2.3.1. Phân tích môi trường ngành:
Môi trường ngành luôn là vấn đề rất quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều cần nghiên cứu kỹ, trong đó, cần nghiên cứu đến năm thành tố.
2.3.1.1. Nguồn nhân lực:
Nói về thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay, ta có thể dùng một cụm từ ngắn gọn là “thiếu và yếu”. Nước ta hiện có khoảng 1,3
triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch, trong đó có khoảng 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ, chưa qua đào tạo chính quy, đòi hỏi mỗi năm cần phải đào tạo thêm khoảng 25.000 lao động mới 20. Về vấn đề đào tạo lao động
mới, tính đến năm 2016, cả nước có 156 cơ sở đào tạo du lịch (đại học, cao đẳng…)21. Thế nhưng, chỉ khoảng 1.800 nhân lực cung cấp mới là sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và hơn 2.000 nhân lực là sinh viên cao đẳng
20 Dẫn theo báo Tuổi Trẻ Online (2019), https://tuoitre.vn/giai-phap-nao-cho-nguon-nhan-luc- du- lich-viet-nam-20190706103206196.htm
nghề du lịch, còn lại, đa số nhân lực là học sinh trung cấp nghề, học viên đào tạo ngắn hạn22.
Về sự “yếu”, các doanh nghiệp du lịch hiện tại thường phải có sự đào tạo lại cho nhân lực, ngay cả khi họ tuyển được nhân sự đúng chuyên ngành. Không phải cơ sở đào tạo nào cũng có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho phần học thực hành của sinh viên, học viên. Một vấn đề “yếu” cố hữu nhưng lại cản trở rất lớn cho nhân lực du lịch nước ta chính là yếu ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam, hiện nay chỉ khoảng 2 phần 3 lao động trong ngành du lịch biết ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh (42%)23 Xu hướng hội nhập quốc tế đã tràn vào đe dọa đến cơ hội việc làm của lao động trong nước. Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC được thành lập với mục đích “tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động thông qua việc cấp visa và giấy phép việc làm cho doanh nghiệp và các lao động có tay nghề; Công nhận trình
độ chuyên môn trên cơ sở thực hiện và phát triển MRAs (thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau); Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ; Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực cốt lõi trong các dịch vụ ưu tiên; Tăng cường năng lực chương trình thị trường lao động” 24
22 Dẫn theo Đại học Văn Lang, nguồn như trên.
23 Dẫn theo Đại học Văn Lang, nguồn như trên.
24 Th.S Nguyễn Thị Diệu Hiền và Th.S Trần Phương Thảo. (2017). Dẫn theo Tạp chí Công Thương. http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/tu-do-di-chuyen-lao-dong-trong-cong-dong- kinh-te-asean- co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-nhan-luc-co-ky-nang-o-viet-nam-48298.htm
33
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trong tương lai, vấn đề nhân lực sẽ còn là vấn đề mấu chốt mà những người làm du lịch Việt Nam phải tháo gỡ.
2.3.1.2. Quy mô ngành du lịch trong nền kinh tế Việt Nam:
Ngành du lịch ngày càng có những đóng góp to lớn hơn vào tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product GDP) qua thời gian. Vào năm 2007, con số này mới chỉ là 4,5 % 25. Đến những năm cuối thập niên 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi: 6,96 % (2017), 7,9 % (2018) và 8,4 % (2019) 26. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đều đang có tốc độ tăng trưởng rất cao qua từng năm, bình quân hơn 10 % mỗi năm 27.
Đầu năm 2020,
Thủ tướng Chính
phủ
Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững của nước ta ở thời điểm sau đây 10 năm. Theo đó, ngành du lịch Việt Nam ở năm 2030 sẽ thu được 3.100 3.200 nghìn tỷ đồng từ khách du lịch, đóng góp trực tiếp từ 1517
% GDP quốc gia, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trong đó có 3 triệu việc làm trực tiếp.
