Rèn luyện tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn Phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học (Trang 27 - 29)

Câu 5: Phân tích các con đường rèn luyện năng lực tư duy cho hs trong dạy học toán ở tiểu học Cho ví dụ minh họa

3.3. Rèn luyện tư duy sáng tạo

Như trên đã nói, tư duy sáng tạo đặc trưng bởi quá trình mới, sản phẩm mới, giải pháp mới, độc đáo chưa từng có. Việc rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học toán ở tiểu học phải trên cơ sở rèn luyện thao tác tư duy và các loại hình tư duy "Phê phán" và tư duy "Giải toán đến mức độ mềm dẻo – linh hoạt - nhuần nhuyễn nhất định sẽ nảy sinh sự sáng tạo. Biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo thường được bắt đầu bằng việc rèn tính độc lập, tính phê phán, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, các thẩm mĩ… Nếu rèn cho học sinh có thói quen tuân thủ nghiêm

ngặt các qui trình giải toán theo mẫu thì quá dài sẽ làm mất khả năng sáng tạo ở trẻ. Nói cách khác, nếu muốn rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thì việc cung cấp lời giải mẫu chỉ là yếu tố bước đầu nhằm tạo chất liệu cho hoạt động tư duy, việc quan trọng hơn là cung cấp các dạng bài, các tình huống sử dụng phong phú của bài mẫu đã có. Qua đó rèn luyện cho học sinh khả năng tự nhận ra và tự giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình không dễ hài lòng với lời giải có sẵn. Để cung cấp được các dạng toán phong phú giúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo thì người giáo viên cần có kĩ năng đánh giá để lựa chọn, để biến đổi bài toán đã cho, thiết kế các bài toán mới theo nội dung chương trình và có dụng ý phát triển cho học sinh những phẩm chất của tư duy sáng tạo. Thực tế cho thấy làm được điều này không đơn giản mà phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Một số thủ thuật cơ bản mà nhiều giáo viên thường sử dụng để tiến hành biến đổi bài toán đã có nhằm rèn luyện, phát triển tư duy cho học sinh là:

- Giữ nguyên giả thiết của bài toán, nâng cao yêu cầu đối với việc trình bày bài (giải bằng nhiều cách, giải bằng cách ngắn gọn nhất

- Tăng độ khó, độ phức tạp của các bước tính trung gian (tăng số đối tượng tham gia) nhằm nâng cao yêu cầu, buộc học sinh tăng khả năng chú ý, bao quát các đối tượng và nhuần nhuyễn hơn về kĩ năng tính toán.

- Nếu các dữ kiện của bài toán dưới dạng ẩn, (điều này buộc học sinh phải tăng cường các suy luận, lập luận, làm rõ các yếu tố).

- Bớt dữ kiện cho trước trong bài toán mà giữ nguyên yêu cầu (học sinh phải linh hoạt hơn, khéo léo và nhuần nhuyễn hơn trong giải quyết bài toán trong điều kiện mới).

Ngoài ra còn có thể thay đổi tình huống phát biểu bài toán, thay số liệu trong bài, giữ nguyên dạng bài; hoặc thay đổi vai trò giữa yếu tố phải tìm và yếu tố đã biết. Tất cả các điều này sẽ làm tăng phần thử thách về tính linh hoạt, độ mềm dẻo, tính sáng tạo của tư duy.

Nhìn chung trong dạy học toán ở tiểu học, việc rèn luyện tư duy cần đặc biệt chú ý rèn các thao tác tư duy cơ bản, rèn luyện các kĩ năng suy luận tiền logic. Từ đó từng bước hình thành các phẩm chất tư duy như tính phê phán-tính độc lập, tính linh hoạt- tính nhuần nhuyễn và tính sáng tạo. Đó là các phẩm chất dặc chưng của ba loại hình tư duy quan trọng-tư duy phê phán, Tư duy Giải toán và tư duy Sáng tạo. Những phẩm chất trí tuệ này làm cho mỗi người có khả năng thích nghi với nhũng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội, với sự biến đổi không ngừng của tri thức khoa học trong thời đại ngày nay.

Việc thực hành rèn luyện những phẩm chất trí tuệ nêu trên cần thông qua các tình huống dạy học điển hình như tình huống hình thành và củng cố khái niệm toán học (khái niệm số; khái niệm hình học; khái niệm về các đại lượng cơ bản); hoạt động rèn và phát triển kĩ năng tính toán (tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết; tính nhanh, tích hợp IQ; hoạt động thực hành giải toán (dạng điển hình và dạng ứng dụng tổng hợp)… Trong đó có thể phối hợp nhiều hình thức hoạt động như trả lời trực tiếp các câu hỏi; nêu kết quả tính, phát hiện các lỗi sai trong lời giải cho sẵn; đánh giá lựa chọn cách giải tốt nhất; trình bày giải pháp, quan điểm trong

tình huống ứng dụng kiến thức toán; trò chơi học toán… Trong các tình huống đó chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng thay đổi phương thức hành động, cách giải quyết vấn đề; khả năng di chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác.

Ngoài ba con đường chủ yếu nêu trên việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học toán cần phối hợp rèn luyện tư duy “đối thoại" Bởi trong cuộc sống ta luôn phải giải quyết nhiều vấn đề, trả lời nhiều thắc mắc với nhiều góc độ khác nhau (tự chất vấn ta cần câu trả lời trung thực, khi trao đổi với bạn bè trong môi trường đối thoại để giải quyết vấn đề ta cần câu trả lời nghiêm túc, cụ thể), khi đó ta nói đã thực hiện tư duy đối thoại. Tư duy đối thoại có vai trò quan trọng bởi vì đây là căn cứ cần thiết cho việc khảo sát tư duy bản năng trong mỗi con người. Người ta dễ dàng chấp nhận người khác có cùng quan điểm, nhưng khó nhất trí với những gì đối lập, theo bản năng người ta có thể phủ nhận hoặc từ chối. Thông qua tư duy đối thoại, những hành vi do tư duy bản năng chi phối dần dần được điều tiết.

Việc rèn tư duy đối thoại cho học sinh tiểu học trước hết là tạo môi trường để giải quyết vấn đề độc thoại trong mỗi cá nhân. Điều này có ý nghĩa ở chỗ: Các khuynh hướng mâu thuẫn, sai lệch trong nhận thức sẽ được điều chỉnh, các ý tưởng (cách giải mới, cách lập luận khác.) của các em được động viên thực hành. Nói cách khác tư duy đối thoại góp phần quan trọng giúp học sinh tăng cường sự giao lưu hợp tác trong học tập. Điều đó giúp các em kịp thời phát hiện và tự sửa chữa các sai lầm thường gặp, nhận thức được đúng đắn, sâu sắc hơn các kiến thức toán học.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn Phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w