I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY
7. Xây dựng chiến lược thị trường.
Mục đích của việc lập chiến lược này là giúp cho công ty tuyển chọn và tổ chức các kênh phân phối một cách linh hoạt theo sự biến đổi thường xuyên của thị trường, Bất cứ một Công ty nào đều phải lập chiến lược thị trường vì:
- Việc quản trị hệ thống kênh phân phối đòi hỏi nhà quản trị phải phân tích đánh giá được kênh hoặc thành viên của kênh để có thể biết được thành viên nào cần duy trì, thụ hẹp hay chấm dứt hoạt động. Mỗi thành viên kênh, mỗi kênh có khả năng sinh lời khác nhau và nguồn đầu tư của Công ty phải được căn cứ vào khả năng sinh lời của kênh để bố trí cho thoả đáng.
- Việc lập chiến lược sẽ giúp đánh giá chính xác tiềm năng của từng kênh trên cơ sở nghiên cứu mức độ tăng trưởng của thị trường và vị trí mức độ tương ứng của Công ty .
- Sự thách thức đối với các Công ty ngày nay làm thế nào để xây dựng và duy trì hệ thống kênh phân phối một cách bền vững trước thị trường và môi trường biến động nhanh chóng như hiện nay. Dược phẩm là sản phẩm có khả năng tiêu thụ phụ thuộc vào việc đảm bảo chất lượng. Hơn nữa thị trường dược phẩm hiện nay đang rất sôi động và biến đổi rất nhanh cho nên Công ty phải luôn đi trước nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng. Muốn làm được điều đó
Công ty phải xác định được thị trường của mình là thị trường nào, khả năng tiêu thụ của thị trường đó ra sao, thị trường đó sẽ thay đổi thế nào trong tương lai.
Nhìn chung, để lập được chiến lược thị trường Công ty nên lập hồ sơ nghiên cứu thị trường giao cho bộ phận thị trường phụ trách, bộ phận này sẽ phụ trách việc ghi chép các thông tin sau:
- Số lượng khách hàng mua, mua bao nhiêu, mua khi nào, sản phẩm nào được ưa chuộng nhất.
- Giá cả mà thị trường chấp nhận
- Địa điểm và thời gian mua
- Xu hướng phát triển của thị trường thế nào
- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là ai, có sản phẩm gì, phản ứng của tiêu dùng về sản phẩm của họ.
Từ những ghi chép này công ty có thể dự báo được nhu cầu thị trường và lập chiến lược thị trường. Đây là công việc được quan tâm đúng mức bởi vì chỉ dự báo được nhu cầu thị trường thì công ty mới có thể có kế hoạch sản phẩm phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao. Bộ phận thị trường là rất quan trọng trong công tác này, để tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc được giao.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá, hiện nay thị trường là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường là thực tế mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, muốn không bị thất bại trong cạnh tranh, bị thị trường đào thải thì doanh nghiệp phải luôn tìm các biện pháp quản lý tối ưu phù hợp với thị trường. Để nâng cao sức cạnh tranh của mình, việc quản lý tổ chức kênh phân phối góp phần đáng kể vào việc này.
Trên đây là những lý luận chung về kênh phân phối sản phẩm, thực trạng kinh doanh và thực trạng tổ chức, quản lý kênh phân phối và những giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty TNHH Dược phẩm Thiên Thảo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotler - Marketing cơ bản - NXB Thống Kê, 1996 2. Philip Kotler - Quản trị Marketing NXB Thống Kê, 1997 3. Thương mại Việt Nam số 16, 19/ 2000, 2002
4. GS.PTS. Nguyễn Văn Thông - Quản trị hệ thống kênh phân phối - NXB Thống Kê 1999.
5. Ngô Minh Cách - Marketing NXB Tài chính, 1996 6. Marketing chiều sâu - William
Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Dược phẩm Thiên Thảo
MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP