Phân tích SWOT hiện trạng sản xuất thanhlong ở các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc (Trang 83 - 86)

Điểm mạnh (S)

- Thanh long có khả năng thích nghi rộngở nhiều vùng khác nhau.

- Có thể sinh trưởng và thích ứng ở đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất bị hạn.

- Cây nhanh cho quả chỉ sau trồng 1

năm nên nhanh thu hồi vốn đầu tư ban đầu.

- Cây cho nhiều lứa quả trong năm nên không xảy ra hiện tượng mất mùa.

- Xử lý được trái vụ nên sản lượng cung cấp cho thị trường trong thời gian dài.

Điểm yếu (W)

- Sử dụng giống chưa được tuyển chọn nên năngsuất, chấtlượng quả chưa ổn định. Chưa có nhiều giống thanh long ruột đỏ mới phù hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc.

- Chưa có quy trình kỹ thuật canh táchoàn thiện chotừng giốngthanh longở phía Bắc.

- Người dân chưamạnh dạn áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật đặc biệt biện pháp kỹ thuật cắt tỉacành tỉa hoa và tỉa quả.

- Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, sâu bệnh phát sinh nhiều.

- Nông dân thiếu vốn trong sản xuất.

Cơ hội (O)

- Tiềm năng thị trường tiêu thụ lớn kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Diện tích và sản lượng chưa đáp ứng đủ tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc.

- Giao thông thuận tiện rất gần với

Trung Quốc, nước nhập khẩu thanh longcủa Việt Nam lớn nhất.

- Bộ giống thanh long lai tạo mới và nhập nội khá phong phú, đa dạng về chất lượng và mẫu mãquả.

- Giải quyết cho nhiều lao động dư thừa ở khu vực nông thôn.

Thách thức (T)

- Khó hình thành các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn.

- Giá vậttư nông nghiệp như phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật, công lao động ngày càng tăng.

- Xuất đầu tư cho 1 ha trồng mới cao hơn một số cây ăn quả khác.

- Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, sâu bệnh phátsinh nhiều, tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến môi trườngsinh thái.

Trên cơ sở các yếu tố điều tra, kết quả khảo sát chỉ ra một số yếu tố hạn chế chosản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc là các nhóm yếu tố: sinh học, phi

sinh học vàkinh tế - xã hội. Trong sốcác nhómyếu tố bị ảnh hưởng, nhómyếu tố

sinh học bao gồm: thiếugiống năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu

và đất đai vùng trồng; quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh tổng hợp là các yếu

tố rấtquan trọng.

Yếu tố giống: Sản xuất thanh long tập trung ở Việt Nam từ rất lâu nhưng chỉ có duy nhất giống thanh long ruột trắng, cho tới những năm gần đây việc lai tạo và tuyển chọn giống mới được chú trọng. Từ đó, Việt Nam mới có 02 giống

thanh long ruột đỏ LĐ1,LĐ5cho các tỉnh phía Namvà 02giống thanh long ruột

đỏ TL4, TL5 cho các tỉnh phía Bắc. Mặc dù, các giống được công nhận đều có

khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt nhưng người dân chưa

mạnh dạn thay đổi trồng giống mới trên diện tích đã trồng giống thanh long cũ

và chỉphát triển trên diện tích trồng mới nhưng tỷ trọng diện tích này thấp. Dẫn

đến năng suất thanh long thấp và chất lượng quả không đồng đều và chưa đạt

tiêu chuẩn xuất khẩu.

Yếu tố kỹ thuật canh tác: ở các tỉnh phía Nam biện pháp kỹ thuật áp

dụng cho sản xuất thanh long tương đối cao và khá đồng bộ, năng suất đạtcao,

chất lượng đồng đều và có sản phẩm cung cấp quanh năm cho thị trường. Tuy

nhiên, sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc còn hạn chế về các kỹ thuật

canh tác như bón phân, cắt tỉa vàxử lý ra hoa trái vụ. Do người dân ở các tỉnh

phía Bắc trồng tự phát với quy mô không tập trung, lại sử dụng các giống thanh

long không có nguồn gốc nên chưa có quy trình sản xuất cụ thểcho từng giống

và việc ápdụng quy trình thâm canh cho các giống thanh long mới còn bỡ ngỡ,

chưa được đồng bộ.

