3. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ loài A.bockiana
Cao chiết ethanol (M1, M2, M3), cao ethyl acetate (M4, M5, M6) và cao dichloromethane (M7, M8, M9) từ loài A. bockiana được sử dụng để thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn ở 3 nồng độ tương ứng là 20; 60 và 200 µg/ml. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ loài A. bockiana
V i Đường kính vòng kháng khuẩn (D - M 1 M2 M3 M4 5M M6 M7 M8 M9 B. su bti 6, 7 0 7 7, 15,7 7, 11,0 2,2 9,3 13, 24,0 , 0, 0, 0, ,0 ± 0, 0, 0, 0, S. 0 7, 13 5 6, 14 8, 11 14
G
hi c h ú :
- DMSO và H2O là đối chứng.
- M1, M2, M3: Cao ethanol lần lượt ở các nồng độ 20; 60 và 200 µg/ml. - M4, M5, M6: Cao ethyl acetate lần lượt ở các nồng độ 20; 60 và 200 µg/ml. - M7, M8, M9: Cao dichloromethane lần lượt ở các nồng độ 20; 60 và 200 µg/ml. Cao ethanol, cao ethyl acetate và cao dichloromethane đều thể hiện được hoạt
tính kháng vi khuẩn B. subtilis ở cả 3 nồng độ. Hoạt tính kháng vi khuẩn B. subtilis tăng dần từ nồng độ 20 µg/ml, tiếp theo là nồng độ 60 µg/ml và mạnh nhất là nồng độ 200 µg/ml. Đường kính vòng kháng khuẩn dao động khoảng từ 6,7-24 mm Trong đó, cao chiết dichloromethane ở nồng độ 200 µg/ml có hoạt tính kháng B. subtilis cao nhất, đường kính vòng kháng khuẩn đạt khoảng 24 mm (Hình 3.4).
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết đối với vi khuẩn B. subtilis
Với vi khuẩn L. plantarum, cả ba loại cao chiết đều có hoạt tính kháng khuẩn ở
các nồng độ khảo sát. Đường kính vòng kháng khuẩn thu được nằm trong khoảng từ
3- 21,3 mm. Hoạt tính kháng vi khuẩn L. plantarum thấp nhất ở nồng độ 20 µg/ml, tiếp theo là nồng độ 60 µg/ml và cao nhất là nồng độ 200 µg/ml. Trong đó, cao dichloromethane có hoạt tính kháng vi khuẩn L. plantarum mạnh hơn so với cao ethanol và cao ethyl acetate. Ở nồng độ 200 µg/ml đường kính vòng kháng vi khuẩn L. plantarum từ cao dichloromethane đạt khoảng 21,3 mm (Hình 3.5).
Đối với vi khuẩn E. coli, các cao chiết ở nồng độ 20 µg/ml không có hoạt tính kháng khuẩn. Hoạt tính kháng vi khuẩn E. coli có được khi cao chiết ở nồng độ 60 µg/ml đối với cao ethyl acetate và nồng độ 200 µg/ml đối với cao ethanol và dichloromethane. Tuy nhiên, hoạt tính có được của các loại chiết đối với vi khuẩn
E. coli là yếu, đường kính vòng kháng khuẩn chỉ đạt khoảng 4,3-10,3 mm của cao chiết ethyl acetate (Hình 3.6).
Hình 3.6. Hoạt tính kháng của cao chiết đối với vi khuẩn E.coli
Đối với vi khuẩn S. marcescens, các cao chiết ở các nồng độ khảo sát đều có hoạt tính kháng khuẩn, ngoại trừ cao ethanol nồng độ 20 µg/ml không có hoạt tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, hoạt tính kháng vi khuẩn S. marcescens có được của cao ethanol ở nồng độ 60; 200 µg/ml; cao ethyl acetate và cao dichloromethane ở nồng độ 20; 60; 200 µg/ml chỉ đạt ở mức thấp hoặc trung bình. Đường kính vòng kháng khuẩn có được dao động trong khoảng từ 5-14,3 mm (Hình 3.7).
Hình 3.7. Hoạt tính kháng của cao chiết đối với vi khuẩn S. marcescens
Đối với vi khuẩn S. lutea, cả ba loại cao chiết đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn khá mạnh ở các nồng độ 20; 60; 200 µg/ml và cao hơn so với các loại vi khuẩn được khảo sát. Đường kính vòng kháng khuẩn dao động trong khoảng từ 16-29,7 mm. Hoạt tính kháng vi khuẩn S. lutea mạnh nhất đối với cao ethyl acetate ở nồng độ 200 µg/ml, tiếp đến là cao dichloromethane và ethanol (Hình
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây A. bockiana với 5 loài vi khuẩn kiểm định cho thấy: (1) cao chiết ethanol có khả năng ức chế 4 loài vi khuẩn B. subtilis, S. marcessens, S. lutea, L. plantarum. (2) Cao chiết ethyl acetae và dichloromethane có khả năng ức chế cả 5 loài vi khuẩn B. subtilis, S. marcessens, S. lutea, L. plantarum, E. coli. (3) Cao chiết dichloromethane và ethyl acetae có khả năng ức chế tốt hơn cao chiết ethanol. Như vậy, hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết bằng ethyl acetae và dichloromethane tốt hơn so với cao chiết bằng ethanol.
Hình 3.8. Hoạt tính kháng của cao chiết đối với vi khuẩn S. lutea
So sánh với hoạt tính kháng khuẩn của loài Adinandra lienii thuộc cùng chi
Adinandra đã được tác giả Nguyễn Hữu Quân và cộng sự công bố, ta thấy 3 cao chiết ethyl acetate từ loài A. bockiana có hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn cao chiết từ ethyl acetate của loài A. lienii. Vì vậy, đối với loài A. bockiana có thể sử dụng 2 loài cao chiết từ dung môi ethyl acetate và dichloromethane để tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học.