombia, Nicaragua, Ecuador, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,Úc và Mỹ(Paull & Chen, 2018).

Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ, Canada, châu Âu và Nhật. Colombia là nước hàng đầu sản xuất loại thanh long

vàng. Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ. Thanh long trồng tại Israel chủ yếu hướng tới thị trường châu Âu (Vietnamexport, 2018).

Thanh long là loại cây trồng tiềm năng ở quy mô sản xuất nhỏ cũng như

quy mô vừa và lớn. Là loại cây lâu năm cho thu hoạch từ năm thứ hai sau trồng,

năng suấtcao nên cho thu hồi vốn nhanh, nâng cao thu nhập.

Tại Ấn Độ, thanh long được coi là siêu quả (Perween & cs., 2018) do có lợi ích lớn đối với sức khỏe con người cả về mặt dinh dưỡng và y khoa (Perween

cs., 2018; Sonawane, 2017). Đây là cây trồng có tiềm năng do mức đầu từ ban

đầu phù hợp, cho lợi nhuận tốt và có thị trường tiềm năng tại các nước phát triển.

Mức đầu tư cho 1 mẫu thanh long tùy thuộc vào năm sản xuất, ban đầu khoảng

2,2 triệu Rs, chi phí hàng năm khoảng 100 nghìn Rs, lãi ròng sau 5 năm canhtác

đạt khoảng 10,7 triệu Rs. Ở quy mô lớn, mặc dù đầu tư ban đầu khá lớn nhưng

cho lợi nhuận thu được cao (lên tới 5,5 triệu Rupee/ha, xấpxỉ gần 2 tỷ đồng/ha),

đặc biệt 4-5 năm sau trồng (Niranjane& cs., 2020).

Thanh long là loại cây trồng mới lý tưởng cho các vùng có khí hậu khô

nóng. Cây có thể chịu được mặn ở mức độ thấp nên được trồng ở một số vùng

duyên hải ở Sri Lanka. Thanh long cũng là loại cây phù hợp cho hệ thống canh

tác nông lâm bền vững (Gunasena& cs., 2007).

Thanh long đượcđưa vào trồng ở Indonesia từ năm 1997. Các giống được

trồng phổ biến là thanh long ruột đỏ, ruột trắng; diện tích canh tác thanh long vỏ vàng ruột trắng còn hạn chế. Nhờ có các đặc trưng riêng về hình dạng, mùi vị ngọt mát và nhiều lợi ích cho sức khỏe, canh tác thanh long tại Indonesia ngày càng được đẩy mạnh, kể từ những năm 2000. Thanh long được trồng tập trung

tạo sản phẩm thương mại tại một số địa phương như West Sumatra, Riau, Java,

phía đông Kalimantan và Nuas Tenggara Barat. Sản xuất thanh long tạiIndonesia

chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước. Từ 2005-2011, đảo Bintan và Batam của

tỉnh Kepulauan Riau đã trồng thanh long để phục vụ nhu cầu trên đảo (Phòng

nghiên cứu và Phát triển thị trường, 2016).

Tuy là cây trồng mới nhưng thanh long là loại quả phổ biến nhất ở Malaysia, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Thanh long được trồng tập trung ở các bang Johor, Perak, Negeri Sembilan, Pahang, Pulau Pinang và Sabah (TFNet,

2007a). Diện tích canh tác thanh long đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2006-

cả nước đạt cao nhất năm 2008 là 2.200 ha, tăng 120% so với năm 2006. Sản lượng đạt cao nhất vào năm 2009 với 15.700 tấn, tăng gần 6 lần so với năm 2006. Những năm gần đây, diện tích thanh long có xu hướng giảm dần. Năm 2011, diện tích canh tác thanh long tập trung là 1.525 ha và năm 2013 là 452 ha

(Zainudin & Hafiz, 2015). Các giống được trồng chủ yếu gồm giống thanh long

ruột trắng (Hylocereus untadus), thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyhizus) và thanh long vỏ vàng ruột trắng (Selenicereus megalenthus). Tại thị trường nội địa, các giống thanh long ruột đỏ nhờ có màu sắc hấp dẫn, vị ngọt nên được ưa

chuộng hơn thanh long ruột trắng (Zainudin & Hafiz, 2015).

Tại Myanmar, thanh long cũng được coi là cây trồng mới. Tuy nhiên, người sản xuất đang tập trung canh tác để đáp ứng nhu cầu trong nước và bắt đầu

hướng tới xuất khẩu (Myint, 2015). Đến năm 2014, diện tích canh tác thanh long

đạt khoảng 101 ha, tập trung ở một số vùng như Shan (46 ha), Meiktila (28 ha),

Bago (12 ha). Các giống được trồng chủ yếu là các giống lai với đa dạng màu sắc vỏ và thịt quả, trong đóphổ biến nhất là giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ.

