Sau khi phân tích nhân tố EFA, nghiên cứu sinh tiếp tục đánh giá độ tin cậy của các thang đo chính thức bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Thông qua hệ số này, nghiên cứu sinh sẽ kiểm tra về mức độ chặt chẽ của tập hợp các biến trong thang đo. Theo Hair và cộng sự (1998) thì hệ số cronbach’s alpha đạt từ 0,8 đến 1,0 thì được cho là một thang đo tốt và nếu có hệ số từ 0,7 - 0,8 là thang đo sử dụng được, nếu có hệ số lớn hơn 0,6 thì được cho là chấp nhận được.
Trong bước phân tích này, nghiên cứu sinh quan tâm nhiều đến hai hệ số là tương quan biến tổng và cronbach’s alpha nếu loại biến. Đối với hệ số cronbach’s alpha nếu loại biến được hiểu là hệ số conbach’s alpha sẽ thay đổi như thế nào nếu loại đi biến đó. Đối với hệ số tương quan biến tổng sẽ cho thấy mức độ quan hệ giữa các biến quan sát tương ứng với biến tổng. Các hệ số có giá trị < 0,3 sẽđược cân nhắc xem có nên loại bỏ hay không.
Với mẫu nghiên cứu là 659 đơn vị, trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức, nghiên cứu sinh sẽ giữ lại các thang đo với hệ số cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6; hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3.
Bảng 4.17. Bảng kết quảđánh giá tin cậy của thang đo chính thức Biến
quan sát
TB thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biển tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhận thức về kiểm soát hành vi: Cronbach’s Alpha = 0.849
NT1 12.59 3.799 .742 .784 NT2 12.36 3.745 .684 .811 NT3 12.73 4.051 .721 .796 NT4 12.46 4.194 .612 .839
Thái độ với dịch vụ spa: Cronbach’s Alpha = .778
TĐ1 11.55 3.865 .608 .712 TĐ2 10.43 4.796 .585 .732 TĐ3 10.94 3.929 .579 .730 TĐ4 10.38 4.377 .588 .722
Chuẩn mực chủ quan: Cronbach’s Alpha = .848
CM1 12.11 3.761 .666 .812 CM2 12.21 3.597 .774 .766 CM3 12.19 3.528 .727 .785 CM4 12.00 3.948 .573 .851
Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân: Cronbach’s Alpha = .928
Biến quan sát
TB thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biển tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến HA2 36.48 38.840 .725 .920 HA3 36.46 39.514 .679 .922 HA4 36.39 37.709 .771 .918 HA5 36.35 38.978 .718 .920 HA6 36.47 39.222 .707 .921 HA7 36.48 38.992 .745 .919 HA8 36.46 38.596 .697 .922 HA9 36.47 39.699 .685 .922 HA10 36.40 39.010 .699 .921 Ý định sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0.817 YD1 12.44 3.226 .677 .752 YD2 12.42 3.278 .618 .780 YD3 12.52 3.277 .604 .787 YD4 12.54 3.364 .658 .762 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
- Kết quảđánh giá thang đo nhận thức về kiểm soát hành vi có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,849 > 0,6 cho 4 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; do đó nghiên cứu sinh quyết định giữ nguyên các biến trong thang đo nhận thức kiểm soát hành vi.
- Kết quảđánh giá thang đo Thái độ với dịch vụ spa có hệ số Cronbach Alpha = 0,778 > 0,6 cho 4 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3; do đó nghiên cứu sinh cũng giữ lại cả 4 thang đó trong biến thái độ đối với dịch vụ spa.
- Kết quảđánh giá thang đo chuẩn mực chủ quan có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,928 > 0,6 cho 4 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3; nghiên cứu sinh giữ lại tất cả các biến trong thang đo chuẩn mực chủ quan để tiếp tục tiến hành ở bước tiếp theo.
- Kết quả đánh giá thang đo Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,928 > 0.6 cho 10 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3; nên nghiên cứu sinh cũng giữ nguyên 10 thang đo trong biến sự quan tâm tới hình ảnh bản thân để tiếp tục tiến hành nghiên cứu ở các bước tiếp theo.
- Kết quả đánh giá thang đo ý định sử dụng dịch vụ spa có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,817 > 0.6 cho 4 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3; nghiên cứu sinh cũng giữ lại các thang đo trong biến ý định sử dụng dịch vụ spa để tiến hành nghiên cứu ở các bước tiếp theo.
Như vây, qua phân tích, các thang đo trên đều có độ tin cậy đạt yêu cầu, việc sử dụng các thang đo này để tính các bước tiếp theo là hợp lý. Tất cả các thang đo đều đảm bảo yêu cầu đặt ra và không có thang đo nào bị loại. Điều này cũng có thể giải thích được bởi bước nghiên cứu định tính tác giả cũng đã phỏng vấn sâu các đối tượng về sự phù hợp của các thang đo. Điều này có thể nhận thấy rằng, tại bước nghiên cứu định tính đã đảm bảo tương đối các yêu cầu mà tác giảđặt ra và quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn sâu là khá phù hợp với xu hướng chung về các yếu tốảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của nữ giới tại Việt Nam.
Sau khi đánh giá giá trị của các thang đo bằng phân tích nhân tố EFA và đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thì tất cả các thang đo của mô hình và các biến đều được giữ lại.
4.3. Phân tích mối quan hệ giữa biến độc lập với ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam