Xây dựng giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam (Trang 41 - 48)

Thái độ với dịch vụ spa và ý định sử dụng dịch vụ spa

“Thái độđối với dịch vụ” là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định (Ajzen và Fishbein, 1980). Thái độđối với dịch vụ spa miêu tả mức độđánh giá của từng cá nhân về dịch vụ spa. Trong nghiên cứu này “thái độ đối với dịch vụ spa” được hình thành từ niềm tin của phụ nữ Việt Nam về việc sử dụng dịch vụ spa” sẽ mang lại khuân mặt và body tươi tắn, khỏe mạnh. Đồng thời thái độđối với dịch vụ spa” là đánh giá của phụ nữ Việt Nam về kết quả của việc sử dụng dịch vụ spa.

Các nghiên cứu về du lịch và khách sạn đã cho thấy thái độ cảm xúc như là một đánh giá tổng quan về hành vi (Kempf, 1999; Lam và Hsu, 2006; Monuntinho, 1987; Sparks, 2007). Theo nghiên cứu của Johanson (2004) đã chỉ ra rằng 45% phụ nữ và 26% nam giới đến thăm spa đã trả lời rằng họđến và sử dụng các dịch vụ spa vì họ cảm thấy họđược tự thể hiện bản thân mình. Sparks (2007) đã đề xuất phương pháp tiếp cận cảm xúc trải nghiệm thường cần thiết hơn là nhận thức phương pháp xử lý thông tin đểđánh giá ý định hành vi của mọi người. Về hành vi sử dụng dịch vụ spa, người đi spa đầu tiên sẽđánh giá lợi ích/hiệu quả của hành vi sử dụng spa chẳng hạn như giảm căng thẳng, tự thưởng cho mình, tăng cường sự xuất hiện… Huh, Kim, Noh và Davis (2011) cho rằng những người đi spa có xu hướng đến spa để mong đợi những lợi ích và lợi ích có thể bắt nguồn từ các liệu pháp spa, chẳng hạn như giảm thiểu mức độ căng thẳng, tìm kiếm lối sống tốt hơn và cải thiện ngoại hình. Moreau, Lehmann và Markman (2001) đã chỉ ra rằng nếu người tiêu dùng không nhận ra bất kỳ lợi ích nào từ một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định; có khả năng họ sẽ là một người tiêu dùng có nhiều hành vi tiêu cực hơn. Vì hầu hết mọi người có xu hướng mong đợi các lợi ích khác nhau trước khi thực hiện một hành vi nhất định, hậu quả có thể là thuận lợi hoặc không thuận lợi (Ajzen, 1991). Thái độ cá nhân là rất quan trọng trong việc xác định ý định hành vi đối với một dịch vụ cụ thể. Ram (1989) cũng đã phát hiện trong một nghiên cứu của ông về nguy cơ và sức

đề kháng nhận thức là hai yếu tố chính có tác động đáng kể đến thay đổithái độ của cá nhân. Trong các nghiên cứu trước đây về ý định mua sản phẩm spa, yếu tố thái độđược tìm thấy và có ý nghĩa trong dựđoán ý định sử dụng dịch vụ spa (Kim và cộng sự, 2010; Myong Jae Lee, 2015); Do đó, thái độđối với lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ spa có thể tác động tới ý định ghé thăm một spa để sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vậy giả thuyết được đưa ra là:

H1: Thái độđối với dịch vụ spa có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ spa.