2.3.1.3. Cấu trúc môi trường ngành:
Chưa có một con số thống kê chính thức về số lượng các doanh nghiệp hoạt động và có liên quan trong lĩnh vực du lịch tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ta
25 Wirtschaftsentwicklung Vietnam. (2008). Dẫn theo Wikipedia Việt Nam.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch_Vi%E1%BB%87t_Nam#Du_l%E1%BB %8Bch_trong_n%E1%BB%81n_kinh_t%E1%BA%BF
33
26 Tổng cục Du lịch Việt Nam. (2020). http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/printer/30595
34
có thể có được con số căn cứ vào số lượng hội viên hiện tại của Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Hiệp hội này hiện tại có “trên 4.000 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch như lữ hành, khách sạn, lưu trú, vận chuyển khách,…” 28 Có thể thấy môi trường ngành du lịch hiện đang có khá nhiều sự
cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp đều có và giữ cho mình một thị
phần khách hàng nhất định. Một số công ty lâu đời, uy tín, có quy mô lớn có những thị phần đa dạng, lớn mạnh hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 9/1/2020, Top 10 Công ty du lịch lữ hành uy tín năm 2019 đã được công bố.
Dựa vào danh sách này ta có thể đưa ra một số công ty danh tiếng như Vietravel, Bến Thành Tourist, Exotissimo, … và tất nhiên không thể thiếu Saigontourist 29. Tuy vậy, một số công ty dạng vừa và nhỏ, nhất là trong mảng tour inbound, lại có một thị phần riêng cho mình và họ phát triển theo hướng chuyên nghiệp về một tuyến tour nào đó.
Về loại hình các doanh nghiệp, cũng có một sự đa dạng nhất định. Nhìn vào Top 10 Công ty đề cập ở phần trước, có đến một nửa trong số đó là công ty cổ phần, gần một nửa là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và một công ty (Tổng Công ty du lịch Hà Nội) là doanh nghiệp nhà nước.
2.3.1.4. Các kênh phân phối:
Trong các kênh phân phối, có thể chia chúng thành hai nhóm chính: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Một số các kênh phân phối phổ biến hiện nay là công ty trực tiếp lập ra các chi nhánh, văn phòng đại diện của mình và trực tiếp bán
28 Hiệp hội Du lịch Việt Nam - VITA, http://www.vita.vn/gioi-thieu/
29 Công bố Top 10 công ty du lịch - lữ hành uy tín năm 2019. (2019) Vietnam Report. https://vietnamreport.net.vn/Cong-bo-Top-10-cong-ty-du-lich--lu-hanh-uy-tin-nam-2019-8942-
35
sản phẩm. Một kênh phân phối khác là thông qua các đại lý lữ hành. Hệ thống đại lý cũng sẽ có thể rất đa dạng.
Nếu phân loại theo một cách khác, công ty du lịch sẽ có kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối trực tuyến. Trong khi đó, kênh phân phối trực tuyến có thể được công ty tự phân phối thông qua website của mình hoặc thông qua các đại lý trực tuyến (Online Travel Agent OTA).
2.3.1.5. Xu hướng phát triển trong tương lai:
Ngành du lịch chắc chắn là một trong những ngành “đứng mũi chịu sào” khi nền kinh tế bị tàn phá bởi dịch Covid19. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng, ngành du lịch thường có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trở lại sau một thời gian bị kìm hãm.
Tại Việt Nam, đối với mảng khách inbound, xu hướng lưu trú tại các nhà dân – homestay vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Xu hướng này vốn đã được các khách du lịch nước ngoài ưa chuộng khi đến du lịch tại Việt Nam bởi nhiều nguyên do khác nhau. Có thể kể tới những nguyên nhân chủ yếu chính là trải nghiệm và giá thành.
Xu hướng lớn tiếp theo có thể kể tới chính là sự thống trị của hình thức đặt dịch vụ trực tuyến. Du khách có thể hết sức dễ dàng lựa chọn dịch vụ, một
cách nhanh chóng và tiện lợi, thanh toán an toàn, thậm chí có thể những dịch vụ với mức giá ưu đãi.
săn được
Du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, về những khu vực thiên nhiên sinh thái cũng sẽ là xu hướng mới tiếp tục lên ngôi. Khi đến với Việt Nam, điều thu hút du khách không chỉ là văn hóa đặc trưng, mà thiên nhiên, cảnh sắc riêng nước ta, mang đậm dấu ấn của khí hậu, của thổ nhưỡng, của động thực vật và các thành tố tự nhiên, cũng vô cùng thu hút khách du lịch quốc tế.