Yếu tố khí hậu, thời tiết trong thời gian ra hoa đậu quả (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm)

Về ánh sáng: Vào thời gian khoảng tháng 5-10, là thời gian có điều kiện

thời tiết mùa hè và đầu mùa thu - mùa nhận được nhiều ánh sáng và thời gian

ban ngày kéo dài hơn ban đêm thích hợp cho những cây trồng phản ứng với

quangchu kỳ để ra hoa đậu quả. Trong số đó, cây thanh long là cây ngày dài nên

ra hoa đậu quả tự nhiên tốt ở điều kiện khí hậu miền Bắc.

Về nhiệt độ: Trong thời gian tháng 5-10, nhiệt độ đạt cao nhất và biên

số đợt nở hoa trên cây thanh long ở một số tỉnh phía Bắc. Thậm chí, một số

tháng có nhiệt độ rất cao, hoa nởxong bị héo ngay không đậu quả và số ít quả

đậu được đạt khối lượng quả rất nhỏ do thời gian sinh trưởng quả ngắn. Vì

vậy, cần thiết phải tác động bổ sung biện pháp kỹ thuật phun phân bón lá để

kéo dài thời gian sinh trưởng quả, cải thiện khối lượng và chất lượng quả trong thời giannày.

Một số nhận xét được rút ra từ kết quả điều tra hiện trạng sảnxuất thanh long ruột đỏ ở các tỉnh phía Bắc

Điều kiện thời tiết khí hậu của một số tỉnh phía Bắc khá phù hợp với yêu

cầu sinh thái của cây thanh long, tần suất xuất hiện các yếu tố bất thuận đến khả

năng sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu quả và tiềm năng cho năng suất của cây

thanh long thấp. Vì vậy, ở một số tỉnh phía Bắc đều có thể trồng và phát triển

đượccác giống thanh long ruột đỏ. Tuy nhiên, mỗi giống thanh long có phản ứng

khác nhau với điều kiện sinh thái đặc thù của các tỉnh phía Bắc. Do đó cần có

đánh giá sựthích ứng của giống với điều kiện sinh thái đặc thù của cáctỉnh phía

Bắc để lựa chọn, xác định được các giống trồng thích hợp.

Kỹ thuật canh tác thanh long ruột đỏ của người dân ở các tỉnh phía Bắc

còn thấp, chưa đáp ứng được sản xuất hàng hóa, sản xuất ở quy mô nhỏ, giống

trồng không rõ nguồn gốc, phương thức trồng chủ yếu trồng trụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, bón phân, phun phân bón lá chưa hợp lý và chưa khai thác

tối đa hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất (chỉ khai thác thu quả vụ chính

chưa có kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ). Để có được các giống thanh long ruột đỏ

trồng thích hợp, có khả năng cho năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế

cao ở các tỉnh phía Bắc, cần phải nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng

và thâmcanh cho từng giống thanh long đáp ứng sản xuất hàng hóa.

4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ

MẪU GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI GIALÂM, HÀNỘI

4.2.1. Đặc điểmhình thái của các mẫu giống thanh long thí nghiệm

Khác với một số loại cây ăn quả khác, cây thanh long thuộc họ Xương

rồng có thân bò không có lá, lá bị biến dạng thành chùm gai (Gunasena & cs.,

2007). Vì vậy, việc đánh giá đặc điểm cành ở một sốgiống và mẫu giống thanh

long thí nghiệm được thểhiện qua một số chỉ tiêu như khoảng cách núm gai, số gai trên núm, màu sắc lộc non và màu sắc cành. Sốliệu được thể hiện ở bảng 4.4.

Kết quảthu được cho thấy, khoảng cách núm gai ởcác mẫu giống thanh long rất khác nhau,thểhiện mật độcác núm gai khác nhau, trên mỗi núm gai sẽ xuất hiện

nụhoa.Khoảng cách núm gai đạt thưa nhất ở giống thanh long ruột đỏ TL5 (7,1

cm), tiếp đến mẫu giống LĐ1 (6,3 cm) và QN1 (6,0 cm). Mẫu giống VP2 có khoảng cách giữa các núm gai liền kề dày nhất, đạt 4,3 cm. Cành thanh long thường có 3 cạnh dẹt, ở mỗi cạnh tạo thành mép cành và trên đó có các núm gai,

mỗi núm gai có chứa nhiều gai màu nâu xám (Britton & Rose, 1963). Số lượng gai xuất hiện trên các núm gai phụthuộc chủyếu vào giống. Trong đó,có 2,2-2,5 gai chính/núm ởcác giống thanh long thínghiệm,riêng giống thanh long ruột đỏ

TL5 cónhiều hơn (3,3 gai).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh phía Bắc (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)