Chuẩn mực chủ quan và ý định sử dụng dịch vụ spa

“Chuẩn mực chủ quan” là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân đối với suy nghĩ của người khác về hành vi của mình. Chuẩn mực chủ quan được hiểu đơn giản là những nhận thức của cá nhân về áp lực của xã hội với việc thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó. Các nghiên cứu trước đây (Hansen và cộng sự, 2004; Yoh và cộng sự, 2003; và Bhattacherjee, 2006…) đã chỉ ra rằng, giữa chuẩn mực chủ quan và ý định có mối quan hệ thuận chiều. Theo Ajzen & Fishbein (1980) chuẩn mực chủ quan được hiểu là niềm tin, tiêu chuẩn của một cá nhân về những gì người khác quan tâm nên làm và mức độ động lực mà người ta muốn tuân thủ theo suy nghĩ của một cá nhân nào đó. Trong nghiên cứu này, “chuẩn mực chủ quan” được hiểu là nhận thức về áp lực của xã hội lên phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện hay không thực hiện hành vi sử dụng dịch vụ spa. Trong nền kinh tế phát triển ngày nay, khi mà người phụ nữđã có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp của mình thì việc bạn bè, đồng nghiệp hay người thân sử dụng các dịch vụ spa để cải thiện hình ảnh bản thân của mình cũng là một áp lực đối với những chị em phụ nữ khác. Họ cũng mong muốn được sử dụng các biện pháp khác nhau (trong đó có dịch vụ spa) để xây dựng và cải thiện hình ảnh bản thân mình, giúp mình khỏe hơn, đẹp hơn và từđó tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Trên thế giới, đã có những nhà nghiên cứu ứng dụng mô hình TPB trong việc dựđoán ý định sử dụng dịch vụ spa đều khẳng định “chuẩn mực chủ quan” có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa (Kim và cộng sự, 2010; Myong Jae Lee, 2015…).

Trong nghiên cứu của Lam và Hsu (2006) cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa chuẩn mực chủ quan là quan trọng đối với ý định sử dụng Spa của khách du lịch Đài Loan đến thăm Hồng Kông. Chuẩn mực chủ quan được cho là có liên quan chặt chẽđến truyền miệng. Sự truyền miệng tốt được các cá nhân cảm nhận cho thấy một hành vi mạnh mẽ hơn và đến lượt nó, ảnh hưởng đến ý định tương lai (Ajzen, 1991). Lam và

Hsu (2006) đã tiết lộ rằng mọi người sẽ có nhiều khả năng cư xử theo cách đặc biệt được coi là nổi bật đối với những trải nghiệm quá khứ của người khác. Shanka và Handley (2011) cho rằng thẻ quà tặng thường được giới thiệu bởi những người khác và chúng là hữu ích, khách hàng spa cũng có thể tận hưởng các phương pháp điều trị mà không phải lo lắng nhiều về kết quả của nó. Đề xuất của một người thường thúc đẩy người khác trải nghiệm một số tình huống hoặc sản phẩm nhất định vì nó thường được xác nhận trước bởi những người giới thiệu. Một số nghiên cứu đã điều tra tác động của truyền miệng (Huh và cộng sự, 2011; Lam và Hsu 2006; McFarlane, Boxall và Watson, 1998). Họ đồng ý về những phát hiện cho rằng quan điểm chung mà một người nhận được từ các bên khác có thểảnh hưởng đến hành vi tiếp theo đối với trải nghiệm một số sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định (Ajzen, 1991; Sobh và Martin, 2011). Nếu một người nghe phản hồi tiêu cực từ những người đã có kinh nghiệm dịch vụ spa có thể có xu hướng tiếp tục suy nghĩ tiêu cực về chúng, họ sẽ có xu hướng chuyển sang lựa chọn thay thế, hoặc đơn giản là ngừng tiêu thụ chúng (Ajzen, 1991). Shanka và Handley (2011) tiết lộ rằng các cá nhân thường thấy dễ dàng mua hoặc tin tưởng sản phẩm hơn hay tham dự hoặc ghé thăm một địa điểm nhất định nếu họ nhận được sự phản hồi tích cực qua truyền miệng từ người khác, điều này trái ngược với những cá nhân không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Theo giải thích của Mutlu và Ergeneli (2012), chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu dụng. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu người thân, bạn bè hoặc gia đình đề xuất một địa điểm, sản phẩm hoặc dịch vụ vô hình nhất định, người tiêu dùng cũng có thể sẵn sàng trải nghiệm các dịch vụ tương tự (Venkatesh & Davis, 1997). Tương tự như vậy, hành vi sử dụng các dịch vụ spa phụ thuộc rất nhiểu vào truyền miệng. Đặc biệt, những người đi spa có xu hướng đánh giá cao các thông điệp từ các phương tiện truyền thông và các khuyến nghị của cá nhân quan trọng trong các chuyến thăm spa của họ (Withiam, 1993). Từ đấy, nghiên cứu sinh đề xuất giả thuyết sau:

H2: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ spa. Nhận thức kiểm soát hành vi và ý định sử dụng dịch vụ spa

“Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của cá nhân về sự thuận lợi hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn nào đó. Ajzen (1991) cho rằng “nhận thức về kiểm soát hành vi” cùng với ý định hành vi có thể sử dụng trực tiếp để mô tả hành vi, việc giải thích hành vi sẽđạt kết quả cao hơn khi đưa thêm yếu tố “nhận thức về kiểm soát hành vi”.

Mối liên hệ giữa nhận thức thức kiểm soát hành vi và ý định sử dụng dịch vụ spa được xem là nhận thức của một cá nhân có thể thực hiện hành động cần thiết để quản lý các tình huống cụ thể và phản ánh nhận thức của người tiêu dùng về việc họ thực hiện hành vi như thế nào (Ajzen,1991). Nếu các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như tiền bạc, địa điểm, thời tiết và các tài nguyên quan trọng khác liên quan đến chuyến thăm spa không ảnh hưởng tích cực đến những người đi spa, họ sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thếđể lấp đầy tài nguyên còn thiếu hoặc có thể hạn chế ý định đến spa, thậm chí họ có thể xuất hiện hành vi tiêu hủy (Ajzen, 1991). Theo Huh và cộng sự (2011), thời gian, tiền bạc, thời tiết và tuổi tác có thể là rào cản ảnh hưởng đến các chuyến thăm spa. Nhận thức về rủi ro thay đổi rất nhiều trong các trường hợp khác nhau (Hsu và Yang, 2013). Nó thường là một nhận thức mà các cá nhân đã hướng tới thực hiện do được tạo điều kiện cho dù một tình huống cụ thể là dễ dàng hoặc khó khăn. Các giá trịđược nhận thức có thể không chắc chắn đối với các dịch vụ spa khi họ tin rằng chuyến thăm spa có thể gây hại cho sự an toàn hoặc an ninh của họ. Huh và cộng sự (2011) nhấn mạnh trong một nghiên cứu của mình rằng mặc dù các cá nhân muốn trải nghiệm các dịch vụ của spa, sự sẵn có của các nguồn lực sẽ tác động đến quyết định cuối cùng của họ khi đến thăm. Theo Rittichainuwat, Qu, và Mongkhonvanit, (2008), một người trở nên có động lực để sử dụng các hoạt động giải trí, bao gồm spa, khi họ có một kỳ vọng tích cực thực hiện một hành vi nào đó sẽ mang lại những tác động thuận lợi và sẽđáp ứng nhu cầu của họ. Để đáp ứng kỳ vọng này, một người phải có tất cả những thứ cần thiết được kiểm soát, chẳng hạn như tiền và thời gian có sẵn. Theo những điều này, mặc dù một cá nhân muốn đến thăm một spa, nếu thiếu nguồn lực có thể gây cản trở việc đến thăm (Hsu và Yang, 2013; Huh và cộng sự, 2011). Do đó, những người đi spa cần phải có các nguồn lực cần thiết dưới sự kiểm soát, chẳng hạn như tiền bạc và thời gian, để không có những khó khăn lớn tác động đến việc ghé thăm một spa của họ. Lam và Hsu (2004, 2006) và Sparks (2007) cũng đã chỉ ra rằng nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định của một cá nhân. Tại Việt Nam, những phụ nữ hiện đại cũng gặp ít rào cản hơn khi sử dụng các dịch vụ spa. Với việc phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, phụ nữđược giải phóng sức lao đông nhiều hơn, họ có nhiều thời gian và tự chủ về tài chính hơn để sử dụng các dịch vụ tiêu dùng cho cá nhân. Thêm vào đó, phụ nữ Việt Nam cũng dần tự chủ hơn khi đưa ra các quyết định tiêu dùng. Do vây, tác giả cho rằng yếu tố “nhận thức về kiểm soát hành vi” có thể giải thích được ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Tác giả quyết định đưa yếu tố này vào mô hình nhằm kiểm định mức độ tác động của nó tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam và giả thuyết được đề xuất là:

H3: Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ spa.

Sức khỏe tinh thần và ý định sử dụng dịch vụ spa

“Sức khỏe tinh thần”: Theo Merriam Webster, sức khỏe được cho là trạng thái tinh thần hoặc thể chất chất lượng hoặc tốt. Sức khỏe về tinh thần xuất phát từ niềm tin rằng nếu có một cuộc sống nội tâm thoải mái thì sẽảnh hưởng trực tiếp đến lối sống vì nó có thể giảm thiểu đi những thất vọng và sự mệt mỏi về tinh thần. Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân. Theo tổ chức Y tế Thế giới, không có định nghĩa chính thức cho sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần". Mặt khác, tình trạng thoải mái, không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần. Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thể hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ khả năng tự tin, có thểđối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữđược các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn... đều được coi là các dấu hiệu của một sức khỏe tinh thần.

Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã điều tra tác động trực tiếp của sức khỏe về tinh thần đến ý định sử dụng dịch vụ của spa (Carrera &Bridges,2006; Goodrich & Goodrich, 1987; Lin, 2013). Các nghiên cứu này đã chỉ ra sự liên quan chặt chẽ giữa sự quan tâm đến sức khỏe về tinh thần với việc sử dụng các dịch vụ spa trong quá trình đi du lịch của khách hàng. Trong các chuyến đi du lịch, khách hàng không chỉ quan tâm đến các hoạt động du lịch mà còn quan tâm đến khía cạnh sức khỏe về tinh thần nhận được khi sử dụng các dịch vụ spa. Vì sức khỏe được coi là một quá trình tích cực đểđạt được hạnh phúc (Gill & Bedini, 2010) và các tích hợp mà cơ thể nhận được từ tâm trí và tinh thần (Myers, Sweeney, & Witmer, 2000). Đa số những người tìm đến spa có xu hướng sử dụng các dịch vụ của spa để thoát khỏi sự mệt mỏi từ công việc hoặc khi cần thư giãn để cân bằng cuộc sống. Một spa không chỉ cung cấp các phương pháp điều trị trẻ hóa để tăng cường ngoại hình mà còn giúp họ thoát khỏi những mệt mỏi về tinh thần (Okeck,2014). Mak và cộng sự (2009) cũng nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình rằng những người tìm kiếm sức khỏe về tinh thần có khả năng sẽ đến spa để sử dụng các dịch vụ tại đây nhằm trai nghiệm các chương trình liên quan đến spa như tập thể dục hay rèn luyện thể chất. Hilber và cộng sự (2010) cũng đã chỉ ra khi một người đi spa cần tìm sự cần bằng trong cuộc sống về tinh thần và vật chất hoặc trải nghiệm các cảm giác thư giãn về tình thần thì sẽ có nhận thức thuận lợi về việc sử

dụng các dịch vụ của spa. Ngoài ra, Carrera & Bridges (2006), Smith & Puczko (2009) nhận thấy rằng việc sử dụng các dịch vụ spa có thể giúp khách hàng cải thiện sức khỏe thể chất, cảm xúc và nhận thức. Và theo nghiên cứu của Mak, Wong và Chang (2009) các yếu tố thúc đẩy cơ bản ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đi đến spa và sử dụng các dịch vụ tại đây là những yếu tố liên quan đến tinh thần như: sự thư giãn, cảm giác thoải mái, nhẽ nhõm. Một phần, phát hiện này có thể là do những người sử dụng các dịch vụ spa để tăng cường sức khỏe về tinh thần của mình. Tại Việt Nam, nghiên cứu sinh cho rằng yếu tố sức khỏe về tinh thần có thể sẽ giải thích được phần nào việc lựa chọn sử dụng dịch vụ spa. Do đó, mối quan hệ giữa sức khỏe về tinh thần của khách hàng và ý định hành vi được nghiên cứu sinh đề xuất đưa ra trong giả thuyết thứ 4.

H4: Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)