Rèn luyện tư duy phê phán.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn Phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học (Trang 26 - 27)

Câu 5: Phân tích các con đường rèn luyện năng lực tư duy cho hs trong dạy học toán ở tiểu học Cho ví dụ minh họa

3.1. Rèn luyện tư duy phê phán.

Nhà trường không phải là thiên đường, mà là nơi để các em học sinh tu dưỡng và tiến bộ. Nhà trường cũng là nơi để các em rèn tư duy phê phán mạnh mẽ nhất.

- Tư duy phê phán một cách tích cực làm cho học sinh nhận ra, hiểu được và biết tự phê phán những nhận thức lệch lạc và quan niệm sai lầm của bản thân mình, đồng thời cho phép họ phát hiện và kiểm nghiệm những quan niệm của bản thân về xã hội. Những thói quen có tính cá nhân hoặc xã hội đều là những vấn đề không thể né tránh. Vậy mỗi học sinh đều phải rèn luyện những kĩ năng nhất định cho mình để giải quyết đúng đắn mối quan hệ này, tức là người học cần phải phát triển các kỹ năng tư duy có phê phán trong môi trường đối thoại nếu họ thực sự có lí trí và mong muốn phát triển.

- Để rèn luyện tư duy phê phán cần rèn luyện tính phê phán gắn liền với việc rèn luyện tính hợp tác. Tư duy phê phán nhằm tạo lập tiêu chuẩn cho sự tin tưởng và hành động kiên định, thái độ hoài nghi khoa học. Như vậy trong dạy học, rèn cho học sinh biết tiếp thu kiến thức một cách có phê phán, có chọn lọc. Nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho mỗi giáo viên trong dạy học toán nói chung và dạy toán ở tiểu học nói riêng là tạo tình huống giúp cho các em hình thành phản xạ hoài nghi và tò mò khoa học. Giáo viên cần khuyến khích các em biết cách đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tại sao, như thế nào, từ các vấn đề đơn giản đến phức tạp, rèn luyện cách lập luận, cách đánh giá, lựa chọn, tìm ra giải pháp tối ưu; không chấp nhận sự áp đặt khiên cưỡng. Nói khác đó là phải rèn cho các em có năng lực phê phán, biết cách phê phán và biết chấp nhận sự phê phán. Chẳng hạn giúp học sinh thử lật ngược vấn đề; thực hiện đặc biệt hóa, chọn ra phản ví dụ để kiểm chứng; tìm nhiều cách giải cho một bài toán, chọn cách giải ngắn gọn, rõ ràng chính xác hoặc đưa ra lập luận chắc chắn để xác nhận hoặc bác bỏ một cách giải.

- Bên cạnh việc rèn tính phê phán cần rèn cho học sinh cách phê phán, thái độ phê phán và tính hợp tác. Các em cần phải hiểu rằng phê phán nhằm mục đích cuối

cùng là xác lập lòng tin để hoạt động hiệu quả hơn, chính xác hơn. Trong học toán ở tiểu học, điều đó có nghĩa là có được cách giải tốt hơn, có được sự hiểu biết rõ ràng, chắc chắn hơn về các kiến thức toán học, mọi người cùng tiến bộ. Chỉ có thái độ phê phán đúng mức, với tinh thần hợp tác thì việc phê phán mới trở lên có ý nghĩa, mới giúp học sinh kể thừa được những cái hay, cái đẹp, cái thú vị và tiến bộ. Nói tóm lại việc rèn luyện tư duy phê phán phải bao gồm cả việc rèn luyện năng lực phê phán, thái độ phê phán và tinh thần hợp tác, “cầu thị và công tâm”. 3.2. Rèn luyện tư duy giải toán

- Tư duy giải toán có vai trò quan trọng để hình thành các phẩm chất trí tuệ đối với học sinh. Tư duy giải toán được thực hiện trên cơ sở tích hợp nhiều thao tác tư duy cơ bản và tư duy phê phán. Nó là cơ sở để tạo ra năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập nói chung, trong học toán nói riêng và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống đa dạng.

- Ta có thể rèn cho học sinh 3 thao tác sau:

+ Viết tất cả các ý tưởng có nghĩa đến trong đầu khi đang tìm lời giải một bài toán.

+ Viết ra cảm giác (cảm xúc) phán đoán về điều định làm. + Viết ra cái định thử làm.

- Rõ ràng đây là một yêu cầu cao nhưng học sinh thể thực hiện được. Đây cũng là một thủ thuật để giúp học sinh tiếp cận và giải quyết một bài toán hoặc một vấn đề khi nó đã trở thành “tình huống có vấn để". Viết ra được vấn đề, thừa nhận nó là một tình huống có vấn đề là học sinh đã bước qua một bước đầu tiên để ra khỏi tình huống. Viết ra các cảm giác, cảm nghĩ, các ý tưởng, phán đoán ập đến trong đầu là học sinh đã đi qua bước hai - chấp nhận đương đầu với tình huống, phá hủy sự trống vắng các cứ liệu tư duy (và thể hiện ra trên giấy) và các ý tưởng bắt đầu khởi động tự do hơn. Viết ra giấy cái mà bạn định làm, thử nghiệm hướng định làm, cố gắng điều chỉnh kết quả và hướng suy nghĩ theo mục đích yêu cầu đặt ra... là điều hết sức quan trọng vì nếu chỉ nghĩ trong đầu nó rất dễ mất dấu vết của một cách tiếp cận hoặc một ý tưởng, một giải pháp có thể tiến tới kết quả.

Tóm lại, việc rèn tư duy giải toán cho học sinh tiểu học không thể nói chung mà cần gắn liền với việc rèn các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. Đồng thời và đặc biệt gắn liền với rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở các mối quan hệ biện chứng, kĩ năng lập luận lôgíc, kĩ năng trình bày bài giải theo các qui trình (các thuật toán) đặc thù của các dạng toán cụ thể. Tức là rèn có phương pháp và mức độ phù hợp với đối tượng học sinh.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn Phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w