Xuất phát từ những bằng chứng thực nghiệm trên, trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh lựa chọn mô hình TPB của Ajzen (1991) làm lý thuyết nền cho nghiên cứu của luận án là có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Tuy nhiên, cũng theo các kiến thức tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy có một số nhà nghiên cứu đã mở rộng và phát triển mô hình TPB bằng cách bổ sung thêm yếu tố mới, cụ thể: Kim và cộng sự (2010) bổ sung 02 biến: Kinh nghiệm trong quá
khứ (biến điều tiết) và Sức khỏe về tinh thần; Myong Jae Lee (2015) bổ sung 01 biến Sức khỏe về tinh thần. Những yếu tố mà các tác giả Kim và Cộng sự (2010), Myong Jae Lee (2015) đã được kiểm chứng trên thị trường thế giới về ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ.
Theo báo cáo của Viettrack (2018) chủđề hành vi và lối sống của phụ nữđược khảo sát tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng được hỏi đều cho rằng mối quan tâm của họ trong cuộc sống là gia đình, sức khỏe và công việc. Trong đó 78% phụ nữ từ 30 - 40 tuổi và 66% phụ nữ từ 45 - 55 tuổi là quan tâm đến đến vấn đề sắc đẹp của mình do đó họ sẽ dành thời gian để chăm sóc bản thân mình nhiều hơn. Tại Việt Nam, khi nhắc đến thuật ngữ spa, người tiêu dùng sẽ thiên về việc làm đẹp, chăm sóc diện mạo khuôn mặt và cải thiện vẻ đẹp hình thể hơn là chăm sóc sức khỏe.
Do đó, nghiên cứu sinh quyết định sử dụng mô hình TPB làm mô hình nghiên cứu cho luận án và bổ sung thêm biến sức khỏe tinh thần, như hai mô hình của Kim và cộng sự (20120) và Myong Jae Lee (2015) đã nêu ra. Sau đó, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành kiểm tra thông qua quá trình phỏng vấn sâu (Nghiên cứu định tính) để hoàn thiện mô hình nghiên cứu của luận án.
Cũng dựa trên cơ sở của tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu sinh bị chú ý bởi yếu tố sự quan tâm tới hình ảnh bản thân trong mô hình nghiên cứu của Mai Ngọc Khương và cộng sự (2016). Theo quan sát của nghiên cứu sinh, đây có thể là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Mỗi cá nhân phụ nữđều mong muốn xây dựng hình ảnh bản thân của mình đểđược đẹp trong mắt của người khác. Hình ảnh cá nhân được xây dựng lên bởi 2 yếu tố là hình ảnh bên trong và hình ảnh bên ngoài. Hình ảnh bên trong đó là thái độ, phong cách, cách ứng xử, lối sống của mỗi cá nhân. Hình ảnh bên ngoài được xây dựng bởi ngoại hình, cách đi đứng, động tác cử chỉ, điệu bộ, cách thức ăn mặc. Hình ảnh bên ngoài là yếu tốđược người khác cảm nhận rõ nét ngay khi tiếp xúc từ lần đầu tiên. Do đó, hầu hết chị em phụ nữđều mong muốn được cải thiện hay xây dựng cho mình hình ảnh bên ngoài đẹp đi đôi với hình ảnh bên trong. Để làm được điều này, người phụ nữ ngoài thay đổi cách thức ăn mặc thì ngày nay họ cũng sử dụng các phương thức khác để can thiệp cho hình ảnh bên ngoài của mình đẹp hơn. Một trong những phương thức mà người phụ nữ không chỉ tại Việt Nam đang sử dụng mà hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến đó là sử dụng các dịch vụ spa.
Như vậy, với quan điểm về spa tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sinh đề xuất đưa thêm yếu tố về “sự quan tâm tới hình ảnh bản thân” vào mô hình nghiên cứu lý thuyết ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam trên nền tảng lý thuyết TPB. Thông qua quá trình điều tra định tính bằng phỏng vấn sâu, nghiên cứu sinh đã tiếp tục kiểm tra sự phù hợp ban đầu của biến này với mô hình nghiên cứu và sau đó tiếp tục thực hiện những bước sau.