Rủi ro về nhà cung cấp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VI MÔ đối VỚI NGÀNH DU LỊCH (Trang 36 - 44)

2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO VI MÔ TRONG THỊ

2.2.2Rủi ro về nhà cung cấp

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, sản phẩm lữ hành thực chất là việc tổ chức kết nối các dịch vụ đơn lẻ của nhiều đối tác cung ứng dịch vụ thành chuỗi cung ứng để bán cho khách du lịch. Việc kiểm soát tốt tất cả các nhà cung ứng là một thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành. Nếu không kiểm soát tốt các nhà cung ứng, tất yếu sẽ có một bộ sản phẩm kém chất lượng dẫn đến ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Chìa khóa thành công là xác định và giảm thiểu rủi ro của nhà cung cấp trước khi các mối đe dọa đạt đến mức khủng hoảng. Đó là lý do tại sao việc đánh giá rủi ro nguồn

cung là một phần quan trọng trong việc lựa chọn và quản lý nhà cung cấp. Những đánh giá nhà cung cấp này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của nhà cung cấp khi hợp tác sau này.

Ví dụ về các nhà cung ứng: Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, các hãng vận chuyển hàng không, các công ty vận chuyển đường sắt, các công ty vận chuyển đường bộ, các doanh nghiệp thương mại,..

Những rủi ro về nhà cung cấp hay gặp đối với công ty dịch vụ lữ hành:  Các trường hợp chậm chuyến, hủy chuyến của ngành hàng không

 Dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường thủy thiếu an toàn gây rủi ro cho khách  Thái độ của nhân viên không tốt, không chuyên nghiệp, tính tình bốc đồng, lái xe

nhanh nguy hiểm, vi phạm luật giao thông gây ảnh hưởng đến lịch trình tour

 Phương tiện giao thông cũ thường xuyên gặp trục trặc gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch

 Sức chứa của điểm đến du lịch bị hạn chế

2.2.2.1 Đối tác cung cấp thông tin sai lệch, trái pháp luật quốc tế hiện hành

2.2.2.1.1 Thực trạng

Chiều 18/10/2019, nguồn tin của PV Thanh Niên cho hay Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ra quyết định xử phạt Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist ( Saigontourist) 50 triệu đồng do sai phạm trong việc sử dụng ấn phẩm quảng cáo du lịch có hình “Đường lưỡi bò”.

Cụ thể, ngày 18.10 Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 30 đối với Công ty Saigontourist về hành vi phát hành để giới thiệu ấn phẩm là xuất bản phẩm “Hình ảnh Trương Gia Giới” nhập khẩu không kinh

doanh, sử dụng hình ảnh bản đồ có đường phân định (hình đường lưỡi bò) thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

Hình 2-13:

Ấn phẩm in hình "đường lưỡi bò" mà Công ty Trung Thế đưa cho Saigontourist và Saigontourist sử dụng

Nguồn: Thanhnien.vn

Hành vi này vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản, vi phạm điểm d, khoản 1, điều 10 Luật Xuất bản năm 2012. Việc xử phạt áp dụng theo điểm b, khoản 5, điều 27 Nghị định 159/2013. Ngoài việc xử phạt 50 triệu đồng, cơ quan chức năng còn tịch thu 10 ấn phẩm có nội dung vi phạm pháp luật để tiêu hủy.

Hình 2-14: Khách tìm hiểu và đăng ký tour tại Công ty Saigontourist

Nguồn: Thanhnien.vn

Trước đó Báo Thanh Niên có bài viết phản ánh về vụ việc trên. Theo đó, ngày 17.10, ông T.Đ.H ở TP.HCM, cho biết chiều 15.10 ông cùng bạn đến Saigontourist (45 Lê Thánh Tôn, Q.1) để tìm hiểu đặt tour. Ban đầu, ông H. dự tính tìm hiểu tour đi Đài Loan.

Tuy nhiên, khi nghe ông H. trình bày, nhân viên của Saigontourist giới thiệu tour đi Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn của Trung Quốc vì “cảnh vật ở đây đẹp lắm, rất nhiều du khách tham quan”.

