L ỜI NÓI ĐẦ U
5. Tình hình thị trường của PE trên thế giới và việt nam
5.1. Trên thế giới
Châu Á và Trung Quốc là hai khu vực có tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ PE lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ PE của châu Á và đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng trưởng lần lượt khoảng 10% và 17,8% giai đoạn 2018 – 2022. Nguyên nhân do châu Á là khu vực có quy mô dân số lớn nhất trên thế giới, cùng với đó là tăng trưởng kinh tếnhanh hơn các khu vực khác khiến cho nhu cầu chi tiêu của người dân cũng tăng theo dẫn đến gia tăng nhu cầu tiêu thụ PE.
Bắc Mỹ và Trung Đông là hai khu vực cung cấp nguyên liệu PE cho khu vực châu Á. Nhìn vào cung cầu PE tại các khu vực có thể thấy khu vực châu Âu có thể tựđáp ứng được nhu cầu tiêu thụ PE của mình khi sản lượng PE sản xuất có thểđáp ứng được khoảng 83% nhu cầu năm 2018 và kỳ vọng có thểđáp ứng được 95% nhu cầu năm 2022. Trong khi đó, tại khu vực châu Á – khu vực tiêu thụ PE nhiều nhất thế giới – sản lượng sản xuất PE chỉđáp ứng được 77% nhu cầu năm 2018. Phần PE thiếu hụt tại khu vực châu Á và Trung Quốc sẽ được cung cấp chủ yếu bởi hai khu vực là Bắc Mỹvà Trung Đông – hai khu vực có lợi thế về chi phí sản xuất PE đi từ khí thiên nhiên.
96
5.2. Tại Việt Nam
Thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam không chỉ không sản xuất đủ sốlượng mà cơ cấu sản phẩm cũng không đủ đa dạng để đáp ứng được nhu cầu của hạ nguồn. Hiện tại thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam chỉ có khảnăng sản xuất 4 loại nguyên liệu là PVC, PP, PET và PS. Trong khi đó, hàng năm hạ nguồn ngành nhựa Việt Nam sử dụng đến 30 loại nguyên liệu nhựa nguyên sinh khác nhau và chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong sốhơn 30 loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu hàng năm, PE là loại nguyên liệu quan trọng nhất. Đây là loại nguyên liệu nhựa phổ biến nhất thế giới và hiện tại thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam chưa có khả năng sản xuất loại nguyên liệu này. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến mảng nhựa bao bì do PE là nguyên liệu quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm bao bì nhựa
Trong cơ cấu nguyên liệu nhựa nhập khẩu của Việt Nam, PE là nguyên liệu được nhập khẩu nhiều nhất cả về khối lượng lẫn giá trị. Lượng PE nhập khẩu năm 2017
97 ước đạt 1,5 triệu tấn với giá trị khoảng 1,9 tỷ USD chiếm lần lượt 31% và 26% trong cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu theo khối lượng và giá trị của ngành nhựa. Nguyên nhân do hiện tại thượng nguồn của ngành nhựa Việt Nam chưa sản xuất được nguyên liệu PE nên hạ nguồn phải phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu. PP cũng là một loại nguyên liệu phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu. Trong năm 2017, lượng PP nhập khẩu ước đạt 1,2 triệu tấn tương đương 1,4 tỷ USD chiếm lần lượt 25% và 20% trong cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu theo khối lượng và theo giá trị. PP cùng với PE là hai nguyên liệu chính được sử dụng trong mảng nhựa bao bì – mảng tiêu thụ nguyên liệu nhựa nhiều nhất ngành. Vì vậy nên nguyên liệu PP vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu mặc dù thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam đã sản xuất được nguyên liệu PP với công suất thiết kếnăm 2017 khoảng 150 nghìn tấn/năm.
98
Phần 8: Polyethylene terephthalate PET