Các giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng văn phòng cấp ủy (Trang 36 - 40)

2- Nội dung thực hiện của đề án

2.4. Các giải pháp thực hiện đề án

Tích cực chủ động trong công tác tham mưu, tranh thủ sự ủng hộ, thống nhất của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện trong việc ra quyết định để tổ chức thực hiện đề án.

Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo trình, các chuyên đề, giảng viên để tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ Văn phòng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của cấp ủy.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo từng giai đoạn. Thành lập Ban tổ chức lớp học theo quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tác dụng, hiệu quả của đề án. Kết quả thực hiện phải được phổ biến rộng rãi trong cơ quan, các đơn vị có liên quan. Đồng thời, đánh giá, biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình và thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng nhằm đáp ứng yêu cầu tham mưu, phục vụ cho cấp ủy ngày càng có hiệu lực hiệu quả.

2.4.2. Các giải pháp cụ thể: Phổ biến và triển khai thực hiện đề án (các nội

dung cụ thể) và xác định đối tượng cần thực hiện đề án theo từng giai đoạn cụ thể:

a. Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin cho công chức, viên chức Văn phòng Huyện ủy

Duy trì hoạt động mạng công nghệ thông tin diện rộng của Đảng (mạng LAN) đảm bảo thường xuyên, liên tục. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Huyện ủy Đầm Hà. Việc tin học hóa quy trình xử lý văn bản phải nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, có sự thống nhất từ Văn phòng Tỉnh ủy, đến cấp huyện và các xã, thị trấn (phấn đấu đến các chi bộ cơ sở). Cán bộ, công chức chuyên môn cần được thường xuyên tập huấn và có trách nhiệm quản lý, sử dụng, cập nhật văn bản, thông tin và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung.

* Mở 02 lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin: 01 lớp dành cho

đối tượng là các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, cán bộ phụ trách Văn phòng cấp ủy các chi, đảng bộ cơ sở; 01 lớp dành cho lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các ban Đảng, Văn phòng Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Số lượng: + Lớp 1 = 102 người. + Lớp 2 = 55 người. - Thời gian: 5 ngày/ lớp

- Đối tượng thụ hưởng: các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, cán bộ phụ trách Văn phòng cấp ủy các chi, đảng bộ cơ sở; lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các ban Đảng, Văn phòng Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Nội dung chuyên đề: 5 chuyên đề: Chuyên đề 1: Hệ điều hành;

Chuyên đề 2: Làm quen với WRITER; Chuyên đề 3: Soạn thảo văn bản; Chuyên đề 4: Bảng biểu;

Chuyên đề 5: Hộp thư điện tử và in ấn; - Phân công giảng viên và viết chuyên đề. - Thực hiện giảng dạy trên máy tính. - Viết thu hoạch và chấm thu hoạch.

- Tổng kết, cấp chứng chỉ của Trung tâm Bồi dưỡng huyện.

b. Đề xuất, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Văn phòng cấp ủy

Đẩy mạnh công tác tham mưu tổng hợp giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo công tác phục vụ hội nghị của cấp ủy. Chú trọng công tác biên soạn các văn bản, công tác văn thư, lưu trữ của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, am hiểu công tác Đảng. Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung

nghiệp vụ cho cán bộ văn phòng huyện ủy phù hợp với nhiệm vụ được phân công công tác.

* Mở 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Văn phòng cấp ủy: dành cho đối tượng

là các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, cán bộ phụ trách Văn phòng cấp ủy, kế toán các chi, đảng bộ cơ sở; lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Huyện ủy.

- Số lượng: 145 người/lớp. - Thời gian: 5 ngày/lớp.

- Đối tượng thụ hưởng: các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, cán bộ phụ trách Văn phòng cấp ủy, kế toán các chi, đảng bộ cơ sở; lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Huyện ủy.

- Nội dung chuyên đề: 8 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy;

Chuyên đề 2: Xây dựng chương trình công tác của cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy;

Chuyên đề 3: Công tác phục vụ hội nghị cấp ủy, Ban Thường vụ và Thường trực cấp ủy;

Chuyên đề 4: Văn bản của Đảng và biên soạn một số văn bản của cấp ủy; Chuyên đề 5: Công tác thông tin phục vụ cấp ủy;

Chuyên đề 6 : Công tác văn thư, lưu trữ của Đảng; Chuyên đề 7 : Công tác tài chính của Đảng;

Chuyên đề 8 : Công tác xử lý đơn thư, tiếp dân của văn phòng cấp ủy. - Phân công giảng viên và viết chuyên đề.

- Thực hiện giảng dạy.

- Viết thu hoạch và chấm thu hoạch.

- Tổng kết, cấp chứng chỉ của Trung tâm bồi dưỡng huyện.

Mua sắm thêm trang thiết bị nhằm hiện đại hóa hoạt động văn phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tạo môi trường làm việc thuận lợi.

Nâng cấp hệ thống thông tin, trang bị thêm máy tính cho các ban Đảng, Đảng ủy các xã, thị trấn.

Mua sắm mới bàn nghế, quạt điện.

Mua sắm tủ, giá đựng tài liệu trong kho lưu trữ.

d. Phân công, sắp xếp, bố trí cán bộ cho phù hợp với chuyên môn (xác định vị trí việc làm); bố trí các phòng làm việc hợp lý theo mô hình khép kín

Phân công lại cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ, chuyên viên tổng hợp. Bố trí cán bộ làm các bộ phận hành chính quản trị kiêm nhiệm thêm một số công tác khác; tạo điều kiện để cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp có thời gian tập trung nghiên cứu chuyên sâu nâng cao chất lượng văn bản phục vụ cấp ủy. Sắp xếp các phòng làm việc phù hợp với từng bộ phận để rút ngắn các bước công việc.

e. Đánh giá kết quả thực hiện, đồng thời sửa đổi, bổ sung quy chế phối

hợp giữa Văn phòng Huyện ủy với các cơ quan, đơn vị liên quan và các chi, đảng bộ cơ sở, nhất là quy chế phối hợp giữa Văn phòng Huyện ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong công tác tham mưu, phục vụ các hoạt động của cấp ủy.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng văn phòng cấp ủy (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w