Nói xong, nhân viên Saigontourist đưa cho ông H. một cuốn sách khá dày giới thiệu về cảnh vật, thiên nhiên ở Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn để ông tham khảo.

“Khi tôi xem tới trang gần cuối, thì phát hiện bản đồ Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò phi pháp”, ông H. nói.

Sự việc sau đó đã bị Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM lập biên bản xử lý.

Tại đây, đại diện Saigontourist cho biết ở Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM (ITE HCMC 2019) diễn ra đầu tháng 9.2019, công ty có tiếp một đối tác phía Trung Quốc là Công ty Trung Thế. Đơn vị này đã gửi một số quyển cẩm nang thông tin về danh thắng này để khách du lịch tham khảo.

Do nhân viên của công ty kiểm tra không kỹ, chỉ nghĩ đây là thông tin giới thiệu về Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn, nên đã để ở quầy hướng dẫn để khách cần thì tìm hiểu thông tin.

Nhận định đây là sự việc nghiêm trọng, Saigontourist đã ra quyết định chấm dứt ngay lập tức quan hệ với đối tác là Công ty Trung Thế (Trung Quốc). Saigontourist cũng xin nhận trách nhiệm trong việc để lọt ấn phẩm có nội dung không đúng, sơ sót trong việc kiểm tra nội dung. Công ty xin nhận lỗi và đã ra quyết định xử phạt nghiêm khắc với cá nhân, phòng ban nhận ấn phẩm do đối tác đưa mà không qua khâu kiểm duyệt theo quy định của Công ty.

2.2.2.1.2 Phân tích

 Mối đe dọa:

Trong tình huống nhà cung cấp phía Trung Quốc đã cung cấp ấn phẩm quảng bá du lịch có hình ảnh trái pháp luật cho doanh nghiệp; mối đe dọa đó là dã tâm của con người bất chấp luật pháp quốc tế hiện hành, không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để truyền bá yêu sách chủ quyền phi lý, vô căn cứ ở Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành vi gây xuyên tạc, truyền bá tư tưởng và có thể làm lệch lạc tư tưởng của người Việt Nam nói riêng và khách du lịch nói chung về vấn đề chủ quyền.

Môi trường để xảy ra rủi ro là thị trường tour du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành Saigontourist. Đây là môi trường phát sinh nhiều rủi ro có thể khiến công ty gặp khó khăn nếu không có chính sách phù hợp đối với nhà cung ứng, đặc biệt là nhà cung ứng cho những dịch vụ quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các nhân tố thay đổi:

Hệ thống kiểm duyệt nội bộ, các chính sách, điều lệ của doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Quá trình đào tạo nhân viên trong ý thức, trách nhiệm làm việc còn hời hợt, qua loa. Điều này dẫn đến sự lơ là cảnh giác, thái độ làm việc chuyên nghiệp nên xảy ra vụ việc đáng tiếc này.

 Hậu quả:

Hành vi này vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản, vi phạm điểm d, khoản 1, điều 10 Luật Xuất bản năm 2012. Việc xử phạt áp dụng theo điểm b, khoản 5, điều 27 Nghị định 159/2013. Ngoài việc xử phạt 50 triệu đồng, cơ quan chức năng còn tịch thu 10 ấn phẩm có nội dung vi phạm pháp luật để tiêu hủy. Điều này còn khiến cho vị thế của công ty Saigntourist ngày càng bất lợi trước đối thủ cạnh tranh của mình trong mắt của khách hàng trong nước - thị trường đang được cạnh tranh gây gắt của các công ty du lịch trong nước

2.2.2.2 Rủi ro từ ngành hàng không

2.2.2.2.1 Thực trạng

Các chuyến bay dịp cao điểm hè đang khá căng thẳng, tỉ lệ hoãn chuyến (delay) và hủy chuyến gia tăng bất thình lình khiến hành khách, nhất là khách theo các tour du lịch, rơi vào thế bị động. Không chỉ hành khách mệt mỏi khi đến sân bay, nhiều đoàn công tác, đơn vị lữ hành cũng ngao ngán về điệp khúc mỗi khi hè về, đi du lịch đông thì hàng không delay, hủy chuyến miệt mài.

Ông Trần Thế Dũng - Phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ - cho biết công ty đã đăng ký mua vé máy bay của hãng V cho đoàn du lịch hơn 25 người đi Bangkok, Thái Lan trong 4 ngày (từ 24 đến 27-8). Tuy nhiên, ngày chuẩn bị từ Bangkok về TP.HCM, buổi tối lúc 19h55 công ty được hãng hàng không thông báo... bay sớm hơn 6 tiếng. “Người ta phải rời khách sạn ở Bangkok từ sớm để tránh kẹt xe. Vô hình trung khách du lịch mất gần một ngày...” - ông Dũng nói. Khách phản ứng quá mạnh và có lý nên công ty du lịch buộc phải nhượng bộ. “Người ta đi có 4 ngày nhưng việc đổi giờ bay như vậy người ta mất gần một ngày nên chúng tôi phải lùi ngày về vào 28-8. Tốn rất nhiều chi phí” - ông Dũng chia sẻ.

Một số doanh nghiệp du lịch cho biết cũng tá hỏa vì tình trạng hoãn, hủy chuyến. Không ít tour khách “giận” lây cả công ty lữ hành vì họ phải vạ vật ở sân bay, hoặc vừa xuống sân bay phải lên xe đi tham quan ngay vì máy bay trễ chuyến. Trường hợp chậm, hủy chuyến bay hoặc được “bay sớm” của các hãng, theo ông Trần Thế Dũng, đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch, khiến công ty du lịch bị thiệt hại về uy tín và chất lượng tour. Ông Dũng đề nghị các hãng cần tính toán lịch bay cho nề nếp, tránh tình trạng liên tục chậm, hủy chuyến. Việc chậm, hủy chuyến bay hoặc được “bay sớm” của các hãng hàng không đã làm ảnh hưởng đến ngành du lịch.

Hình 2-15: Khách du lịch miền Trung xếp hàng chờ làm thủ tục bay

Nguồn: Baomoi.com

2.2.2.2.2 Phân tích

 Mối đe dọa:

Mối đe dọa chính và trực tiếp đến các công ty du lịch là sự quá tải của ngành hàng không, đặc biệt là trong giai đoạn hậu COVID 19 tại Việt Nam, người dân đổ xô đi du lịch cả nội địa và quốc tế khá nhiều, không thể tránh khỏi tình trạng tắc nghẽn chuyến bay dẫn đến delay, hủy chuyến hoặc dời lên sớm hơn dự kiến. Vé máy bay là phương tiện quyết định vì chỉ cần hãng bay trễ giờ so với kế hoạch là toàn bộ chương trình tour nối liền sau đó sẽ "phá sản".

 Nguồn:

Môi trường để rủi ro xảy ra là các tour du lịch trong và ngoài nước, nhất là những tour du lịch “hot” trong năm hoặc có nhiều ưu đãi, thu hút nhiều du khách du lịch đến thăm quan.

 Các nhân tố thay đổi:

Trình độ và thái độ làm việc, sự tập trung của những nhân viên như chuyên viên điều hành chuyến bay.

Thời tiết cũng là một trong những yếu tố bất định, có thể đem lại rủi ro cho doanh nghiệp. Thời tiết xấu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng chuyến bay, thời gian bay và thời điểm hạ cánh, làm ảnh hưởng đến lịch trình của những chuyến bay kế tiếp..

 Hậu quả:

Theo ông Dũng, khách có thể không kiện cáo nhưng thiệt hại với các công ty du lịch không hề nhỏ. Công ty bị thiệt hại về uy tín và chất lượng tour, loại tổn thất rất khó khắc phục, cần một thời gian dài.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VI MÔ đối VỚI NGÀNH DU LỊCH (Trang 36 - 44)