+ Giữ cho môi trường trong của cơ thểđược ổn định. + Giúp cho cơ thể không bị nhiễm độc.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu là quan trọng nhất vì 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2) được cơ quan này thải ra ngoài.
2. Các đặc điểm cấu tạo của thận và đường dẫn nước tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu. bài tiết nước tiểu.
* Đặc điểm cấu tạo của thận phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu.
- Thận cấu tạo từ các đơn vị chức năng. Đơn vị chức năng là nơi xảy ra quá trình lọc chất bả từ máu.
- Mỗi đơn vị chức năng thận có một mạng lưới mao mạch mang chất bảđến.
- Số lượng đơn vị thận rất nhiều (có khoảng 1 triệu đơn vị ỏ mỗi quả thận) giúp thận có thể lọc nhiều chất bả từ máu.
- Thận có bể thận là nơi tập trung nước tiểu tạo ra từ các đơn vị chức năng của thận. * Đặc điểm cấu tạo của đường dẫn nước tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu. - ống dẫn tiểu: Cấu tạo ống rỗng để dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái: có thành cơ có khả năng co rút đểđẩy nước tiểu xuống ống đái.
- ống đái: có cơ trơn và cơ vân có khả năng co dãn đểđào thải nước tiểu khi cần thiết. - Bóng đái và cơ thắt ống đái có mạng thần kinh phân bố có thể tạo cảm giác buồn tiểu khi lượng nước tiểu trong bóng đái nhiều và gây phản xạ bài xuất nước tiểu.
3. Các giai đoạn trong sự tạo thành nước tiểu
a. Lọc máu tạo nước tiểu đầu
Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30 - 40A0, các tế bào máu và Prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại tròng máu. còn nước, muối khoáng, đường glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như: Urê, axit Uric qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch vào nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Quá trình này xảy ra được là do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định luật khuếch tán.
b. Tái hấp thụ các chất
Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như: Na+, Cl- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu, quá trình này sử dựng năng lượng ATP.
c. Bài tiết tiếp
Các chất cặn bả như: Ure, axit Uric, các chất thuốc, các chất thừa như: H+, K+, … được bài tiết tiếp vào đoạn sau của ống thận để tạo ra nước tiểu chính thức. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Quá trình này sử dựng năng lượng ATP.
4. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn Chứa ít các chất cặn bả và các chất độc Chứa nhiều các chất cặn bả và các chất độc Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng Gần như không còn các chất dinh dưỡng
5. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng: bảo vệ, điều hòa thân nhiệt, bài tiết. nhiệt, bài tiết.
a. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng bảo vệ cơ thể
- Các tế bào bạch cầu trong mạch máu có chức năng bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào và tạo kháng thể
- Khi da bị nhiễm trùng các mạch máu của da dãn ra. Lượng máu di chuyển qua da nhiều hơn, mang nhiều tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt vi khuẩn.
b. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng điều hòa thân nhiệt
- Khi trời nóng, các mạch máu da dãn ra, máu lưu thông qua mạch nhiều hơn mang nước và các chất đến các tuyến mồ hôi để tổng hợp nhiều mồ hôi chứa nước bài tiết ra môi trường, nước được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường giúp cơ thể chống nóng.
- Ngược lại, khi trời lạnh, các mạch máu da co lại, để làm giảm lượng nước qua da, hạn chế bài tiết nước qua mồ hôi để giữ nhiệt cho cơ thể giúp cơ thể chống lạnh.
c. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng bài tiết cho cơ thể
- Mạch máu mang chất bảđến tuyến mồ hôi để tạo mồ hôi bài tiết qua da.
mặt da. ********************************************* Ngày soạn: 03/10/2011 Ngày giảng: 07/10/2011 Buổi 11 (tiết 31,32,33) CHUYÊN ĐỀ 6 BÀI TIẾT - DA A- Mục tiêu: 1. Kiến thức
- Vai trò các hệ cơ quan trong sự TĐC. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
- Khái niệm chuyển hóa, so sánh đồng hóa và dị hóa. - Thế nào là chuyển hóa cơ bản, ý nghĩa thực tiễn.
- Hệ thần kinh và các tuyến nội tiết đã ảnh hưởng như thế nào đến chuyển hóa vật chất và năng lượng.
2. Kỹ năng: Vận dụng kt, giải thích hiện tượng thực tế.
B- Nội dung bồi dưỡng