Chọn loại đất để nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của đất đắp đập do ảnh hưởng của dòng thấm theo thời gian (Trang 71 - 72)

L ời cám ơn

6. Bốc ục của luận án

3.1.1. Chọn loại đất để nghiên cứ u

Trong chương 1, đã giới thiệu vềđặc điểm địa chất công trình khu vực miền Trung, đồng thời trình bày các loại đất thường được sử dụng đắp đập ở khu vực nghiên cứu. Trong đó, các loại đất thường được sử dụng đểđắp đập ở khu vực miền Trung gồm:

- Aluvi cổ;

- Đất sườn tàn tích – tàn tích trên nền đá trầm tích lục nguyên sét bội kết và cát bội kết;

- Đất sườn tàn tích –tàn tích trên nền bazan cổ;

- Đất sườn tàn tích –tàn tích trên nền đá xâm nhập sâu.

Thông qua bảng trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của các loại đất (Bảng 1.1÷ Bảng 1.4) có thểcó một số nhận xét chung là đất dùng đểđắp đập chủ yếu là các loại đất dính, phạm vi thay đổi lực dínhkhá rộng. Từ phạm vi thay đổi này, có thể phân đất đắp thành ba loại theo sựthay đổi lực dínhnhư sau [17]:

- Loại I: nhóm đất có tính dính lớn, lực dính C = (0,24÷0,30)kG/cm2;

- Loại II: nhóm đất có tính dính trung bình, lực dính C = (0,20÷0,23)kG/cm2; - Loại III: nhóm đất có tính dính nhỏ, lực dính C = (0,16÷0,19)kG/cm2. Dựa vào các yếu tố gồm: tính chất cơ lý, phân loại các loại đất đắp và thời gian thí nghiệm, loại đất đắp được luận án lựa chọn đểnghiên cứu là aluvi cổ. Theo TCVN

8732:2012 –Đất xây dựng công trình thủy lợi-Thuật ngữvà định nghĩa thì đây là loại đất được hình thành từcác vật liệu hạt khoáng được vận chuyển và trầm tích do hoạt động của dòng sông [25]. Đặc điểm chính của thành tạo như sau:

- Đất trầm tích dọc bờ, thềm sông với vật liệu hạt nhỏ, hạt mịn tạo nêncác đất hạt mịn, đất cát pha sét hoặc bụi;

- Đất trầm tích lòng sông với vật liệu chủ yếu là cát, sỏi, cuội, tảng thường tròn cạnh.

Ở điều kiện tự nhiên, đất có dung trọng khô γc = 1,4÷1,6 T/m3, độ ẩm W = 20÷25%, trạng thái dẻo cứng đến cứng. Khi bão hòa nước có các thông số chống cắt φ = 16°÷20°, C = 0,10÷0,4 kG/cm2, hệ số thấm Kt = 10-4÷10-5 cm/s. Loại đất này có hàm lượng sét 15÷35%, có thể sử dụng để đắp đập đồng chất hoặc đắp các lõi đập. Tương ứng với loại đất này, đềtài lựa chọn đất đắp đập chính hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của đất đắp đập do ảnh hưởng của dòng thấm theo thời gian (Trang 71 - 72)