Một xu hướng chung nữa có thể xảy ra là du lịch tự túc có thể chiếm tỉ trọng lớn hơn so với du lịch theo tour. Tuy vậy, du lịch theo tour vẫn có những ưu điểm nhất định của nó, phục vụ cho một số lượng đáng kể những du khách không ưa thích hoặc ít có khả năng tổ chức một chuyến du lịch tự túc hơn. Cả hai loại hình du lịch này vẫn sẽ song hành với nhau trong ngành du lịch thế giới. Điều quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành biết cách làm mới mình để có thể tồn tại bền vững.
2.3.2. Phân tích các áp lực cạnh tranh theo mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter:
Hình 2.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter 2.3.2.1. Nguy cơ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có hàng nghìn doanh
nghiệp , đại lý lữ hành lớn nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến du
lịch30, cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Saigontourist là một trong những công ty nằm trong top các công ty về du lịch nên đối thủ cạnh tranh cũng là những
công ty có vị thế vô cùng to lớn trên thị trường như: Vietravel. Bến Thành Tourist, TST Tourist,...
Mức độ chi phối thị trường: Tuy nằm trong top 2 công ty du lịch lữ hành uy tín
năm 2019 nhưng thị phần của Saigontourist vẫn còn kém hơn đối thủ cạnh tranh của mình là Vietravel. Ngoài ra những đối thủ cạnh tranh khác như Bến Thành Tourist hay Exotissimo cũng bám đuổi sát sao trên bảng xếp hạng nhằm thống lĩnh thị trường.
Tăng/giảm về cầu: năm 2019 là một năm gặt hái được thành công của du
lịch lượng khách du lịch Việt Nam đạt ước đón 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16%); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%); tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng31. Tuy nhiên do sự tác động nặng nề của dịch Covid 19, du lịch Việt Nam phải chịu một tổn thất vô cùng nặng nề hầu như các công ty lữ hành vừa và nhỏ gặp nhiều nguy cơ phải phá sản đây vừa là
một thách thức vừa là một cơ Saigontourist.
hội cho các công ty du lịch có tầm cỡ như
Sự tương quan về chiến lược: có thể nói các đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân khúc thị trường luôn có những sản phẩm, chiến lược tương đối giống nhau nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ của mình Ví dụ: Saigontourist có tour du lịch tiết kiệm IKO; Vietravel có tour giảm giá, tour giờ chót,...
30 Phần I.3 Cấu trúc môi trường ngành
31 Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2019, thu về 726.000 tỷ,
http://vneconomy.vn/viet-nam-don-18-trieu-luot-khach-quoc-te-nam-2019-thu-ve-726000-ty- 20191229214417225.htm#:~:text=T%C3%ADnh%20c%E1%BA%A3%20n%C4%83m %202019%2C%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng,v%C3%A0%20t%C4%83ng%2020%2C4%25.
Hình 2.3: Danh sách Top 10 Công ty Du lịch Lữ hành Việt Nam uy tín năm 2019 (Vietnam Report)
Việc xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm năng là vô cùng quan trọng vì nó giúp ta nắm rõ được thị trường cũng như hiểu rõ thêm các đối thủ mà ta đang cạnh tranh. Đơn cử ở đây là hai công ty cạnh tranh trực tiếp với Saigontourist là hai công ty đứng ở vị trí thứ 1 và thứ 3 lần lượt là Vietravel và Bến Thành Tourist. Ngoài ra có một đối thủ tiềm năng tuy chỉ đứng ở vị trí thứ 6 là Hanoitourist là một công ty vô cùng nổi tiếng ở thị trưởng miền Bắc và không ngừng vươn lên đa dạng hóa các sản phẩm của mình.
Vietravel
Đối thủ
cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của Saigontourist có thể
nói chính là Vietravel. Dù là một công ty có xuất phát điểm trễ hơn nhiều so với
Saigontourist do không có những lợi thế như Saigontourist, Vietravel đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh khá tốt. Họ tập trung nguồn lực cho phân khúc khách lẻ trong nước đi tour nước ngoài để từ đó tạo một trải nghiệm thương hiệu tốt hơn Saigontourist. Và để tăng thị phần khách đoàn, Vietravel đã áp dụng chiến lược chi phí thấp, đây là mảng kinh doanh không đóng góp nhiều lợi nhuận như thị trường khách lẻ đi nước ngoài nhưng buộc các đối thủ phải cạnh tranh nhau về giá.
Bến Thành Tourist
Đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng 10 công ty du lịch lữ hành uy tín năm 2019, Bến Thành Tourist không ngừng thay đổi mình. Bến Thành Tourist thường xuyên có những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ngoài ra luôn làm mới các chương trình du lịch của mình. Hiện nay, Bến Thành
Tourist có rất nhiều chi nhánh trải dài khắp cả những chiến lược kinh doanh của công ty.
nước, và đây là một trong
Tổng công ty du lịch Hà Nội Hanoitourist
Công ty Lữ hành Hanoitourist – Tổng Công ty Du lịch Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước có vị thế hàng đầu trong các lĩnh vực: kinh doanh lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, xuất khẩu lao động… Hanoitourist nhận
được sự tin tưởng của của người dân trên mảnh đất “thủ
đô” cũng là một
trong những đối thủ vô cùng tiềm năng với những sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Hà Nội, ngoài du lịch hàng không còn khai thác du lịch đường bộ trong khu vực Đông Dương.
2.3.2.2. Thế mặc cả của nhà cung ứng:
Số lượng nhà cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp sẽ quyết định đến áp lực của thế mặc cả lên các doanh nghiệp có lớn hay không. Áp
lực của nhà cung cấp sẽ trường.
tỷ lệ nghịch với số lượng nhà cung cấp trên thị
Mức độ quan trọng của sản phẩm cung cấp
Sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp từ phía nhà cung cấp là thước đo đánh giá năng lực của doanh nghiệp đặt ra cho nhà cung cấp.
Khối lượng sản phẩm cung cấp
Khối lượng sản phẩm cung cấp phản ánh năng lực của phía nhà cung cấp. Nếu các nhà cung cấp đáp ứng đủ khối lượng sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp thì mới liên hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp sẽ được tăng lên.
Mức độ thay thế của sản phẩm cung cấp
Mức độ thay thế của sản phẩm là khả năng thay thế của một sản phẩm này với một sản phẩm khác tương đương. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì độ co giãn càng cao, nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm.
2.3.2.3. Thế mặc cả của khách hàng:
Sức mạnh của người mua được hiểu như
áp lực mà khách hàng (cá nhân/doanh nghiệp) hay người tiêu dùng có thể đặt ra cho các doanh nghiệp để khiến họ cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn và (hoặc) giá thấp hơn (CFI, 2015).32
32 CFI (2015). What is the Bargaining Power of Buyers?. Tại
https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/strategy/bargaining power of buyers/#:~:text=The% 20Bargaining %20Power%20of% 20Buyers %2C%20one%20of%20the%20forces %20in,service%2C%20and% 2For % 20lower % 20prices (trích 13/06/2020)
Số lượng người mua
Trong mảng lữ hành, vì lượng khách hàng có nhu cầu du lịch ngày càng lớn khiến lượng người mua đối với doanh nghiệp cũng lớn hơn. Điều này còn phụ thuộc vào tương quan giữa lượng cầu (khách hàng) và cung (các nhà cung cấp dịch vụ lữ hành khác) (xem III.4). Năm 2019, Tổng công ty Saigontourist đã đón tiếp và phục vụ hơn 3 triệu lượt khách, tăng 6,4% so với năm 2018. Trong đó có 1,131 triệu lượt khách lữ hành, tăng 5,7% so với năm 2018.
Khả năng tự cung cấp
Khách du lịch đang sử dụng phương tiện truyền thông làm tăng sức mạnh mặc cả của người mua theo mô hình Porter (UKEssays, 2018)33. Trung thành của du khách sẽ giảm nếu doanh nghiệp không gây ấn tượng sâu sắc. Điều này gây sức ép cho doanh nghiệp phải suy nghĩ cách để mang lại dịch vụ thực sự khác