Tại vùng duyên hải Cagayan (Philippine), thanh long được coi là một trong

những sản phẩm thương mại quan trọng. Thu nhập từ canh tác thanh long đạt 7.000-11.000 USD/ha/năm, năng suất đạt 3,2-5,0 tấn/ha (Agaid & cs., 2015).

Trong điều kiện của Sri Lanka, năng suất thanh long có thể đạt tới 18-22

tấn/ha, khối lượng quả đạt 350-850 g/quả (Puskpakumara& cs.,2006).

Tại lục địa Trung Quốc, tổng diện tích trồng thanh long đạt khoảng 35.555 ha. Trong đó, Quảng Tây có diện tích trồng lớn nhất với khoảng 10.666 ha, Quảng Đông 8.000 ha, Quý Châu 8.000 ha, Hải Nam 3.333 ha, Vân Nam 2.666

ha, Phúc Kiến 1.333 ha và còn khoảng 1.333 ha rải rác ở các địa phương khác.

Thanh long đã được một số địa phương như Quảng Tây, Hải Nam đưa vào danh

mục trái cây trọng điểm phát triển trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, dựkiến diện

tích trồng và sảnlượng thanh long nội địa Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong các

năm tới đây (Nguyễn Bảo Thoa& cs., 2018).

Theo kết quả khảo sát của Sakata & Takanashi (2018) chi phí trung bình sản xuất thanh long khoảng 91 triệu đồng/ha, chiếm khoảng 46% doanh thu.

Phần lớn các hộ sản xuất với quy mô nhỏ thường bán sản phẩm cho thương lái

hoặc các công ty thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc và cácđịa phương trong

trường khác tại châu Á (HongKong, Singapore) và châu Âu (Sakata & Takanashi, 2018).

Tại Đài Loan, thanh long bắt đầu được canh tác từ năm 1983 và ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí, thanh long mới đây còn được quan tâm canh tác trên đảo Penghu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên đảo. Diện tích canh tác thanh long

năm 2014 đạt 1.587 ha, tập trung ở khu vực phía Nam và Tây Đài Loan. Năng suất

thanh long những năm gầnđây rất cao, đạt 25 tấn/ha, có giá từ 2-6 USD/kg. Thanh

long được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa, một lượng nhỏ được xuất khẩu.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Đài Loan (85% sản

lượng xuất khẩu); một số thị trường xuất khẩu khác như Nhật Bản, Singapore, HongKong, Canada… Nước này cũng nhập khẩu một lượng nhỏ thanh long từ

Malaysia. Những giống thanh long đầu tiên được trồng tại Đài Loan có nguồn gốc

ở Nam/Trung Mỹ và Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ canh tác và chọn lọc, hiệncó rất

nhiều giống thanh long lai được phát triển tại Đài Loan. Các giống phổ biến nhất là

2 giống ruột đỏ DaHong và Fu Gui Hong, chiếmtới 60% và25% thị phần. Từ năm

2012, sự chuyển đổi từ giống thanh long ruột trắng sang thanh long ruột đỏ cùng

với kỹ thuật canh táctrái vụ đãmở rộng mạnh mẽ sản xuất thanh long tại Đài Loan

(Jiang & Yang, 2015).Do việc cải tiến và phát huy kỹ thuật trồng nên diện tích

canh tác đạt 2.500 ha đến năm 2017 (Yu-Bing Huang & Yi-Chung Chiu, 2018).

Năm 2016, tổng diện tích trồng thanh long của Đài Loan là 2.490 ha với sản

lượng 49.108 tấn, giátrị đạt 95.513 USD. Sản lượng xuất khẩu năm 2017 là 111

tấn, trị giá 311,770 USD(Chen Li-I, 2018).

Tại thị trường châu Âu, nhu cầu về thanh long khá lớn khoảng 300 tấn/năm. Tại đây, thanh long được nhập khẩu chủ yếu để phục vụ mục đích trưng bày và trang trí. Ngoài ra, Úc cũng là một thị trường tiềm năng đối với quả thanh long (Gunasena & cs., 2007).

Tại Mỹ, thanh long được trồng chủ yếu ở các bang Florida (160 ha),

Hawaii (80 ha) và California (60 ha) (Lobo & cs., 2013). Khoảng hơn 70 giống

thanh long đangđược canh tác, phần lớn trong đó được mang từ châuÁ và Nam

Mỹ dưới dạng cành giâm (MertenS, 2003). Hiện có khoảng 24 giống thanh long

đang được trồng tại Mỹ, bao gồm các giống vỏ hồng, tím, vàng và ruột trắng, đỏ, hồng(Growables, 2019).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)